Vai trò nhân tố chủ quan trong việc bảo đảm định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nhân tố chủ quan với việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta hiện nay pot (Trang 25 - 38)

phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta

Sự lựa chọn và định hướng đất nước phát triển theo con đường XHCN là hợp với quy luật khách quan của lịch sử; là sự lựa chọn có tính đến đầy đủ các điều kiện khách quan trong nước và quốc tế của Đảng ta trong việc lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng đây là sự nghiệp đầy khó khăn và phức tạp.

Định hướng XHCN sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là một xu hướng khách quan, một khả năng khách quan. Nhưng xu hướng và khả năng đó không thể tự phát biến thành hiện thực. Hay nói cách khác sự nghiệp định hướng đó đòi hỏi sự nỗ lực rất cao vai trò của nhân tố chủ quan, của chủ thể. Đó là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của cả dân tộc. Do giới hạn và điều kiện nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung chủ yếu vào tìm hiểu vai trò định hướng chính trị trong phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, hai chủ thể có vai trò quan trọng nhất bảo đảm định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.

Đảng Cộng sản - nhân tố cơ bản bảo đảm quá trình định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.

Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội do nhân dân làm chủ; có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất

công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân [11, tr. 8-9]. Để xây dựng thành công một chế độ xã hội như vậy, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản "đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc" [19, tr. 14].

Nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, với sự đa dạng hóa các loại hình sở hữu, các hình thức sở hữu và cùng với việc mở cửa làm ăn với các nước có chế độ chính trị khác nhau sẽ làm xuất hiện, thậm chí tăng thêm các yếu tố tự phát TBCN. Không định hướng được sự phát triển kinh tế theo mục tiêu CNXH, nền kinh tế nước ta không tránh khỏi tự phát lên TBCN. Phải có sự định hướng một cách tự giác, kiên trì và kiên quyết thì nền kinh tế nhiều thành phần mới phát triển theo hướng XHCN được.

Nói đến định hướng XHCN nền kinh tế trước hết phải nói tới vai trò của Đảng cộng sản. Vai trò này của Đảng không chỉ thể hiện ở sự lựa chọn định hướng chính trị cho quá trình phát triển, không chỉ xây dựng mô hình kinh tế - xã hội cần hướng tới, mà còn cả việc tạo ra những điều kiện; những tiền đề cho việc hiện thực hóa mô hình đó trong hiện thực.

Chính trị và kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó kinh tế đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, trong điều kiện cách mạng nước ta hiện nay, như V.I.Lênin đã chỉ ra "chính trị không thể chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế" [27, 349]. Chính vì vậy để nền kinh tế nước ta phát triển theo đúng định hướng XHCN, Đảng trước hết phải xác định mục tiêu chính trị cho phát triển kinh tế.

Đảng lãnh đạo và định hướng chính trị trong phát triển nền kinh tế được thể hiện bằng các chủ trương, đường lối; bằng những định hướng lớn. Các chủ trương, nghị quyết, đường lối định hướng cho sự phát triển nền kinh tế của Đảng phải xuất phát từ thực tế của đất nước và tôn trọng các quy luật khách quan.

Chúng ta đều biết, không thể có CNXH nếu không có một cơ sở vật chất kinh tế hùng hậu; không có một lực lượng sản xuất phát triển. Trong khi đó, nền kinh tế nước ta cho tới nay vẫn còn là một trong những nước nghèo, trình độ phát triển của lực lượng

sản xuất còn thấp để tạo được cơ sở vật chất kinh tế cho CNXH, một mặt cần phải làm cho mọi tiềm năng to lớn của đất nước, của thế giới trở thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Nhưng đó không phải nền kinh tế đó phát triển theo hướng bất kỳ, mà là nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, nền kinh tế thực hiện: "dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức bất công tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc" 11, tr.8. Từ yêu cầu đó, đòi hỏi trong sự định hướng phát triển kinh tế, Đảng cần phải xuất phát từ thực trạng nền kinh tế với kết cấu đa thành phần, với nhiều hình thức sở hữu khác nhau; bao gồm nhiều chủ thể kinh tế có lợi ích khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Đảng phải dự báo được những vấn đề xã hội phát sinh trái với mục tiêu XHCN, do việc thực hiện lợi ích của các chủ thể kinh tế. Đảng cần có biện pháp giải quyết cho thích hợp, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Muốn vậy đòi hỏi trong định hướng phát triển kinh tế, từ ngay trong các đường lối, chính sách của Đảng, phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội; "Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và suốt cả quá trình phát triển" 13, tr.113.

Như vậy, vai trò nhân tố chủ quan của Đảng trong việc bảo đảm định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, một mặt cần nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế khách quan từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn; mặt khác phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế. Bởi vì, nếu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN là nhận thức và vận dụng đúng đắn lôgíc khách quan sự phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN, thì việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị là quá trình bảo đảm giữ vững định hướng chính trị quá trình phát triển đó.

Nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN là một cách làm mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử phát triển của thế giới cũng như của dân tộc ta. Vì vậy việc định hướng XHCN trong quá trình phát triển nền kinh tế, Đảng cần phải từng bước cụ thể hóa (lượng hóa) các yêu cầu phát triển xã hội; các tiêu thức phát triển xã hội trong từng

chính sách phát triển kinh tế; không thể chỉ nói và hô hào chung chung, mà phải xác định những mục tiêu cụ thể có tính khả thi, từng bước làm cho tính ưu việt của CNXH được cụ thể hóa từng bước trong tăng trưởng kinh tế. Nói cách khác trong quá trình xây dựng đường lối, Đảng cần có sự định tính và định lượng XHCN cho từng giai đoạn cụ thể, cho từng kế hoạch. Đó là, những chỉ tiêu phải được thực hiện, đồng thời những chỉ tiêu đó cũng là những tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá sự phát triển đúng hay chệch hướng

51, tr. 17.

Bảo đảm định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta, ngoài việc Đảng cần xây dựng đường lối phát triển đúng đắn và đúng hướng còn đòi hỏi trong chỉ đạo thực tiễn Đảng cần hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế đó của Nhà nước theo mục tiêu phục vụ lợi ích đa số nhân dân lao động. Thông qua chỉ đạo thực tiễn Đảng kịp thời phát hiện và uốn nắn những lệch lạc; kịp thời bổ sung và hoàn chỉnh những chính sách về mục tiêu xã hội trong phát triển nền kinh tế sao cho sự phát triển đó đúng định hướng XHCN.

Từ những nội dung đã được phân tích và đề cập trên đây cho thấy, để bảo đảm định hướng XHCN quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta, vai trò nhân tố chủ quan của Đảng đó là:

Bảo đảm tính chính trị trong sự phát triển kinh tế, làm cho kinh tế vừa có tốc độ tăng trưởng nhanh và năng suất lao động cao, có lực lượng sản xuất không ngừng lớn mạnh, vừa đi đúng hướng xã hội chủ nghĩa, hạn chế bất công và bóc lột, chăm lo và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Điều đó không chỉ thể hiện ở cấp Trung ương mà ở ngay từng tế bào của Đảng. Mọi tổ chức cơ sở Đảng, từng cán bộ và đảng viên có trách nhiệm làm cho tính định hướng chính trị của Đảng quán triệt trong toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội đó 58, tr. 49.

Nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN ở nước ta, được thực hiện trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang có sự hội nhập và toàn cầu hóa ở mức độ cao. Do đó, đòi hỏi trong định hướng sự phát triển kinh tế, một mặt Đảng phải chủ động mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa quan hệ;

mở rộng thị trường, tạo cơ hội cạnh tranh; tạo ra điều kiện để thu hút vốn, công nghệ tiên tiến nhằm thúc đẩy quá trình CNH, HĐH. Đối với một nền kinh tế kém phát triển như nước ta, thi hành chính sách mở cửa là biện pháp khắc phục khó khăn về vốn, về kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, về thị trường và kinh nghiệm quản lý một cách tốt nhất. Toàn cầu hóa là điều kiện khách quan tốt nhất, thuận lợi nhất cho chính sách mở cửa của chúng ta. Đóng cửa để phát triển kinh tế và xây dựng CNXH là không phù hợp với điều kiện hiện nay. Thực tiễn đã chứng minh, bằng luật đầu tư nước ngoài, đã thu hút nhiều nước tư bản và các công ty tư bản nước ngoài đầu tư vào nước ta, làm cho nền kinh tế nước ta có những bước tiến đáng kể. Chẳng hạn, so với 6% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thời kỳ 1988 - 1991, năm 1997 đạt tới 34% số dự án với 19% tổng giá trị tài sản, thu hút 40% lao động. Chỉ tính đến cuối năm 1997 đã có hơn 2000 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 30 tỷ USD, trong đó 1/3 đã được thực hiện [17, tr. 190]. Nhưng quá trình đó đòi hỏi Đảng phải quán triệt đầy đủ và giải quyết đúng đắn giữa phát triển kinh tế và an ninh quốc gia, giữ vững mục tiêu "Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội". Thực tiễn cho thấy, trong xu hướng toàn cầu hóa, lợi thế về kỹ thuật và vốn thuộc về các nước tư bản phát triển. Quá trình thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, giai cấp tư sản không từ bỏ âm mưu xóa bỏ chế độ XHCN của nó bằng biện pháp diễn biến hòa bình kinh tế. Nên trong phát triển kinh tế đối ngoại Đảng cần giữ vững và thực hiện vai trò lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của mình, không buông lỏng vai trò lãnh đạo, không mất cảnh giác trong quá trình hợp tác.

Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định việc bảo đảm định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Song điều đó không có nghĩa là Đảng trực tiếp can thiệp vào quá trình phát triển kinh tế. Vai trò của Đảng đó là vai trò định hướng chính trị, là hạt nhân lãnh đạo chính trị. Quyền lực của Đảng được thể hiện thông qua quyền lực của Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Để bảo đảm định hướng XHCN trong quá trình lãnh đạo phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, Đảng cần phải đổi mới phương thức lãnh đạo cho phù hợp với chức năng là "hạt nhân lãnh đạo chính trị". Phương thức lãnh đạo của Đảng có vai trò quan trọng.

Nếu chỉ có đường lối chủ trương đúng mà không có phương thức lãnh đạo phù hợp; không giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các tổ chức đoàn thể nhân dân, thì hiệu quả vẫn chưa cao, thậm chí có thể vô hiệu hóa cả đường lối, chủ trương. Vì vậy, cần phải có sự phân định chức năng và phương pháp thực hiện chức năng của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội một cách cụ thể, rõ ràng là điều cần thiết. Nhất là sự phân định chức năng lãnh đạo chính trị của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước 46, tr. 12.

Để đảm bảo có sự định hướng chính trị đúng đắn con đường phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, ngoài việc Đảng phải xây dựng đường lối chính trị định hướng cho sự phát triển kinh tế về hướng đi. Như: xác định phương hướng, mục tiêu phát triển cho từng thời kỳ; con đường và giải pháp thực hiện của nền kinh tế, Đảng còn phải thực hiện tốt khâu chỉ đạo thực tiễn. Quá trình chỉ đạo thực tiễn, Đảng phải lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị và guồng máy xã hội, mà trước hết là Nhà nước, tổ chức thực hiện bằng được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng đã đề ra. Trước mắt, Đảng cần lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa, luật pháp hóa các nghị quyết của Đảng; thiết kế tổ chức bộ máy; đào tạo, bố trí cán bộ, quản lý và rèn luyện cán bộ; kiểm tra thực tiễn các chủ trương, đường lối của Đảng. Đảng phải tăng cường tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận cách mạng nhất là lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp bách hiện nay, đó là công tác tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. Về vấn đề này, trước hết, Đảng cần lãnh đạo, thiết kế tổ chức bộ máy của Đảng cũng như các tổ trong hệ thống chính trị sao cho tinh gọn có đủ năng lực lãnh đạo, điều hành phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, phải làm cho Đảng và các tổ chức chính trị ngày càng gắn bó mật thiết với nhân dân, bảo vệ lợi ích thiết thực và chính đáng của quần chúng nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng chế độ mới. Nhất là việc chăm lo xây dựng Nhà nước mạnh - một Nhà nước thể hiện tập trung quyền làm chủ của nhân dân và là công cụ xây dựng, bảo vệ và phát triển nền dân chủ XHCN.

Nhà nước XHCN - nhân tố quyết định tổ chức thực hiện định hướng sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.

Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước trong nền kinh tế đó không chỉ là người quản lý nền kinh tế, mà còn có vai trò thực hiện định hướng và bảo đảm giữ vững quá trình định hướng sự phát triển nền kinh tế.

Trong sự phát triển của kinh tế đương đại, nhà nước có một vai trò cực kỳ to lớn. Thiếu sự quản lý, điều tiết của nhà nước, không có một nền kinh tế nào trong thời kỳ hiện nay (kể cả TBCN, cả XHCN) có thể ổn định và phát triển được. Kinh tế tăng trưởng hay suy thoái; Tăng trưởng kinh tế có gây ra sự phân cực, xung đột trong xã hội hay không, để nền kinh tế phát triển theo hướng nào v.v... phụ thuộc rất lớn vào sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế nước ta, phát triển lên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nhân tố chủ quan với việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta hiện nay pot (Trang 25 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)