Tính giá nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam (Trang 31 - 34)

Tính giá nguyên vật liệu là việc xác định giá trị NVL để ghi sổ kế toán. NVL được tính theo giá thực tế. Giá thực tế NVL là toàn bộ chi phí để có

được hàng tồn kho ở trạng thái hiện tại, thường bao gồm giá mua và chi phí khác.

* Đối với NVL nhập kho

Tổng công ty Giấy Việt Nam tính giá NVL nhập kho theo giá thực tế. NVL tại Tổng công ty được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là mua ngoài. Với mỗi nhà cung cấp khác nhau thì giá mua và chi phí thu mua là khác nhau. Chính vì vậy, việc hạch toán chính xác giá trị NVL mua về đòi hỏi phải được thực hiện một cách chặt chẽ, cẩn thận.

Đối với NVL mua ngoài: giá thực tế nhập kho là giá mua ghi trên hóa đơn của người bán và chi phí thu mua khác trừ đi các khoản được giảm trừ (nếu có).

Giá thực tế NVL nhập kho được tính như sau:

Giá thực tế Giá mua Thuế Chi phí Chiết khấu NVL nhập = ghi trên + nhập + thu - thương mại và trong kỳ hóa đơn khẩu mua giảm giá hàng mua

Chi phí thu mua bao gồm: chi phí bốc dỡ, chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển, tiền thuê kho bãi, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, công tác phí cho cán bộ thu mua, giá trị vật liệu hao hụt (nếu có). Nếu NVL nhập kho là mua ngoài theo hình thức mua trọn gói thì chi phí thu mua đã tính ngay trong giá mua. Khi NVL về nhập kho, kế toán tính ngay được giá thực tế của số NVL đó.

Đối với NVL thuê ngoài chế biến:

Giá thực tế NVL Giá trị NVL Chi phí thuê ngoài chế biến = xuất để + chế biến nhập kho trong kỳ chế biến khác

Đối với phế liệu thu hồi nhập kho:

* Đối với nguyên vật liệu xuất kho

Tổng công ty Giấy Việt Nam sử dụng phương pháp giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ để xác định giá trị NVL xuất kho. Giá thực tế NVL xuất trong tháng được tính như sau:

Giá thực tế Số lượng Giá thực tế NVL xuất = NVL xuất x bình quân trong tháng trong tháng cả kỳ dự trữ

Giá thực tế Giá thực tế vật liệu + vật liệu Giá thực tế tồn đầu kỳ nhập trong kỳ bình quân =

cả kỳ dự trữ Số lượng Số lượng vật liệu + vật liệu tồn đầu kỳ nhập trong kỳ

Như vậy, theo phương pháp này, NVL tại thời điểm xuất kho chỉ có thể xác định về mặt số lượng. Cuối tháng, khi kế toán NVL tính giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ thì mới xác định được tổng giá trị NVL xuất trong tháng.

VD1: Tình hình nhập - xuất - tồn của Bạch đàn bộ 2m P ≥ 4cm tháng 12/2007 tại Tổng công ty Giấy Việt Nam như sau:

Tồn đầu kỳ: Số lượng: 242,52 tấn Giá trị: 119.816.595 đồng

Bảng số 2.1: Tình hình nhập - xuất - tồn của Bạch đàn bộ 2m P 4cm tháng 12 tại Tổng công ty Giấy Việt Nam

Ngày tháng Nhập Xuất

Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Thành tiền 12/12 16,76 500.000 8.380.000

14/12 32,42 500.000 16.210.000 17/12 231,083 500.000 115.541.500

19/12 13,66 500.000 6.830.000 25/12 38,38 500.000 19.190.000 27/12 12,22 500.000 6.110.000 31/12 233,117 500.000 116.558.500 31/12 787,68 Tổng 577,64 288.820.000 787,68 Giá thực tế 119.816.595 + 288.820.000 bình quân = = 498.240,0934 cả kỳ dự trữ 242,52 + 577,64 Giá thực tế Bạch đàn bộ 2m P ≥ 4cm = 498.240,0934 x 787,68 = 392.453.756,8 xuất ngày 31/12

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam (Trang 31 - 34)