Vấn đề sử dụng và thoái hoá đồng cỏ

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại Bắc Kạn, Vĩnh Phúc (Trang 30 - 32)

III. Đóng góp mới của Đề tài

1.4.Vấn đề sử dụng và thoái hoá đồng cỏ

Trong thực tế hiện nay đồng cỏ luôn luôn bị thay đổi do tác động thƣờng xuyên của con ngƣời, vì đồng cỏ đã và đang là đối tƣợng hoạt động kinh tế nông nghiệp của loài ngƣời. Làm sáng tỏ nguồn gốc của đồng cỏ và những quy luật biến đổi của nó do tác động của loài ngƣời, là điều kiện cần thiết làm cơ sở cho những biện pháp sử dụng hợp lý đồng cỏ.

Hiện nay, trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả cũng nhƣ thảo nguyên của các vùng khác nhau. Ở Liên bang Nga đã tích luỹ khá nhiều tƣ liệu của đới thảo nguyên và bán hoang mạc: G.I.Vusoxki (1915) đã xác định 4 giai đoạn thoái hoá của thực bì thảo nguyên dƣới tác động của chăn thả. Patrôtxki (1917) nghiên cứu đới nam của thảo nguyên Stipa longifolia, ông phân chia một số giai đoạn thoái hoá khác nhau. Nó bao gồm cả giai đoạn chăn thả hay không chăn thả đƣợc.

G.I.Popov (1931) khi nghiên cứu thảm thực vật trong đới phụ thảo nguyên

Stipa, thuộc thảo nguyên nam Varonhet cho thấy các giai đoạn thoái hoá của thảm thực vật do chăn thả.

B.D.Andreev (1958) khi nghiên cứu các giai đoạn hình thành và thoái hoá của thực bì thảo nguyên ở nam Nga đã chia thành 8 giai đoạn: Giai đoạn đầu là sự chặt hạ và cuối cùng là sự hình thành thảm bào tử thực vật.

A.V.Abramtruk; P.L Gortriakopski (1980) khi đánh giá mức độ thoái hoá của các quần xã cỏ do tác động của con ngƣời ông đã đề ra bảng thang bậc riêng gồm có 3 mức, sự khác nhau giữa các mức là phụ thuộc vào mức độ thoái hoá do con ngƣời tạo ra (1 - ít; 2 - trung bình; 3 - nhiều).

Sự biến đổi các thảm thực vật (đồng cỏ) dƣớc tác động của yếu tố do con ngƣời tạo ra ở vùng nhiệt đới đã từ lâu trở thành vấn đề nóng bỏng cho nền kinh tế và cho chăn nuôi ở xứ nhiệt đới. Nhƣng những nghiên cứu về vấn đề này cho đến nay vẫn còn rất ít: Cooper I.P; Taiton N.M và Pleming G (1968); Dƣơng Hữu Thời (1981); Hoàng Chung (1981, 1983)...

Đồng cỏ vùng núi phía bắc Việt Nam là loại hình đồng cỏ thứ sinh. Đặc biệt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới đồng thời đồng cỏ ở đây phân bố chủ yếu ở vùng núi, các sƣờn đồi có độ dốc khá lớn (15- 400), nên vấn đề thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả là một trong những vấn đề nan giải hiện nay của các nhà nghiên cứu đồng cỏ bắc Việt Nam.

Những nghiên cứu về sự thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả ở Việt Nam hiện nay đã đƣợc Dƣơng Hữu Thời (1981) đề cập trong cuốn “Đồng cỏ Bắc Việt Nam” khi phân tích thành phần loài và các điều kiện sinh thái của đồng cỏ đã đề cập đến 2 nguyên nhân của sự thoái hoá đồng cỏ Bắc Việt Nam là do cƣờng độ chăn thả và điều kiện khí hậu.

Hoàng Chung (1981, 1983, 2003) sau hơn 10 năm nghiên cứu tại đồng cỏ ở vùng Thôm Luông (Ngân Sơn) đã phân tích ảnh hƣởng của sự chăn thả không có kế hoạch trên sự thay đổi thành phần loài, cấu trúc và năng suất của thảm cỏ và đã đƣa ra kết luận về quá trình thoái hoá đồng cỏ Bắc Việt Nam nhƣ sau:

quần xã cỏ ở đây, những thảm cỏ này dưới sự tác động thường xuyên nhưng không thật nặng nề của con người như chăn thả, đốt nương rẫy, sẽ dẫn tới hình thành loại hình đồng cỏ khô, á thảo nguyên và đồng cỏ. Khi chăn thả nặng nề hơn sẽ dẫn đến sự thay đổi phức tạp của thành phần loài ở từng quần xã, đó là sự thay đổi các loài đang mọc bằng những loài từ ngoài đi vào, loài bản địa bị thay thế bởi loài phổ biến rộng rãi, đồng thời đơn giản hoá cấu trúc quần xã, giảm bớt khoảng không phân bố của lớp phủ thực vật, giảm năng suất của nó.”

Trên cơ sở đó đã chia qúa trình thoái hoá đồng cỏ do sử dụng thành 5 giai đoạn: Bắt đầu từ trạng thái đồng cỏ đến giai đoạn hình thành savan cây bụi [11].

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại Bắc Kạn, Vĩnh Phúc (Trang 30 - 32)