Dự tính hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của Dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 57 - 61)

Việc phân tích và thẩm định dự án có thể được khái quát qua sơ đồ sau:

Xác định mô hình dự án Phân tích và ước tính số liệu cơ sở dự tính Thiết lập các bảng tính thu nhập và chi phí

Thiết lập báo cáo kết quả

kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bước 1: Xác định mô hình dự án đầu tư

Từ báo cáo khả thi, cán bộ thẩm định xác định mô hình dự án thuộc loại nào trong loại dưới đây:

-Dự án xây dựng mới (do yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án được tách biệt rõ ràng nên có thể dễ dàng xác định được hiệu quả của dự án)

-Dự án mở rộng nâng cao công suất (hiệu quả dự án được tính toán dựa trên cơ sở đầu ra là công suất tăng thêm, đầu vào là tiện ích, bán thành phẩm được sử dụng từ dự án hiện hữu va đầu vào mới cho phần công suất tăng thêm)

-Dự án đầu tư chiều sâu, hợp lý hóa quy trình sản xuất (hiệu quả dự án được tính toán trên cơ sở đầu ra là chi phí tiết kiệm được hay doanh thu tăng thêm thu được từ việc đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra là các chi phí cần thiết để đạt được mục tiêu về đầu ra.

-Dự án kết hợp đầu tư chiều sâu, hợp lý hóa quy trình sản xuất và mở rộng nâng cao công suất (hiệu quả của việc đầu tư dự án được tính toán trên cơ sở chênh lệch giữa đầu ra, đầu vào lúc trước khi đầu tư và sau khi đầu tư. Để đơn giản hóa việc tính toán, đối với các dự án mà giá trị trước khi đầu tư không chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị dự án sau khi đầu tư thì dự án trước khi đầu tư xem là đầu vào của dự án sau khi đầu tư theo giá trị thanh lý)

Việc xác định mô hình nói trên sẽ giúp tính toán được những khoản thu nhập và chi phí của những giá trị mới được tạo ra và do đó sẽ biết được hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư.

Bước 2: Phân tích và ước định số liệu cơ sở tính toán

Trên cơ sở:

-Những phân tích đánh giá ở về thị trường, cung, cầu về sản phẩm của dự án nói trên

-Báo cáo khả thi của dự án đầu tư

-Báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và cơ sở tính toán

Cán bộ thẩm định tiến hành ước tính các chỉ tiêu quan trọng nhất của dự án

-Sản lượng tiêu thụ

-Giá bán

-Doanh thu

-Nhu cầu vốn lưư động

-Chi phí bán hàng

-Các chi phí nguyên vật liệu đầu vào

-Chi phí nhân công, quản lý

-Khấu hao

-Chi phí tài chính

-Thuế các loại, v.v..

Bước 3: Thiết lập các bảng tính thu nhập và chi phí

Lập các bảng tính trung gian như:

-Bảng tính sản lượng và doanh thu

-Bảng tính chi phí hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Bảng tính chi phí nguyên vật liệu

-Lịch khấu hao

-Tính toán lãi vay vốn trung dài hạn

-Bảng tính nhu cầu vốn lưu động

-Lập báo cáo kết quả kinh doanh

-Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tính toán khả năng trả nợ của dự án; phân tích độ nhạy và phân tích viễn cảnh

 Dòng tiền của một dự án được chia làm 3 nhóm

-Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

-Dòng tiền từ hoạt động tài chính

-Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

 Phân tích độ nhạy:

 Phân tích độ nhạy một chiều:

- Từ các thông số ban đầu và kết quả tính toán, lựa chọn một nhân tố có khả năng ảnh hưởng nhất tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.

- Lập bảng với các cột bao gồm nhân tố đã lựa chọn, NPV và IRR trong đó bao gồm phương án cơ sở với NPV và IRR tính được ở phần trên

- Sử dụng Table thuộc data của Excel để tính toán các giá trị của NPV và IRR tương ứng cho các trường hợp thay đổi của nhân tố nói trên

 Phân tích độ nhạy hai chiều:

-Chọn hai nhân tố giả định có khả năng ảnh hưởng lớn nhất

-Chọn NPV hoặc là IRR là cơ sở phân tích

-Các bước còn lại làm như phân tích độ nhạy một chiều

 Phân tích viễn cảnh

-Đưa ra các viễn cảnh có thể mà dự án đầu tư có thể thực hiện được, ví dụ chọn khả năng sản xuất có thể xảy ra so với công suất thiết kế của dự án. Thông thường chọn ra ba viễn cảnh, lần lượt chọn 1, 2, 3. Ứng với từng viễn cảnh là các tỷ lệ của khả năng sản xuất so với công suât thiết kế theo từng năm của dự án đầu tư.

-Chọn viễn cảnh số 1 và là khả năng có thể xảy ra nhất với NPV tính được ở phần trên.

-Sử dụng chức năng Table thuộc data để tính NPV của hai trường hợp còn lại.

-Tính ra giá bán sản phẩm, số sản phẩm tương ứng .v.v.. của 3 viễn cảnh.

Bước 5: Lập bảng cân đối kế hoạch

Bảng này sẽ cho biết tóm lược tình hình tài chính của dự án và tính các chỉ số của dự án.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 57 - 61)