I Huyện Kỳ Anh 18.225 23,57 1 Xã Kỳ Hợp4.8156,
Biểu 2.1: Nhu cầu đầu tư theo giá
Đơn vị 2005 2006-2010 2011-2020
Tổng số tỷ đồng 2322 46335 164034
Nông nghiệp tỷ đồng 383 5453 6879
Công nghiệp + XD tỷ đồng 304 35020 95963
Dịch vụ tỷ đồng 1635 5862 61192
Theo tính toán nhu cầu đầu tư từ các công trình kết hợp với dự báo tỷ trọng đầu tư so với GDP, nhu cầu đầu tư toàn xã hội năm 2005 vào khoảng 2.322 tỷ đồng sẽ tăng lên trên 9.250 tỷ đồng/ năm trong giai đoạn 2006-2010, khi khai thác sắt Thạch Khê.
Một số giải pháp chính:
- Tiếp tục cải thiện kết cấu hạ tầng, gắn với giảm thiểu tác động của thiên tai và các điều kiện kém bất lợi
- Phối hợp với các nhà đầu tư trong đào tạo nguồn nhân lực
- Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện thu hút đầu tư lớn vào công nghiệp
Tiếp tục thúc đẩy các chương trình xúc tiến đầu tư một cách có hiệu quả. Cải thiện văn hoá ứng xử trong xúc tiến đầu tư. Đổi mới tư duy về cách nhìn đối với các nhà đầu tư để thu hút các nhà đầu tư đến với Hà Tĩnh.
Tỉnh Hà Tĩnh cần phải có sự kết hợp hợp lý giữa việc phân bổ nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo, nhằm hạn chế sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo ở các huyện tại Tỉnh Hà Tĩnh.
2.1.2. Phát triển nông nghiệp nông thôn để Xoá đói giảm nghèo
Ở các xã đặc biệt khó khăn thì có tới 95% lao động dựa chủ yếu vào sản xuất nông, lâm
nghiệp. Do đó, có thể nói đây là khu vực có tỷ lệ đói nghèo cao nhất. Vì vậy, biện pháp tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp sẽ có tác dụng tăng khả năng xoá đói, giảm nghèo ở toàn bộ khu vực nông thôn. Trong đó, nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng là một giải pháp hữu hiệu nhất đối với các xã này. Để giải quyết vấn đề này cần hướng sản xuất nông nghiệp nông thôn theo các giải pháp sau:
Các giải pháp về đất đai và thuỷ lợi.
Đất đai và thuỷ lợi là hai yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sản xuất nông nghiệp, nó quyết định năng suất, sản lượng sản xuất nông nghiệp. Vì thế, cần phải khẩn trương hoàn thiện việc giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân sử dụng và phải phân bố đều các cơ hội sử dụng các yếu tố này giữa các nhóm thu nhập, giúp điều hoà thu nhập gia đình từ sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là
+ Giao quyền sử dụng đất đai cho các hộ nông dân dưới nhiều hình thức thích hợp để người nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất trên diện tích đất của mình.
+ Khuyến khích nông dân tự bỏ vốn và sức lao động để cải tạo đồng ruộng, xây dựng hệ thống kênh mương và giao thông nông thôn.
+ Khuyến khích quá trình tích tụ ruộng đất hợp lý thông qua việc thực hiện quyền chuyển đổi và chuyển nhượng ruộng đất hợp lý.
+ Đối với những nông dân không có ruộng đất vì những rủi ro bất ngờ mà có năng lực làm ăn thì có thể nên có cơ chế nào đó để mua lại đất mới cho họ.
Bên cạnh đó, đầu tư hỗ trợ xã nghèo, vùng nghèo nâng cấp hệ thống thuỷ lợi. Đối với các xã đặc biệt khó khăn thì ưu tiên xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ ở những nơi có điều kiện, nâng cấp các hồ đập đã bị xuống cấp và thực hiện chủ trương kiên cố hoá kênh mương.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Với xu thế mở cửa hội như hiện nay, chúng ta dễ dàng tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến như trang bị công nghệ, vật tư và thiết bị tiên tiến trong nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, sử dụng hợp lý hơn các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu, thuỷ lợi...), cải tiến giống và phương pháp canh tác... Điều này có ý nghĩa rất to lớn trong việc nâng cao sản lượng và năng suất nông nghiệp và cũng là một hướng đi rất cơ bản để cải tạo nông nghiệp tự cấp tự túc thành nông nghiệp hiện đại, năng suất cao mang tính chất hàng hoá rộng rãi. Nó cũng là cơ sở để tận dụng triệt để tiềm năng đất đai, lao động ở nông thôn. Để áp dụng được các thành tựu khoa học kỹ thuật, sự hỗ trợ của Nhà nước vẫn là phần có ý nghĩa quan trọng nhưng phải kêu gọi sự đóng góp của nhân dân như xây dựng hệ thống thuỷ lợi, tổ chức mô hình tổ sản xuất kết hợp giữa các hộ có vốn với các hộ có sức lao động. Ngoài ra Hà Tĩnh cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, cử cán bộ có năng lực về giảng dạy, giúp đỡ cho nhân dân để bản thân họ có thể hiểu và áp dụng các thành tựu khoa học vào trong sản xuất, tự vươn lên xoá đói, giảm nghèo. Về công tác khuyến nông.
Khuyến nông có vai trò quan trọng nhờ vào việc nó giúp người nông dân có quyết định tối ưu về sử dụng các yếu tố sản xuất, cung cấp các thông tin về vấn đề giá cả, dung lượng thị
trường, thị hiếu người tiêu dùng, các thông tin về giống cây trồng, phân bón và phương pháp sản xuất.
Trong thời gian tới, công tác khuyến nông cần tập trung vào các nội dung quan trọng sau: + Nghiên cứu hệ thống đất canh tác để thiết lập quá trình sản xuất có hiệu quả với từng loại cây trồng khác nhau nhằm giúp nông dân lựa chọn.
+ Nghiên cứu thuần dưỡng và phổ biến các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao cho các hộ gia đình.
+ Triển khai các dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y tới từng thôn xóm.
+Trong việc nghiên cứu cần quan tâm tới những tập quán canh tác ở các vùng cao để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất mới dễ chấp nhận đối với đồng bào và không ảnh hưởng tới môi trường.
+ Cần nâng cao năng lực thị trường cho nông dân vì trong hoàn cảnh thị trường còn nhiều biến động như hiện nay thì người nông dân rất cần đến sự linh hoạt để có các lựa chọn khôn khéo.
Ba nội dung trên có tác dụng rất tích cực trong việc nâng cao và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp nhưng nó đòi hỏi phải có thay đổi lớn trong cơ chế quản lý, trong phương pháp tổ chức, đặc biệt là đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư lớn.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đa dạng hoá thu nhập ở nông thôn.
Một nền kinh tế thuần nông không thể mang lại sự giàu có, ổn định và phồn vinh cho một hộ làm nghề nông nói riêng và nền kinh tế nông nghiệp nói chung.Nếu chỉ sản xuất thuần nông thì sẽ gặp rất nhiều rủi ro và khó tránh khỏi tình trạng đói nghèo. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn là một biện pháp quan trọng hàng đầu vừa có tính cấp bách để xoá đói, giảm nghèo và mang chiến lược cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng chuyển nền kinh tế thuần nông tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện kiên quyết việc chuyển nền kinh tế thuần nông gắn với xoá đói, giảm nghèo, trước hết phải giúp từng hộ nghèo và xã nghèo có kế hoạch sản xuất lương thực một cách hợp lý, đồng thời mở rộng phát triển các loại cây trồng khác nhất là cây công nghiệp, thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu, thuỷ lợi và thị trường, trên có sở tính toán hiệu quả kinh tế. Làm được như vậy sẽ hạn chế được tỷ lệ rủi ro, mất ở đồng thấp, vẫn thu hoạch được ở đồng cao, mất cây ngắn ngày, vẫn thu hoạch được ở cây dài ngày.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ lệ thuần nông, tăng việc làm phi nông nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Điều đó sẽ có tác dụng:
+Tạo việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là trong lúc nguồn lao động nông thôn càng ngày càng dư thừa nhiều. Giải quyết việc làm ở nông thôn thông qua mạng lưới
ngành nghề phi nông nghiệp là một phương thức thích hợp và trên thực tế đã đem lại hiệu quả thiết thực ở nhiều nước đang phát triển. Nó không những làm tăng thu nhập cho nông dân mà còn tạo điều kiện để đầu tư lại nông nghiệp, thúc đẩy quả trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
+Nếu như lao động nông thôn vừa làm ruộng vừa làm các nghề khác trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nông thôn sẽ là hình thức tốt nhất để tăng thu nhập cho người nông dân mà không cần sử dụng đến các giải pháp di dân. Có thể nói đây là hướng đi quyết định đến phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của nông thôn, giải quyết việc làm và hướng tới sự giàu có cho nông dân.
Muốn vậy, cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
+ Thực hiện kiên quyết việc chuyển nền kinh tế thuần nông gắn với xoá đói, giảm nghèo, trước hết phải giúp từng hộ nghèo và xã nghèo có kế hoạch sản xuất lương thực một cách hợp lý, đồng thời mở rộng phát triển các loại cây trồng khác nhất là cây công nghiệp, thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu, thuỷ lợi và thị trường, trên có sở tính toán hiệu quả kinh tế. Làm được như vậy sẽ hạn chế được tỷ lệ rủi ro, mất ở đồng thấp, vẫn thu hoạch được ở đồng cao, mất cây ngắn ngày, vẫn thu hoạch được ở cây dài ngày.
Chúng ta đặc biệt lưu ý tới mô hình phát triển VAC hoặc mô hình trang trại nhỏ, đây là hai mô hình khá phổ biến ở các khu vực nông thôn miền núi và trung du hiện nay. Tiến hành đa dạng hoá ngành nghề, thực hiện nguyên tắc ai giỏi việc gì thì làm việc ấy, trên cơ sở giao đất ổn định cho các hộ gia đình, đồng thời thông qua các cơ chế chính sách và các biện pháp cụ thể để từng bước tập trung ruộng đất cho các hộ gia đình có khả năng kinh doanh nông sản với điều kiện họ phải thu hút thêm người nghèo vào làm việc. Tiến hành khai hoang, cải tạo ruộng đất, cố gắng khắc phục diện tích đất nông nghiệp thấp như hiện nay. Đa dạng hoá việc làm và thu nhập cần trở thành một hình thức phổ biến ở nông thôn. Đồng thời kết hợp với việc giải quyết tận gốc những nguyên nhân: Thiếu vốn, thiếu kiến thức, mất trật tự an ninh trong địa bàn sinh sống và cư trú.
+ Cần phát triển mạnh mẽ ngành nghề phi nông nghiệp, đây là xu hướng cơ bản để phát triển nông thôn trong tương lai. Để phát triển những ngành nghề phi nông nghiệp ta cần phải:
Thứ nhất, cần thiết phải khôi phục các ngành nghề truyền thống. Đó là các làng nghề có quá trình phát triển từ lâu đời, nên nếu khôi phục lại sẽ có điều kiện phát huy các lợi thề về tay nghề của các nghệ nhân, nhãn hiệu truyền thống cũng như các thị trường tiêu thụ truyền thống. Bên cạnh đó cần phải mở rộng địa bàn chủng loại mẫu mả sản phẩm phong phú, đa dạng nhằm tăng giá trị sản phẩm và hiệu quả hoạt động cao.
Thứ hai, phát triển các ngành có khả năng tạo việc làm tại chỗ cho những lao động dư thừa ở nông thôn trong điều kiện vốn ít và công nghệ lạc hậu, có thể sử dụng mọi các loại lao động nam, nữ, già, trẻ, như các ngành nghề thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, mây, tre đan, sản xuất hàng tiêu dùng, vật tư kỹ thuật và tư liệu sản xuất phục vụ cho nông nghiệp.
Thứ ba, phát triển mạng lưới dịch vụ trong nông nghiệp từ dịch vụ tín dụng, bảo hiểm, cung cấp vật tư kỹ thuật, máy móc thiết bị, cung cấp hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, đến các dịch vụ mua bán, chế biến lương thực, thực phẩm, kể cả dịch vụ bảo vệ thực vật, giao thông vận tải ở nông thôn, xây dựng sửa chữa nhà cửa.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp thì Nhà nước cần có các chính sách và cơ chế khuyến khích hoạt động này như về ưu đãi, tín dụng, giảm các lại thuế và vướng mắc về thị trường.
Hiện nay, ở các xã vùng đặc biệt khó khăn thường phát triển thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống với ba mô hình:
+ Những hộ có điều kiện thì chuyển hoàn toàn thành gia đình làm tiểu thủ công nghiệp. + Hộ kết hợp vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề khi hết thời vụ.
+ Hộ thường xuyên có lao động làm nghề nông nghiệp và lao động làm nghề.
Bên cạnh đó, cần gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ hàng hoá nông sản chế biến, tăng cường nghiên cứu thị trường và thực hiện xây dựng mối liên kết bốn nhà: Nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp và Nhà nước trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Trong nền kinh tế hàng hoá, chất lượng hàng tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao nên phải tổ chức và đầu tư kết hợp các loại quy mô nhỏ và vừa, công nghệ phù hợp với tập quán truyền thống. ở các xã đặc biệt khó khăn có các loại nông sản có thể đưa vào chế biến như lương thực, rau quả, gia cầm, gia súc vừa đảm bảo nhu cầu của địa phương vừa cung ứng cho thị trường tiêu thụ bên ngoài. Mở rộng các dịch vụ cung ứng vật tư về kỹ thuật sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề thiết thực cho phát triển kinh tế nông thôn và xoá đói, giảm nghèo.
2.1.3. Phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo tiếp cận các dịch vụ công.
Việc thiếu cơ sở hạ tầng ở các xã vùng đặc biệt khó khăn có thể nói là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao ở các khu này. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được coi là khâu trọng tâm cần giải quyết và là biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, hộ nghèo và xã nghèo. Bao gồm:
a. Về phát triển kết cấu hạ tầng.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó thiết yếu nhất là xây dựng đường giao thông đi lại đến các xã và đến các thôn bản; phát triển hệ thống đài truyền thanh xã để phổ biến kiến thức, kinh nghiệm cho người dân...
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng mạng lưới điện quốc gia đến từng thôn bản.
- Hỗ trợ vốn hoặc cho vay tín dụng ưu đãi với lãi suất bằng không để nhân dân tự làm các công trình cấp điện tại chỗ như thuỷ điện nhỏ, máy phát điện gia đình...
- Hỗ trợ kinh phí nối điện cho các gia đình khó khăn - Hỗ trợ kinh phí sửa chữa
- Đào tạo, tập huấn cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng hệ thống phân phối điện
- Ưu tiên đồng bào các dân tộc tình nguyện làm việc tại các vùng dân tộc và có chính sách ưu đãi hợp lý, tiền lương thoả đáng.
Về phát triển đường giao thông.
Hệ thống giao thông lạc hậu, kém phát triển là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên sự cách biệt, chính vì vậy, nếu giải quyết tốt sẽ là cơ hội của người nghèo miền núi, vùng sâu, vùng xa thoát khỏi đói nghèo:
+ Kết hợp hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng mới, nâng cấp đường giao thông và thay thế các cầu khỉ tạo thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Nhà nước nên trợ giúp về phương tiện kỹ thuật và cho thuê lao động địa phương sẽ giải quyết được công ăn việc làm cho những hộ nghèo hoặc trợ quỹ dưới hình thức Nhà nước