0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Sự thực hiện lễ nghi và giáo luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ SỰ THỂ HIỆN CỦA NÓ Ở MỘT SỐ TÍN ĐỒ ĐẠO PHẬT HIỆN NAY DOC (Trang 53 -78 )

Từ thời xa xưa, người ấn Độ đã quan niệm rằng mục tiêu tối hậu, cứu cánh của tôn giáo là chân lý tuyệt đối và chân lý đó không thể đạt tới bằng nghiên cứu khái niệm đơn thuần. Chân lý đó phải được chứng ngộ, thể hội bằng cuộc sống tôn giáo, bằng thực hành tôn giáo. Đạo Phật cũng nhấn mạnh về sự thực hành biến triết lý thành hành động thực tế đưau đến sự biến đổi hoàn toàn về tư tưởng và hành động của con người nhằm đạt tới cuộc sống an nhiên, ung dung trước mọi thay đổi của thế giới và sự vật: Chính vì vậy, việc thực hiện lễ nghi và giới luật đạo Phật của tín đồ là một bộ phận quan trọng trong đời sống đạo của họ, thể hiện một cách sinh động quan niệm nhân sinh đạo Phật trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Nghi lễ tôn giáo là những hành vi được quy định về cúng bái, cầu nguyện, chịu các phép bí tích,... của tôn giáo đó. Tín đồ của đạo Phật phải thực hiện các nghi thức thắp hương cầu kinh, lễ Phật.

Về lễ nghi thực hiện ở các chùa, hiện nay vẫn theo nếp cũ. Phật giáo có ba lễ chính trong năm, đó là:

- Lễ Phật đản (Phật sinh) được tổ chức vào ngày 15/4 Âm lịch.

- Lễ Phật thành đạo được tổ chức vào ngày 15 tháng Chạp.

- Lễ Vu Lan đượctổ chức vào ngày 15 tháng Bảy Âm lịch.

ở nước ta, ngày lễ Vu lan trùng ngày Tết Trung nguyên (còn là xá tội vong nhân). Vì vậy, vào các ngày này, ngoài việc đi lễ chùa cầu cho ông bà, cha mẹ đã mất được siêu thoát và cầu chúc cha mẹ còn tại thế (báo hiếu cho cha mẹ), tín đồ còn làm lễ cúng ở nhà với ý nghĩa cầu nguyện cho các cô hồn ở dưới âm

khỏi bị đọa đày ở cảnh địa ngục, ngọ quỷ. Có thể thấy ở đây sự kết hợp chặt chẽ giữa Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống. Nó cũng thể hiện rõ nét tinh thần "uống nước nhớ nguồn", "thương người như thể thương thân" của người Việt Nam ta.

Ngoài ra, các ngày mồng một và ngày rằm mỗi tháng được coi là ngày Phật, các nhà chùa đều mở cửa, tổ chức hành lễ. Vào những ngày này, các chùa ở Hà Nội có nhiều người đến lễ, nhất là các chùa nổi tiếng.

Các tín đồ hiện nay tùy theo điều kiện của mình có thể đến các chùa để hành lễ hoặc làm lễ Phật ở nhà (nếu đã lập bàn thờ Phật ở nhà). Tuy nhiên, các tín đồ thường thu xếp thời gian để đi lễ chùa. Có thể họ chọn một ngôi chùa ở gần nhà hoặc các ngôi chùa nổi tiếng, ngôi chùa vẫn quen đi để lễ Phật. Mỗi khi đi thăm bạn bè hoặc có việc làm đến một nơi xa, gặp nơi có chùa, các tín đồ cũng thu xếp công việc để có thời gian vào chùa dâng nén hương lòng thành lễ Phật. Vào mùa xuân, mùa lễ hội, các tín đồ cùng đông đảo người dân nô nức rủ nhau hành hương về Đất Phật như Yên Tử, Chùa Hương,... Đó thực sự là ngày hội của mọi người dân. Mặt khác, Hà Nội đất ngàn năm văn hiến là nơi tập trung nhiều chùa (trên 100 ngôi chùa) trong đó có nhiều ngôi chùa được xây dựng lâu đời có giá trị lịch sử và văn hoá. Có thể kể đến ở đây là các chùa Một Cột (Trung Phụng - Ba Đình), Chùa Kiến Sơ (Phù Đổng - Gia Lâm), Chùa Lý Quốc Sư, Quán Sứ (Hoàn Kiếm)... Người ta đến chùa để thắp hương lễ Phật, nhưng đến chùa cũng là để chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn các công trình kiến trúc đặc sắc. Vào chùa, con người dường như được thoát khỏi cảnh náo nhiệt của chốn thị thành, tâm hồn thư thái, lấy lại thế cân bằng cần thiết cho bản thân. Phải chăng đó cũng là một nét hấp dẫn của việc đi chùa đối với người dân?

cư ở Hà Nội hiện nay là đông hơn, số người đi lễ chùa vào ngày rằm, mồng một cũng đông hơn, các chùa đều đang ở tình trạng xuống cấp nên việc tín đồ vào chùa thắp hương lễ Phật nhiều khi gây ảnh hưởng tới việc bảo quản các ngôi chùa. Vì vậy, một nét văn hóa mới xuất hiện trong thời gian gần đây là người đi lễ ở các chùa ở Hà Nội không đốt nhiều hương trong chùa. Mỗi người chỉ thắp một nén hương cắm ở bát hương để ở gian ngoài, vừa để bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi chùa, vừa tiết kiệm, tránh lãng phí tiền của.

Khi tiến hành cầu kinh niệm Phật ở chùa hoặc ở nhà, hiện nay có hai xu hướng: hoặc tín đồ niệm danh hiệu Phật A-di-đà và đọc thuộc lòng bài khấn nôm ngắn theo trí nhớ hoặc họ sẽ tụng kinh theo sách cùng với việc gõ mõ, lần tràng hạt. Khi cầu kinh niệm Phật như vậy, người tín đồ gạt bỏ mọi lo toan đời thường, chú tâm vào hình ảnh Phật, lời cầu kinh nhằm làm cho trí óc không nhiễu loạn. Đó chính là cách thực hành Thiền định của người tín đồ. Các yếu tố Thiền và Tịnh pha trộn với nhau thể hiện rất rõ ở đây.

Khi hành lễ người tín đồ cùng với đọc kinh, thường có những lời cầu khấu xin Đức Phật cùng Chư vị Bồ tát,... chứng cho lòng thành của họ và phù hộ cho họ cùng gia đình được sức khỏe, công việc thuận lợi, tình duyên may mắn, gia đình hạnh phúc hay nhiều tài, nhiều lộc,... Trong đó người nhiều tuổi có xu hướng cầu xin về sức khỏe và gia đình; người trẻ tuổi thường có xu hướng cầu xin nhiều về công danh, tiền bạc, tình duyên hoặc gia đình,... Điều đó cho thấy khi con người gặp khó khăn hoặc bị bế tắc trong cuộc sống hoặc ước mong đạt tới điều tốt đẹp thì đã cầu viện đến sự giúp đỡ che chở của tôn giáo. Cũng cần thấy có những tín đồ do nhu cầu vật chất trỗi dậy quá cực đoan đã tự tha hóa cả niềm tin tôn giáo, cầu xin Phật phù hộ để "trúng quả" trong làm ăn, cầu thăng quan tiến chức,... Họ cho rằng đến chùa càng nhiều lễ vật, tiền, vàng thì càng được Phật phù hộ độ trì. Do đó, nhiều tệ nạn mê tín dị đoan đã nảy sinh với những lãng phí tiền bạc và thời gian vào các dịp cầu cúng đi chùa. ở Hà Nội,

nghề làm đồ hàng mã là ngành rất phát triển. Hầu hết các chợ, các phố, các ngõ đều bày bán đồ vàng mã. Riêng phố Hàng Mã đó hơn 70 hộ kinh doanh đồ hàng mã. Ước tính mỗi năm cả nước đốt 40 tấn vàng mã. Riêng Hà Nội chiếm 1/10 số đó, tức đốt khoảng 4 tấn mỗi năm [40].

Một thực tế là do điều kiện sống, trình độ học vấn khác nhau nên trong những tín đồ đã hình thành nên hai bộ phận: một bộ phận có điều kiện sinh hoạt vật chất khá giả có trình độ học vấn nhất định cùng với sự hứng thú, say mê đã "tầm sư họ đạo". Bộ phận này mua kinh sách của đạo Phật về tự nghiên cứu nghiền ngẫm, họ tìm đến những bậc sư tăng có uy tín để nghe thuyết pháp về đạo Phật để hiểu rốt ráo về lịch sử và giáo lý của đạo và tự mình cảm nhận tiếp thu. Họ hiểu rằng ngôi chùa, tượng ảnh Phật, chuông mõ, lễ vật cúng đó chỉ là những phương tiện cần thiết để con người gạt bỏ những yếu tố nhiễu loạn, để toàn bộ tâm lực của họ tập trung vào ý nghĩ về Đức Phật và những lời Phật dạy, suy nghĩ, chiêm nghiệm về đó mà thôi. Họ nhận thức được rằng "Phật tại tâm", khi tâm trong sạch, thanh tịnh, chính đó là Phật. Theo họ, Phật ở trong ta chứ Phật không ở đâu xa. Người phán xét tất cả những ý nghĩ và hành động của họ chính là tâm của họ. Họ coi trọng việc sống phúc đức, trung thực, sống thiện ngay trong cuộc sống hàng ngày hơn là việc chăm chỉ vào chùa khấn vái. Nhân gian có câu:

"Tu đâu cho bằng tu nhà,

Thờ cha kính mẹ mới là chân tu".

Việc sống theo đạo của họ là phải thờ cha kính mẹ, hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ, đối tốt với mọi người, không gian dối, trộm cắp, không làm những việc xấu xa, tội lỗi. Họ hiểu rằng mọi việc đều tuân theo luật nhân - quả: gieo nhân nào, gặt quả ấy, hạnh phúc hay tai họa đều do ta đem lại cho ta. Bộ phận

thực hiện lễ nghi tôn giáo chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích giác ngộ. Bộ phận này chiếm tỷ lệ không lớn trong tín đồ. Cho nên họ không bị sa đà vào những hoạt động mê tín dị đoan như bói toán, lên đồng, v.v...

Bộ phận thứ hai gồm một số người thuộc tầng lớp bình dân, về trình độ, nhận thức còn hạn chế, chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu giáo lý Phật pháp, vì vậy, sự hiểu biết về giáo lý đạo còn phần nào hạn hẹp. Họ thường nhờ các nhà sư hoặc người có hiểu biết về lễ nghi đạo Phật chỉ giáo, hướng dẫn về việc thực hiện lễ nghi tôn giáo. Bộ phận này thường chú trọng hơn ở việc thực hiện lễ nghi. Những người này do không hiểu biết rốt ráo về giáo lý nên thực hiện lễ nghi theo thói quen, ít phân tích sâu sắc ý nghĩa của việc mìnhlàm và họ dễ bị lôi kéo vào các hoạt động mê tín dị đoan (như lên đồng, bói toán). Những người làm nghề buôn bán thì năng về tính thực dụng, vụ lợi, mê tín,...

Trong thực tế, ngoài việc đi chùa, thắp hương ngày rằm, mồng một, ngày lễ nhà Phật, mỗi khi gặp khó khăn, các tín đồ thường nhờ đến nhà chùa giải quyết như là: Khi trong nhà có người mất, gia đình họ thường mời nhà sư về cầu kinh cho linh hồn người mất được siêu thoát mát mẻ, sau 49 ngày, họ đưa bát hương thờ người mất lên chùa; vợ chồng hiếm muộn con cái thì đến chùa để cầu tự; con cái bị bệnh tật, ốm đau khó nuôi,... thì đem bán khoán cửa chùa cho dễ nuôi; gặp năm sao chiếu mệnh xấu thì làm lễ cúng sao giải hạn... Do sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội, do tác động của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của người dân tăng lên, hoạt động của các nhà chùa cũng có những biến đổi. Sự biến đổi đó có thể thấy ở mấy điểm sau:

Thứ nhất: Có sự thay đổi trong việc giải thích một số điều luật của Phật

giáo. Phật giáo ra đời cách đây hơn hai nghìn năm, giáo lý của nó phản ánh trình độ nhận thức của con người của xã hội ấn Độ lúc bấy giờ. Nội dung đó có điều không còn phù hợp với điều kiện xã hội ngày nay. Giới trí thức của Phật giáo

cũng thấy được điều đó. Vì vậy trong việc truyền giảng kinh, họ bỏ bớt yếu tố thần bí và tăng thêm yếu tố hiện thực. Sự giải thích bớt cứng nhắc, tăng tính uyển chuyển, rộng mở. Chẳng hạn với "ngũ giới", họ đã thêm bớt và mở rộng nội dung như vấn đề "giới sát". "Giới sát" theo Đại thừa vốn có nghĩa là không sát sinh, không ăn thịt, cá, nhưng ngày nay đã được giải thích khác đi. Thích Thánh Nghiêm nói:'' Không được tự mình sát sinh. Còn nếu mua thịt, cá về nhà thì không có hại gì'' [18, 34]. Về ''giới đạo'' vốn có nghĩa là không trộm cắp, nhưng ngày nay được giải thích khác đi là không trộm cắp, không buôn lậu, tham nhũng, lật lọng trong buôn bán để kiếm những món lời bất chính v.v... Giải thích như vậy làm cho người dân dễ dàng chấp nhận và tăng thêm khả năng bao quát của giáo lý, của giới luật. Thứ hai: Các chùa ngoài việc đảm nhận các nghi thức theo qui định của đạo cũng bắt đầu đề ra một số pháp môn phương tiện nhằm thích ứng với tình hình nhu cầu của người dân tăng lên. Nhà chùa sẵn sàng thực hiện các yêu cầu của người dân như cúng sao giải hạn, cúng giải oan, cầu siêu, nhận gửi hậu cho những người đã khuất. Việc đó có mặt tốt là làm cho người dân gắn bó hơn với đạo Phật, vừa tạo ra một khoản thu nhập nhất định để trang trải cho các hoạt động của nhà chùa. Mặt khác, nếu nhà chùa sa đà vào các hoạt động trên tức là quá coi trọng phương tiện thì sẽ ngày càng rời xa con đường chính đạo của mình. Chính nhà sư Thích Thánh Nghiêm đã đưa ra lời cảnh báo: "Đứng trên lập trường Phật giáo cũng nên có sự bao dung thích đáng nhưng nếu theo yêu cầu của tín ngưỡng dân gian mà giảm thấp mức độ tín ngưỡng Phật giáo, thậm chí còn xem các loại quỉ thần của tín ngưỡng dân gian như là hoá thân và tái hiện của Đức Phật và Bồ-tát thì sẽ làm cho Phật giáo có danh, không có thực và cũng sẽ bị phê phán và chỉ trích về mặt lý tính" [22, 162]. Thứ ba: Các chùa tham gia các hoạt động khinh tế. Những ngôi ở địa thế đẹp hay chùa nổi tiếng như chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc... đã tận dụng lợi thế đó để mở các cửa hàng bán các ấn phẩm kinh sách vật dụng phục vụ cho việc thực hiện lễ nghi thờ cúng của tín đồ. Qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lễ chùa của tín đồ, phổ biến rộng rãi giáo lý của Đạo, tăng nguồn kinh phí cho chùa. Trong các ngôi chùa ở Hà


đồ Phật giáo Hà Nội, theo chúng tôi, không thể đơn giản nhìn một chiều. Như chúng ta thấy, ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, tín đồ tuyệt đại bộ phận là người lao động, là công dân 44 của quốc gia. Tình hình ở nước ta cũng vậy. Vì vậy, chúng tôi đồng tình với ý kiến tác giả Nguyễn Tài Thư:

"ở đại đa số người theo tôn giáo, ngoài giáo điều của tôn giáo mình, họ còn tin vào mục tiêu của Đảng và Nhà nước là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh" [31, 18]. Và một bộ phận tăng ni, nhất là những người có phẩm hàm thấp bị sa đọa, biến chất sẽ lợi dụng sự thiếu hiểu biết Đạo pháp của các tín đồ để mượn cửa chùa làm điều không tốt, gieo rắt mê tín dị đoan, mưu lợi bất chính như giả sư bán quẻ thẻ, trộm tiền công đức của các tín đồ để hít hêrôin (trường hợp thầy tiểu Đỗ Văn Thanh ở chùa Diên Phúc, huyện Hoài Đức do báo Công an Nhân dân ra ngày 25/8/1999 phản ánh). Cũng vì lẽ đó, những tệ nạn xã hội lợi dụng nhà chùa hoặc liên quan đến đạo Phật ngày càng gia tăng cần phải ngăn chặn như nạn mê tín dị đoan trong những dịp cầu cúng, đi chùa gây lãng phí tiền bạc, thời gian và sức khỏe của người dân.

Qua đây có thể thấy trình độ văn hóa và Phật pháp của tín đồ càng thấp thì họ càng dễ bị lôi kéo vào các hoạt động mê tín dị đoan; những tiêu cực càng dễ phát sinh làm phương hại đến uy tín đạo Phật và các nhà sư chân chính. Các cấp chính quyền và Giáo hội Phật giáo cần quan tâm đến việc quản lý các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng để tránh những lệch lạc trên.

Hơn lúc nào hết trong hơn chục năm lại đây, người tín đồ ở Hà Nội hiện nay rất chăm lo đến việc thực hiện các lễ nghi của đạo Phật. Họ chăm chú lên chùa trong những ngày sóc, vọng; họ trân trọng và thành kính trong lúc thực hành các lễ nghi. Mặc dù quan niệm "Phật tại tâm" chứ không phải tìm cầu ở bên ngoài nhưng do Phật giáo ở Việt Nam có sự pha trộn giữa các yếu tố Thiền - Tịnh - Mật cho nên các tín đồ đạo Phật ở Hà Nội rất quan tâm đến việc đi lễ

chùa, cầu cúng, van vái để cầu xin sự che chở của Phật, Bồ tát cùng các thần linh. Đồng thời, tuỳ theo yêu cầu của công việc, họ vẫn thực hiện các hành vi như dâng sao giải hạn, viết sớ cầu đảo, hay dùng bùa yểm...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ SỰ THỂ HIỆN CỦA NÓ Ở MỘT SỐ TÍN ĐỒ ĐẠO PHẬT HIỆN NAY DOC (Trang 53 -78 )

×