ATM trên các kênh E12 Mbit/s nữa Vì vậy, chuẩn UMTS sau này đã được cải tiến

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp - đề tài ''''hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4 theo công nghệ lte và lte phát triển'''' (Trang 58 - 59)

để cũng dùng IP làm một giao thức vận chuyên giữa mạng lõi và trạm cơ sở. Nhưng LTE thì ngay lúc bắt đầu đã hoàn toàn dựa trên vận chuyên IP trên mạng vô tuyến. Các trạm cơ sở được trang bị những công Ethernet 100 Mbit/s hoặc IGbit/s quen thuộc trong thế giới PC, hoặc các cổng cáp quang Gigabit Ethernet.

Giao thức giữa các eNodeB và UE là giao thức lớp truy cập AS (Access Stratum). E-UTRAN chịu trách nhiệm về các chức năng liên quan đến vô tuyến, gồm có : Quản lí nguồn tài nguyên vô tuyến.

Nén Header. Bảo mật.

Kết nối với EPC.

Về phương diện mạng, mỗi EnodeB sẽ quản lí một số lượng cell nhất định. Khác

với 2G hay 3G, LTE tích hợp chức năng bộ điều khiển vô tuyến trong eNodeB. Điều này cho phép sự tương tác thích hợp giữa những lớp giao thức khác nhau của

mạng truy cập vô tuyến, vì vậy có thể giảm trễ và cải thiện hiệu suất. Việc điều khiển phân phối sẽ tránh được tình trạng đòi hỏi một bộ điều khiển xử lí chuyên

sâu, đo đó, sẽ giảm giá thành. Hơn nữa, khi LTE không hỗ trợ chuyển giao mềm thì không cần chức năng liên kết dữ liệu tập trung trong mạng.

2.2.3 Đường giao tiếp giữa mạng lõi với mạng truy cập vô tuyến

Như trong hình 2.9, nút Gateway giữa mạng truy nhâp vô tuyến và mạng lõi được phân ra thành hai thực thể luận lí: Serving Gateway (Serving-GW) và Mobility

Manager Entity (MME). Kết hợp với nhau, chúng thực hiện những công việc tương

tự như SGSN (Serving GPRS Support Node) trong các mạng UMTS. Trong thực tế,

cả hai thành phần luận lí này có thể được thực hiện trên cùng một thiết bị phần cứng

hoặc có thể được tách ra đề có thê tăng giảm kích cỡ độc lập với nhau.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp - đề tài ''''hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4 theo công nghệ lte và lte phát triển'''' (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)