Những khó khăn, hạn chế và vấn đề bất cập cần giải quyết:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)

IV. Đánh giá tình hình đầu tư vào du lịch của tỉnh trong những năm qua

3.Những khó khăn, hạn chế và vấn đề bất cập cần giải quyết:

- Lượng khách đến ngày càng tăng nhưng chi tiêu của khách du lịch thấp, tốc độ phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới bắt đầu, việc đầu tư còn dàn trải, thu hút đầu tư vào các khu du lịch còn hạn chế. Hoạt động du lịch phần lớn còn khai thác thiên nhiên, chưa tạo

ra được các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, có sức thu hút khách cao. Có nơi còn làm nghèo đi các sản phẩm du lịch tự nhiên, môi trường và cảnh quan bị xâm hại do không nghiên cứu kĩ, trật tự an ninh còn bất cập.

- Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý, hướng dẫn viên và phục vụ kinh doanh du lịch còn quá nhỏ bé, chưa được đào tạo có hệ thống và cơ bản nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn yếu. Do vậy chất lượng phục vụ còn hạn chế, hiệu quả thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kì mới.

- Công tác qui hoạch phát triển du lịch chưa hoàn chỉnh. Toàn tỉnh hiện nay mới lập được qui hoạch chi tiết phát triển du lịch khu Tam Cốc – Bích Động, cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tràng An, vì vậy đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư chọn các dự án phát triển du lịch theo khả năng của doanh nghiệp.

- Công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự an toàn tại các khu du lịch còn nhiều bất cập. Đáng chú ý là hệ thống thu gom, chứa và xử lí chất thải tại các điểm du lịch còn chưa đảm bảo yêu cầu, nhiều nơi còn chưa có.

- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hầu hết ở qui mô nhỏ, công tác lữ hành còn yếu. Sự phối kết hợp giữa các đơn vị, các ngành các cấp trong việc khai thác tài nguyên du lịch còn chồng chéo, đan xen, nhiều nơi vẫn bộc lộ tính “ cục bộ, cát cứ” do vậy hiệu quả kinh doanh còn thấp, chưa tạo được sự đột phá vững chắc theo tinh thần công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chưa phân rõ được trách nhiệm trong từng ngành, từng bộ phận.

- Hạ tầng cơ sở, nhất là hệ thống khách sạn, nhà hàng chưa đáp ứng yêu cầu nên lượng khách lưu trú ít, hiệu quả kinh doanh thấp.

- Dịch vụ, thương mại nghèo về loại hình, kém về chất lượng hàng hoá, thiếu về bản sắc văn hoá.

- Tình trạng bán hương, hoa quả, đồ lưu niệm, chụp ảnh chèo kéo, gây phiền hà cho khách chậm được khắc phục.

- Vấn đề môi trường tại các điểm du lịch cần được tiếp tục quan tâm...

- Quản lí Nhà nước còn nhiều lung túng và hạn chế. Nhất là việc qui hoạch chưa đồng bộ và thiếu tầm chiến lược, các cơ chế, chính sách chưa cụ thể.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)