Cây trồng khác

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại Bắc Kạn, Vĩnh Phúc (Trang 35 - 37)

III. Đóng góp mới của Đề tài

1.5.2.3. Cây trồng khác

Bao gồm rơm, thân cây ngô già, cây lạc,… loại thức ăn này thƣờng có hàm lƣợng xơ cao (20 - 35 % tính trong chất khô) và tƣơng đối nghèo chất dinh dƣỡng.

* Rơm (Orysa sativa L):

Việt Nam là nƣớc sản xuất lúa gạo lớn thứ hai trên thế giới với sản lƣợng thóc trên 30 triệu tấn/ năm. Nếu tính mỗi kg lúa gạo sản xuất ra sẽ đi kèm 0,8 - 1 kg rơm thì Việt Nam có khoảng 25 - 30 triệu tấn rơm mỗi năm, đây là nguồn thức ăn có tiềm năng lớn. Ở nƣớc ta, rơm chiêm đƣợc thu hoạch vào tháng 5-6, rơm mùa vào tháng 9-10, rơm lúa xuân vào tháng 3 - 4 và rơm lúa vụ thu vào tháng 7- 8. Trong đó rơm mùa là phổ biến nhất, vì thời vụ này dễ dàng phơi và dự trữ tốt nhất cho bò. Cả nƣớc ta có khoảng 40 triệu tấn rơm để làm thức ăn cho gia súc. Rơm thƣờng chứa ít chất dinh dƣỡng, hàm lƣợng prôtêin có khoảng 2 -3%, chất béo từ 1 -2%, vitamin và khoáng thƣờng cũng nghèo nhƣng xơ cao (từ 31- 33%) song nó rất cần cho gia súc khi cỏ tƣơi và cỏ khô ít hoặc không có. Bởi vậy, rơm là nguồn thức ăn cần thiết cho trâu bò vào mùa cây cỏ xanh hiếm (đông xuân).

* Ngô (Zea mays L):

Có thể toàn bộ sản phẩm của cây ngô đƣợc sử dụng cho bò. Tuy nhiên có thể tận dụng lá, thân, vì ngƣời ta có thể thu bắp khi còn non (ngô bao tử), khi hạt chín sáp (ngô nếp để luộc), khi hạt đã chín khổ (ngô già). Trong 1kg thân lá ngô đã thu bắp có 600- 700g chất khô, 60-70g prôtêin, 280 - 300g xơ. Ngô là cây thức ăn quan trọng ở Việt Nam, dùng làm lƣơng thực cho ngƣời, thức ăn tinh cho gia súc; là cây hằng năm, thân thẳng và đơn độc. Sinh trƣởng nhanh có thể thu hoạch trong thời

gian ngắn. Ngô thích nghi với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, có thể sống ở một số loại đất, nhƣng tốt nhất là đất tốt, thoát nƣớc. Năng suất chất xanh của ngô thƣờng thay đổi tùy theo mục đích sử dụng và mật độ gieo trồng. Nếu thu hoạch làm thức ăn xanh sau 40 - 50 ngày cho năng suất 12,6 tấn /ha. Sau 4 - 5 tháng cho 25 - 40 tấn/ ha và nếu đất tốt tới 100 - 200 tấn /ha xanh hay hơn, nhƣng ở vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 8 - 70 tấn /ha xanh hay 2 - 20 tấn chất khô /ha [26].

* Phụ phẩm dứa (Ananas sativa schult):

Phụ phẩm dứa bao gồm chồi và ngọn của quả dứa, vỏ cứng bên ngoài, vụn nát trong quá trình chế biến, bã dứa ép. 1 tấn dứa đƣa vào chế biến có 0,25 tấn chính phẩm, 0,75 tấn phụ phẩm; dứa đƣa vào đóng hộp cho 0,35 tấn chính phẩm, 0,65 tấn phụ phẩm, hiện nay chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi.

Đặc điểm của loại sản phẩm này là chất xơ cao, nghèo prôtêin, hàm lƣợng đƣờng dễ tan cao nên thuận lợi cho quá trình lên men, có thể ủ chua.

* Ngọn lá mía (Saccharum officinarum L):

Khi thu hoạch, phần ngọn lá còn xanh chiếm 10- 12% tổng sinh khối của cây mía. Ƣớc tính hiện nay có khoảng 1,5 triệu tấn, có tỷ lệ xơ cao 40 - 43%, nhƣng chứa dẫn xuất không đạm thích hợp cho quá trình ủ chua.

* Cây lá lạc (Arachis hypogea L):

Khi thu hoạch lạc củ, cây lá vẫn còn xanh và giàu chất dinh dƣỡng, tỷ lệ prôtêin từ 15 - 16%. Bình quân một sào lạc có thể thu 300 - 400kg thân, lá. Đây là nguồn thức ăn lớn có giá trị cho vật nuôi, có thể phơi khô, nghiền nhỏ kết hợp với các loại thức ăn khác để chăn nuôi lợn, có thể ủ chua hoặc sử dụng tƣơi cho trâu bò. Tuy nhiên vụ thu hoạch vào khoảng tháng 6 - 7 âm lịch có nhiều mƣa nên rễ bị hỏng.

* Ngọn lá sắn (Manihot esculanta Crantz):

Ƣớc tính hàng năm nƣớc ta có khoảng 1 triệu tấn ngọn lá sắn tƣơi, sau thu hoạch củ chỉ có một số ít đƣợc sử dụng. Ngọn lá sắn giàu prôtêin, có từ 18 - 20% vật chất khô, nhƣng lại chứa độc tố xyanoglucozit làm chậm lớn hoặc có thể gây chết khi hàm lƣợng này cao, tuy nhiên ủ chua có thể loại bỏ gần nhƣ hoàn toàn

độc tố này. Bình quân một sào sắn có thể thu đƣợc 200 - 250kg ngọn sắn lá tƣơi. Đây cũng là nguồn thức ăn có giá trị cho chăn nuôi.

* Bã bia:

Bã bia là sản phẩm tách ra sau khi lên men bia, phần nƣớc đƣợc sử dụng làm bia, còn bã chứa các chất dinh dƣỡng, các chất lên men.

Thành phần của bã bia: nƣớc 75-80%; prôtêin thô 5%; lipit 2%; xơ 5%; khoáng 0,8%... Bã bia là thức ăn chứa nhiều nƣớc, có mùi thơm và vị ngon, đặc biệt là hàm lƣợng đạm trong bã bia cao. Bã bia đƣợc coi là thức ăn bổ sung đạm, xơ. Bã bia khi gia súc ăn vào có tác dụng kích thích vi sinh vật phân giải xơ trong dạ cỏ phát triển, có thể bổ sung khẩu phần ăn là rơm cho kết quả tốt. Ngoài ra bã bia còn chứa các sản phẩm lên men có tác dụng kích thích tính ngon miệng và kích thích tiết sữa tốt.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại Bắc Kạn, Vĩnh Phúc (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)