Mặc dù Tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện nhiều chương trình đầu tư xóa đói giảm nghèo, nhưng trên thực tế, tỷ lệ nghèo ở Tỉnh vẫn là tương đối cao.

Một phần của tài liệu Đầu tư xóa đói giảm nghèo ở những xã cđặ biệt khó khăn tại tỉnh Hà Tỉnh. Thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 37)

I Huyện Kỳ Anh 18.225 23,57 1 Xã Kỳ Hợp4.8156,

Mặc dù Tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện nhiều chương trình đầu tư xóa đói giảm nghèo, nhưng trên thực tế, tỷ lệ nghèo ở Tỉnh vẫn là tương đối cao.

đói giảm nghèo, nhưng trên thực tế, tỷ lệ nghèo ở Tỉnh vẫn là tương đối cao. Mặc dù việc tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều cơ hội tăng thu nhập cho người nghèo, nhưng hạn chế lớn nhất ở đây là vẫn còn phần lớn những người nghèo mù chữ, kém sức khỏe và dinh dưỡng.

a. Với vấn đề giáo dục:

Khả năng đi học, nhất là đối với người nghèo bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân song có thể nói là do 2 nguyên nhân chính:

+ Do các khó khăn trước mắt của gia đình, trẻ em buộc phải đi làm để giúp bố mẹ. + Kết quả của việc giáo dục chưa đem lại sự no đủ ngay, người nghèo thường thấy kết quả của việc không tương xứng với khoản chi phí mà họ phải bỏ ra bây giờ và họ còn so sánh với những chi phí cơ hội cho người đi học.

Mặt khác, một số xã, huyện, các trường học còn ở quá xa nhà, do đó, gây cản trở rất lớn cho khả năng đến trường của các em. Chi phí cơ hội để các em đến trường còn quá cao. Với số tiền bỏ ra như vậy, một số hộ gia đình, đặc biệt là những gia đình có thu nhập thấp sẽ không sẵn sàng cho con em mình đến trường.

Giáo dục phát triển mạnh chủ yếu về quy mô, chuyển biến về chất lượng còn chậm, chưa đồng đều giữa các bậc học, các vùng, hiệu quả giáo dục chưa cao.

Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề phát triển chậm so với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả đào tạo. Mạng lưới trường học và cơ sở dạy nghề tuy đã được quy hoạch một bước nhưng vẫn chưa hợp lý và chưa có quan hệ gắn kết chặt chẽ với sản xuất, công tác quản lý chất lượng dạy và học chưa được quan tâm đúng mức. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của các cơ sở giáo dục và đào tạo tuy có tăng lên nhưng nhìn chung còn yếu kém, nhất là các cơ sở dạy nghề (để tăng thời gian thực hành).

Một bộ phận giáo viên hạn chế về năng lực và sa sút về phẩm chất, không có tâm huyết với nghề. Một bộ phận học sinh vừa yếu kém trong học tập, vừa sa sút về phẩm chất, đạo đức...

Xã hội hóa giáo dục và đào tạo chuyển biến chưa mạnh mẽ, chưa sâu sắc và chưa toàn diện để động viên mạnh mẽ các lực lượng xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển con người. Theo tính toán, một năm cần khoảng một nguồn vốn ít nhất 10-15% ngân sách của tỉnh hỗ trợ cho khoảng 8000-10000 học sinh sau khi tốt nghiệp PTTH theo học các trường đại học, cao đẳng và THCN và CNKT để đáp ứng yếu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa của đât nước cũng như trên địa bàn tỉnh.

b. Về dịch vụ y tế.

Không được tiếp cận với thông tin, cộng thêm sự kém hiểu biết của người dân về bảo vệ sức khoẻ và phòng bệnh dịch thường dẫn đến tình trạng phát bệnh đến giai đoạn phát bệnh trầm trọng, mãn tính nên rất khó chữa trị. Các phương pháp chữa trị không khoa học, dùng các phương pháp dân dan, tuy tỏ ra có hiệu quả, nhưng do trình độ dân trí thấp, nên không ít bà con bị lừa bịp, do đó có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng. Khâu quản lý của các huyện xã về việc này còn nhiều bất cập. Cùng với đó là hệ thống trạm y tế chỉ mang tính hình thức là chủ yếu, khả năng chuyên môn không có, thuốc thang và cán bộ để phục vụ trên không đủ, do địa bàn rộng nên bị phân tán.

- Các cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh đang xuống cấp, thiếu máy móc, thuốc men, bác sỹ (cấp một) giỏi của một số chuyên khoa thiếu như sản, chụp cắt lớp, dược sỹ thiếu trầm trọng, nhiều trạm y tế xã còn chưa có bác sỹ, trong khi nhu cầu của người dân về chất lượng chữa trị ngày càng cao.

- Quy mô tuyến tỉnh, tuyến huyện chưa phù hợp với mặt bằng chung của toàn quốc. - Một số trang thiết bị y tế và một phần thuốc men từ nguồn nhập ngoại, chữa trị cho nhân dân trong tỉnh có giá cao, vì vậy viện phí vượt quá khả năng thanh toán của người bệnh.

Chương II: Giải pháp đầu tư xóa đói giảm nghèo. 2.1. Giải pháp cơ bản đầu tư xóa đói, giảm nghèo.

Trải qua gần 19 năm tách Tỉnh đến nay, những gì mà Tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được trong công cuộc đầu tư xóa đói giảm nghèo không phải là nhỏ. Nhưng đầu tư xóa đói giảm nghèo tại Tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua gặp không ít khó khăn, do đó, cần phải có những giải pháp đầu tư xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới như sau:

2.1.1. Thực hiện tốt quá trình quản lý sử dụng vốn đầu tư

Vốn đầu tư vào quá trình xóa đói giảm nghèo trong những năm qua tại Tỉnh Hà Tĩnh tuy đã mang lại hiệu quả nhất đinh, nhưng nhìn chung thì quá trình sử dụng vốn đầu tư ở các xã nghèo tại Tỉnh Hà Tĩnh còn gặp nhiều bất cập. Do đó các mục tiêu đầu tư xóa đói giảm nghèo của Hà Tĩnh hiện thực hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Từ nay đến 2020, để thực hiện được mục tiêu về xóa đói giảm nghèo, cần tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn tại các xã nghèo Tỉnh Hà Tĩnh.

Để thực hiện được dự án nêu trên, dự báo nhu cầu đầu tư như sau:

Một phần của tài liệu Đầu tư xóa đói giảm nghèo ở những xã cđặ biệt khó khăn tại tỉnh Hà Tỉnh. Thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w