Bản đồ do tác giả chụp vệ tinh từ wikipediamap rồi vẽ lại các đường ranh giới sau khi tham khảo nhiều người làng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI LÀNG NGHỀ NINH HIỆP (Trang 30 - 32)

30

tại Ninh Hiệp có gì đặc biệt so với các làng nghề khác? Sau đây tác giả xin đưa ra một vài điểm khác biệt.

Mô hình sản xuất hộ gia đình tại làng nghề Ninh Hiệp với đặc trưng là sự chuyên môn hóa cao lên tới trình độ chuyên nghề và phân công lao động khá rõ ràng khiến cho năng suất lao động vượt trội. Ví dụ đối với một xưởng in thủ công ở xóm IV, diện tích khoảng 800m2 và 3 người lao động chính, xưởng in này đảm nhiệm khâu in cho 5-6 hộ gia đình sản xuất áo phông trong làng. Nếu phân tích chi tiết hơn, chúng ta có thể thấy chuỗi giá trị của việc sản xuất một chiếc áo sơ mi sẽ được phân phối đều cho từng hộ gia đình một cách rất hợp lý. Điều này sẽ được phân tích kĩ hơn ở phần 1.2 phần II.

1.2 Mô hình sản xuất, kinh doanh của từng ngành:

Nếu như ở 2.1 phần I tác giả đã giới thiệu qua một mô hình sản xuất kinh doanh cơ bản, giản lược của làng nghề Việt Nam, thì ở phần này, tác giả sẽ phân tích mô hình sản xuất, kinh doanh của từng ngành nghề tại Ninh Hiệp. Qua phân tích này, tác giả sẽ làm rõ hơn quá trình phân phối giá trị vào các hộ gia đình dựa trên mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter.

1.2.1 Mô hình sản xuất, kinh doanh hàng may mặc tại Ninh Hiệp.

Ngay từ khi Nhà nước cho phép mở cửa buôn bán với nước ngoài, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thị trường, các cơ sở sản xuất tư nhân được phép trực tiếp xuất khẩu... thương nhân Ninh Hiệp đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội để mở rộng hoạt động. Họ trực tiếp mở rộng quan hệ buôn bán vải sang Trung Quốc, Hồng Kông, Campuchia... qua con đường xuất nhập khẩu tiểu ngạch.

Ngoài nguồn cung cấp vải trong nước chủ yếu từ Hà Nội, các hộ buôn bán vải lớn tại Ninh Hiệp đều có những vệ tinh đầu vào từ Trung Quốc, Hồng Kông. Còn những hộ buôn nhỏ không có vốn thì mua lại hàng tồn, hàng ế để bán lẻ cho người tiêu dùng, chưa bao giờ bị lỗ cả. Thị trường đầu ra cho những người bán vải ở Ninh Hiệp thì vô cùng, trải dài từ Bắc vào Nam, từ chợ Đồng Xuân, sân bay Nội Bài, Nha Trang, đến thành phố Hồ Chí Minh... Ngoài bán buôn thương nhân Ninh Hiệp còn bán lẻ thông qua hoạt động vô cùng sầm uất của chợ vải Ninh Hiệp (chợ Nành)_ là chợ vải lớn nhất nước, là trạm trung chuyển vải khổng lồ của các tỉnh phía bắc. Ngày nay chợ Ninh Hiệp đã được mở rộng ra phía ngoài hình thành khu phố chợ với những cửa hàng khang trang, là nơi tập trung kinh doanh buôn bán vải của thương nhân, nhóm kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân theo hình

thức bán buôn, bán lẻ, đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Chợ Ninh Hiệp đáp ứng mọi nhu cầu về vải cho khách hàng, từ vải trong nước đến vải Trung Quốc, vải nhập ngoại cao cấp. Người tiêu dùng từ người mua lẻ đến mua buôn từ lâu vẫn rất thích mua vải ở Ninh Hiệp vì “mua tận gốc bán tận ngọn22”. Có những người Ninh Hiệp sáng sớm đã sang Hà Nội lấy hàng, chiều lại giao hàng cho khách ở Hà Nội về lấy. Ninh Hiệp đã có uy tín với khách hàng như vậy. Không chỉ có vậy, nói đến chợ Ninh Hiệp không thể không nhắc đến hàng trăm vệ tinh khác của nó ở Hà Nội và các tỉnh khác. Riêng ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) phải có đến hơn 30023 quầy hàng là của người Ninh Hiệp. Từ Bắc vào Nam nơi nào cũng có đại lý của người Ninh Hiệp. Ngoài mặt hàng truyền thống là vải, những năm gần đây, Ninh Hiệp còn mở rộng nghề gia công may mặc, quần áo may sẵn cũng đã trở thành mặt hàng quan trọng đứng sau vải trong hoạt động kinh doanh tại Ninh Hiệp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI LÀNG NGHỀ NINH HIỆP (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w