Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dưong (Trang 48 - 50)

III, MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XDCB.

3, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hải Dương năm 2006 là một cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Với tỷ trọng 43% công nghiệp giữ vai trò quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp trong GDP chỉ còn là 27%, điều này chứng tỏ vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế của tỉnh không còn giữ vị trí quan trọng nữa nó đang dần được thay thế bằng công nghiệp và dịch vụ. Còn dịch vụ chiếm 30% trong cơ cấu GDP của tỉnh nó đang dần khẳng định vị trí của mình trong phát triển kinh tế.

Bảng 1.15: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương

1995 2000 2002 2004 2006

Tổng 100 100 100 100 100

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 40,6 34,8 32 28,3 27

Công nghiệp, xây dựng 34,9 37,2 39,6 42,4 43

Dịch vụ 24,5 28 28,4 29,3 30

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương

Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn là một ngành chính chiếm khoảng 70% giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong công nghiệp, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2006 là 19.092 tỷ đồng tăng 28% so với năm 2005. Điều này là một tín hiệu đáng mừng vì ngành công nghiệp có sự khởi sắc, giá trị sản xuất ngành không chỉ tăng về con số tuyệt đối mà còn tăng về số tương đối. Các ngành sản phẩm có giá trị tăng trưởng cao là công nghiệp chế biến, công nghiệp xây dựng, dệt may xuất khẩu. Các mặt hàng như xi măng, và một số mặt hàng thủ công đã khẳng định được vị trí và có sức cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Trong đó công

nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao, khoảng 76% giá trị sản xuất ngành công nghiệp.

Cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất, các ngành dịch vụ của Hải Dương cũng phát triển theo. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 220,5 triệu USD, trong đó xuất khẩu địa phương là 55,8 triệu USD, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 164,7 triệu USD. Một số nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao là thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến, giày các loại, hàng may mặc…

Cơ cấu lao động trong các ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng trong công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu lao động trong nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là: 82,35% - 8,99% - 8,66% vào năm 2000; đến năm 2006 thì cơ cấu lao động là 67,5 – 18,2% - 14,3%. Sự chuyển dịch này cũng chứng tỏ ngành công nghiệp và dịch vụ đã có được bước phát triển tích cực để có thể thu hút được lao động dư thừa trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang hoạt động trong hai ngành này. Tuy nhiên tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn chưa qua đào tạo vẫn còn khá lớn cho nên chưa đủ trình độ để có thể đáp ứng được yêu cầu làm việc của ngành công nghiệp và dịch vụ. Do vậy cần phải có chiến lược đào tạo sao cho phù hợp để tận dụng hết nguồn lao động dồi dào trong tỉnh là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với các cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dưong (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w