Quan điểm đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 41)

1. Phát triển du lịch nhanh và bền vững, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương - xã hội của địa phương

Để du lịch Ninh Bình phát triển tương xứng với tiềm năng và hội nhập khu vực, cần đưa du lịch Ninh Bình phát triển với tốc độ nhanh và bền vững. Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái – đây là một trong những quan điểm quan trọng nhất trong phát triển du lịch Ninh Bình; phát triển du lịch phải đảm bảo sự bền vững về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thế hệ tương lai. Muốn vậy hoạt động du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lí phù hợp với việc tôn tạo, khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, sao cho cảnh quan môi trường tự nhiên không bị xâm hại và được bảo tồn phát triển. Để phát triển du lịch Ninh Bình nhanh và bền vững trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài cần tập trung theo hướng:

- Phát triển du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng gắn với bảo vệ môi trường - Phát triển du lịch văn hóa, tâm linh gắn với các lễ hội truyền thống - Phát triển du lịch thể thao, mạo hiểm gắn với hệ thống các hang động

2. Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội

Phát triển du lịch phải dựa trên phương châm bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt đối với Ninh Bình. Quan điểm này cần được quán triệt đầy đủ trong việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược và các đề xuất, giải pháp về tổ chức quản lý, thiết kế, qui hoạch, tổ chức không gian, phân tich đánh giá thi trường… để hình thành và phát triển các loại hình sản phẩm du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

3. Phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn các giá trị cảnh quan tộc, bảo tồn các giá trị cảnh quan

Gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng như bảo tồn giá trị cảnh quan là những yếu tố mang lại sự bền vững cho hoạt động du lịch. Du lịch Ninh Bình đã xác định các giá trị về văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc đang sinh sống tại đây, hệ thống các di tích văn hóa lịch sử, các lễ hội, phong tục tập quán truyền thống… là các động lực quan trọng để thu hút khách. Phát triển du lịch đồng thời với việc bảo vệ môi trường xã hội, ngăn chặn và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch tác động đến môi trường xã hội, thuần phong mĩ tục.

4. Phát triển du lịch dựa vào sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để ưu tiên đầu tư ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch để nhằm phát huy các tiềm năng và lợi thế của Tỉnh

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, vì vậy cần tranh thủ phát huy nguồn nội lực ( trong đó đáng chú ý là nguồn lực của các doanh nghiệp trong tỉnh và nguồn lực từ trong dân) cũng như tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài đặc biệt là các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tỉnh đã đề ra những chính sách khuyến khích đầu tư:

4.1.Ưu đãi về giá thuê đất và miễn, giảm tiền thuê đất

Ngoài các quy định của Nhà nước, các Nhà đầu tư có vốn đầu tư vào các Khu Du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được thuê đất với mức giá thấp nhất trong khung giá các loại đất ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính Phủ, tại địa bàn có dự án đầu tư; được miễn tiền thuê đất trong 10 năm và giảm 50% số tiền thuê đất cho 10 năm tiếp theo. Không thu tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở cho công nhân, đất trồng cây xanh, phục vụ phúc lợi công cộng...

4.2.Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp

Ngoài các quy định của Nhà nước, các Nhà đầu tư vào các Khu Du lịch được cấp lại 100% số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp 02 năm và 50% số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm thứ ba kể từ khi Nhà nước đầu tư phải nộp thuế theo luật định.

4.3.Ưu đãi về vốn đầu tư

- Thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư của tỉnh để thực hiện các ưu đãi khuyến khích đầu tư tại quy định này của UBND tỉnh.

- Các dự án đầu tư vào các Khu Du lịch được ưu tiên bố trí vốn tín dụng ưu đãi theo kế hoạch Nhà nước hàng năm (nếu có nhu cầu vốn đầu tư), hoặc cấp Giấy phép ưu đãi đầu tư để hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo kế hoạch đầu tư hàng năm của địa phương.

4.4. Ưu đãi lãi suất vốn vay, lãi suất cho thuê tài chính và phí cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng vụ của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng

- Ưu đãi lãi suất vay vốn và lãi suất cho thuê tài chính: Các dự án đầu tư vào các khu du lịch được các Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và cho thuê tài chính với lãi suất giảm từ 5% đến 10% so với lãi suất cho vay vốn và lãi suất cho thuê tài chính đối với khách hàng bình thường.

- Ưu đãi phí cung cấp các dịch vụ ngân hàng: các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh thu phí thanh toán qua ngân hàng và các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp với mức thấp nhất trong khung phí hiện hành do ngân hàng cấp trên quy định; miễn thu phí dịch vụ tư vấn vay vốn và tư vấn xây dựng dự án kinh tế khi ngân hàng tư vấn cho doanh nghiệp; giảm từ 10% đến 15% mức phí cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro.

4.5.Ưu đãi về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng các khu du lịch.

Các khu du lịch được ngân sách sách Nhà nước cấp vốn đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào như: giải phóng mặt bằng, đường giao thông, hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước và hỗ trợ tối đa 30% kinh phí giải phóng mặt bằng trong hàng rào.

4.6.Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương

Trên cơ sở nhu cầu sử dụng lao động, các Nhà đầu tư vào các khu du lịch trên địa bàn tỉnh được cung cấp lực lượng lao động đã qua đào tạo. Trường hợp các doanh nghiệp có yêu cầu đào tạo nghề cho người lao động của địa phương, được Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí, nhưng mức tối đa không quá một triệu đồng cho một lao động trong cả khoá đào tạo.

4.7. Ưu đãi về thông tin quảng cáo

Các nhà đầu tư vào các Khu Du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được giảm 50% phí thông tin, quảng cáo trên Đài phát thanh và truyền hình Ninh Bình và Báo Ninh Bình, thời gian 3 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động.

4.8.Trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn. các xã, phường, thị trấn.

Các Sở, Ban Ngành của tỉnh; UBND các huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và quy định này của UBND tỉnh, lập

quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, đảm bảo an ninh, trật tự và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các Khu Công nghiệp, Khu Du lịch trên địa bàn tỉnh.

4.9. Về thủ tục hành chính

Thời gian thực hiện việc thẩm định và phê duyệt dự án, thủ tục cho thuê đất, mặt bằng xây dựng, thiết kế kỹ thuật và cấp Giấy phép xây dựng cho các dự án đầu tư vào các Khu Công nghiệp, Khu Du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình như sau: - Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư: không quá 20 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thẩm định và phê duyệt mặt bằng xây dựng: không quá 20 ngày. - Thủ tục cấp đất xây dựng: không quá 30 ngày.

- Thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật: không quá 20 ngày. - Thẩm định cấp Giấy phép xây dựng: không quá 20 ngày

5. Phát triển du lịch Ninh Bình phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh lân cận và khu vực lịch của các tỉnh lân cận và khu vực

Như vậy sẽ đảm bảo tính liên kết vùng để tạo nên những thị trường khách ổn định, phù hợp với sản phẩm du lịch mà Ninh Bình có thể phát triển. Ninh Bình có mối quan hệ lâu năm với các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây , Nam Định, … Sự phát triển của du lịch Ninh Bình không thể tách rời mối quan hệ liên vùng để tạo thành một chương trình du lịch hoàn chỉnh và liên tục theo những nội dung khác nhau.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 41)