LÀO VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Lý luận chung về bảo hộ lao động (Trang 45 - 55)

8 Điều 42 luật Công đoàn của Lào và Điều 4 Bộ luật lao động của Lào

LÀO VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

I-Những nhân tố tác động tới thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ lao động tại Lào:

Quá trình áp dụng pháp luật tại Lào chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có thể kể tới một số yếu tố quan trọng sau:

-Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào: Đây là một trong những nhân tố tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động. Điều này không chỉ thể hiện ở các văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành mà còn được thể hiện ở các công cụ thực thi pháp luật do Nhà nước thực hiện để đưa pháp luật vào cuộc sống. Việc thực hiện pháp luật nói chúng và pháp luật về bảo hộ lao động nói riêng như thế nào phụ thuộc vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào.

-Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa: Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng chủ đạo trên thế giới hiện nay mà Lào không nằm ngoài xu hướng đó. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Lào sẽ có cơ hội được tiếp thu các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực bảo hộ lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả thực chất của công tác bảo hộ lao động. Tuy nhiên, quá trình này cũng đưa lại những thách thức không nhỏ cho công tác bảo hộ lao động tại Lào, bởi những yêu cầu về tiêu chuẩn quốc tế khắt khe và năng lực quản lý từ phía nhà nước, ý thức của cả người lao động và người sử dụng lao động…

-Tình hình kinh tế xã hội: đây cũng là yếu tố tác động trực tiếp tới công tác bảo hộ lao động tại Lào. Lào là một quốc gia có xuất phát điểm thấp, GDP đứng

thứ 135 thế giới 9, lao động nông nghiệp chiếm tới 80% tổng số lao động, công nghiệp còn đang trong quá trình xây dựng và phát triển, vì vậy, điều kiện lao động của người lao động trong các đơn vị sử dụng lao động chưa được thực sự quan tâm đúng mực, chính điều này ảnh hướng rất lớn và có thể coi là một trong những “rào cản” của quá trình thực hiện pháp luật bảo hộ lao động.

-Trình độ hiểu biết và ý thức của người sử dụng lao động và người lao động: Nhân tố này ảnh hưởng rất lớn tới thực trạng thực hiện pháp luật bảo hộ lao động tại Lào. Công tác bảo hộ lao động có được thực hiện tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào ý thức của người sử dụng lao động và người lao động. Người sử dụng lao động ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác bảo hộ lao động sẽ thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động; người lao động ý thức được tầm quan trọng của bảo hộ lao động đối với chính tính mạng, sức khỏe của mình sẽ tự giác thực hiện chế độ bảo hộ lao động. Tuy nhiên, hiện nay ở Lào, ý thực của cả người sử dụng lao động và người lao động trong lĩnh vực này nhìn chung là chưa cao.

II-Thực trạng thực hiện pháp luật bảo hộ lao động tại Lào:

CHDCND Lào là một quốc gia có truyền thống lịch sử, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng và các phong tục tốt đẹp từ đời xưa. Hiện nay, lực lượng lao động của Lào vào khoảng 3,5 triệu người, với cơ cấu như sau:10

Lao động trong khu vực nông nghiệp: 80%

Lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ: 20%

1-Về tình hình thực hiện công tác bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động:

Theo thống kê của Cục an toàn vệ sinh lao động Lào (với sự hỗ trợ của tổ chức JAIKA Nhật Bản), trong năm 2008, có tất cả 234 vụ tai nạn lao động trong 383 doanh nghiệp, làm bị thương 532 người và gây tử vong 7 người, tàn tật 2 9/10 The World Factbook 2009 – CIA

người; đồng thời có 168 người bị mắc bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra vấn đề thực hiện các chính sách hỗ trợ cũng chưa được triển khai hiệu quả, đặc biệt là hỗ trợ trong trường hợp người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp, v.. v..

2-Về tình hình thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động:

-Môi trường lao động của người lao động Lào trong các nhà máy, xí nghiệp trong thời gian vừa qua chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Người sử dụng lao động chưa tạo điều kiện hoặc cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, ngoài ra cũng có một số người lao động còn coi nhẹ công tác bảo đảm an toàn lao động.

Ở hầu hết các cơ sở sản xuất, các chỉ tiêu vi khí hậu đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép, riêng yếu tố nhiệt độ thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 0,5o – 3o C, yếu tố này ở các điểm đo tại cơ sở sản xuất cũng luôn vượt qua tiêu chuẩn cho phép. Ở một số nơi niệt độ cao đã trở thành yếu tố khắc nghiệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng lao động và sức khoẻ người lao động.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở Lào có nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến việc cải thiện mặt bằng cơ sở sản xuất, bố trí kết cấu cơ sở để thuận tiện cho việc thông gió tự nhiên, trang bị hệ thống kỹ thuật vệ sinh để tạo được vi khí hậu đảm bảo vệ sinh, điều này được thể hiện ở độ chênh nhiệt độ giữa trong cơ sở và bên ngoài trời. Song việc cải thiện điều kiện lao động để tạo vi khí hậu đảm bảo vệ sinh không được quan tâm đồng đều ở các doanh nghiệp. Hơn nữa, do khả năng kinh tế còn hạn hẹp, ý thức của doanh nghiệp chưa cao, các biện pháp xử lý của Nhà nước chưa đủ mạnh, nên nhìn chung mức độ cải thiện vi khí hậu của các doanh nghiệp còn thấp so với nhu cầu.

Phần lớn các cơ sở sản xuất đều thiết kế hệ thống chiếu sáng hợp lý, kết hợp giữa chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Ánh sáng tự nhiên được lấy vào trong cơ sở bằng nhiều cách, phổ biến nhất là nhận ánh sáng qua cửa mái, cửa sổ

hoặc cả hai loại trên. Cửa sổ thường được phần bố đều ở 1 hoặc 2 phía, phù hợp với những cơ sở sản xuất cao tầng, có khẩu độ cơ sở sản xuất hẹp. Cửa mái vừa có tác dụng lấy sáng với chất lượng cao, vừa có tác dụng thông gió thích hợp cho cơ sở sản xuất một tầng, có khẩu độ rộng và nhiều nhịp. Trên thực tế để chống nóng, các doanh nghiệp thường lắp đặt trần chống nóng nên cửa mái không được sử dụng nhiều để lấy sáng ở các cơ sở sản xuất.

Tuy nhiên các cơ sở sản xuất có khẩu độ cơ sở rộng, độ cao của gian cơ sở thấp ( 3,3m – 4m ), các cửa lấy ánh sáng nhỏ, thấp nên hệ thống chiếu sáng tự nhiên hiệu quả còn thấp với hệ số độ rọi tự nhiên. Bên cạnh đó, việc bố trí chỗ ngồi, nguyên vật liệu và sản phẩm chưa hợp lý, tạo thành vật cản với việc lấy ánh sáng, cửa kính lại không được vệ sinh thường xuyên. Một nguyên nhân khác ảnh hưởng tới chất lượng chiếu sáng nhân tạo là hệ thống đèn đã sử dụng lâu và không được làm vệ sinh thường xuyên, nên lớp bụi bám nhiều vào đèn làm giảm hiệu quả chiếu sáng. Như vậy, về phương diện chiếu sáng, các doanh nghiệp đã có những cố gắng nhằm cải thiện điều kiện chiếu sáng, tuy nhiên việc sử dụng phối hợp hai phương thức chiếu sáng chưa được tính toán kỹ để khai thác hết hiệu quả chiếu sáng dẫn đến tình trạng có sự chênh lệch giữa các công đoàn sản xuất.

-Tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động trong các loại hình doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp Quốc doanh, điều kiện tại cơ sở sản xuất được quan tâm, đầu tư đúng mức, vì vậy trong cơ sở sản xuất tương đối thoáng mát, được trang bị hệ thống kỹ thuật vệ sinh nhằm cải thiện điều kiện lao động cho người lao động, xung quanh cơ sở sản xuất được trồng cây xanh, trang bị vòi phun nước tạo nên cảnh quan tươi mát, thoáng đãng. Tuy nhiên, có nhiều cơ sở sản xuất đã được xây dựng đã lâu, do vậy kết cấu của cơ sở sản xuất bị xuống cấp. Hơn nữa, trong ngành dệt may, nhiều cơ sở sản xuất được thiết kế để phục vụ cho sản xuất bằng máy đạp chân trước đây; hiện nay lại được tận dụng để lắp đặt máy may công

nghiệp, trong quá trình xây dựng không đảm bảo chất lượng nên xảy ra hiện tượng lún không đều.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thường được tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nên cơ sở hạ tầng được chuẩn bị khá đầy đủ, cơ sở sản xuất khang trang đẹp đẽ, trang thiết bị tương đối hiện đại, môi trường bên ngoài với cây xanh, thảm cỏ xung quanh.

Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất do tính chất công nghệ nên thường dài, có khẩu độ lớn, kết cấu kiểu nhà công nghiệp (nhất là ở khu công nghiệp, khu chế xuất). Chính những đặc điểm này gây ra hiện tượng ô nhiễm nhiệt do diện tích của kết cấu bao che của cơ sở sản xuất tiếp xúc với bức xạ mặt trời lớn. Mặt khác, khẩu độ cơ sở sản xuất lớn hơn 18m nên việc chiếu sáng trong sản xuất chủ yếu là phải dùng hệ thống đèn chiếu sáng nhân tạo, thông gió cho khoảng không gian giữa cơ sở sản xuất phải dùng thông gió cục bộ bằng quạt, không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường lao động.

Bên cạnh đó, trong các cơ sở sản xuất, nguyên liệu sản xuất và sản phẩm làm ra bố trí sắp xếp lộn xộn, bừa bãi do mỗi đơn vị sản xuất không có kho chứa sản phẩm hoặc nếu có thì quá nhỏ không đủ sức chứa hết. Vì vậy càng làm cho mặt bằng sản xuất thêm chật hẹp, mất vệ sinh, gây nguy cơ mất an toàn, các nguy cơ này càng ngày càng cao khi gặp sự cố bất thường.

3-Vấn đề quản lý nhà nước về bảo hộ lao động:

Trong giai đoạn 2007 – 2008, Cục An toàn vệ sinh lao động kết hợp với các Bộ, ngành liên quan phối hợp tổ chức thực hiện tốt việc quản lý và bảo vệ lao động thông qua một số hoạt động như:

-Tổ chức hội đồng cải tạo và tuyên truyền luật lao động, việc chăm sóc sức khoẻ và an toàn lao động trong các đơn vị lao động 57 lần, có 2.770 người tham gia.

-Thành lập Hội đồng đánh giá công tác tổ chức thực hiện công trình phòng chống và ngăn chặn nạn buôn bán lao động nữ và trẻ em tại Lào.

-Công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước về bảo hộ lao động: Cả nước hiện có khoảng gần 200 thanh tra viên. Với lực lượng mỏng, phương tiện kỹ thuật hạn chế, công tác thanh kiểm tra bảo hộ lao động trong thời gian vừa qua còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với một số lượng lớn các đơn vị sử dụng lao động. Tuy vậy trong giai đoạn năm 2007 – 2008, hoạt động thanh kiểm tra lao động của Lào cũng cơ bản đi vào tổ chức, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động, hoạt động cấp tiền trợ cấp trong đơn vị lao động ở 118 vùng, với tổng số lao động được kiểm tra là 34.547 người, trong đó có 7.193 lao động nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, qua kiểm tra, một số vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động đã được phát hiện và xử lý như:

+Làm việc quá giờ quy định trong luật lao động.

+Nhiều lao động trong các đơn vị lao động phải làm thêm quá 45 tiếng/tháng.

+Nhiều đơn vị lao động không có thỏa ước lao động tập thể.

+Có nhiều đơn vị lao động không quan tâm đến việc xây dựng quy chế lao động (trong đó có cả các biện pháp và quy định đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động) trong đơn vị lao động của mình.

-Trong năm 2007 – 2008, ILO đã đưa ra Hướng dẫn về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động nhằm tạo một công cụ hỗ trợ thiết thực cho các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền của Lào, cũng như các biện pháp để không ngừng hoàn thiện việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động. Bên cạnh đó, Nhà nước còn kết hợp xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức với cơ quan APHEDA, tổ chức này đã hướng dẫn cho người lao động thực hiện tốt quy chế bảo hộ lao động khi làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp.

Nhà nước còn xây dựng kế hoạch hoạt động cơ quan tổ chức lao động Quốc tế của JILAF (Japan International labour Foundation), tập huấn cho Ban an toàn vệ sinh lao động của Trung ương liên hiệp Công đoàn Lào về các chương trình đào tạo trực tiếp và hướng dẫn cho người lao động tại nơi làm việc như:

+Phương thức sử dụng máy móc thiết bị một cách an toàn; +Bảo vệ môi trường;

+Môi trường an toàn vệ sinh lao động;

+Tạo điều kiện sinh hoạt thiêt yếu của người lao động như: Nơi nghỉ ngơi, chỗ ăn uống, nơi chơi thể dục thể thao, phòng để đồ và thay đồ, v..v.

Các hướng dẫn chi tiết được xây dựng một cách cụ thể hoá nhằm phản ánh được mục tiêu chung của tổ chức ILO và các nội dung hướng dẫn của Quốc gia, mục đích phản ánh các điều kiện và nhu cầu đặc thù của cơ sở.

III-Bài học kinh nghiệm:

Từ những phân tích trên, ta có thể thấy sự tương đồng trong quy định của pháp luật lao động của Lào trong mối tương quan với pháp luật Việt Nam về bảo hộ lao động. Từ một số so sánh với pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực bảo hộ lao động đó, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn tại Lào như sau:

-Cần ban hành các văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động về bảo hộ lao động để kịp thời điều chỉnh các vấn đề liên quan và tạo ra cách hiểu và áp dụng pháp luật thống nhất. Hệ thống tiêu chuẩn cho phép theo ngành của Lào còn thiếu và yếu, các Bộ, ngành liên quan cần phối hợp để sớm xây dựng được các tiêu chuẩn này để tạo ra hành lang pháp lý và kỹ thuật cho công tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động. Trong đó, cần tập trung vào một số vấn đề:

+Quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động.

+Quy định rõ hơn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật. +Quy định rõ về trang thiết bị bảo hộ cá nhân.

+Nên quy định khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động giảm giờ làm cho người lao động.

+Cần quy định thêm thời giờ nghỉ giữa ca, chuyển ca để đảm bảo sức khỏe của người lao động. Và nên quy định thêm thời gian nghỉ theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động để tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên , đặc biệt là cho người lao động khi họ phải giải quyết những công việc cá nhân. (như là xin nghỉ thêm thời gian so với thời gian quy định sau khi sinh con)

+Đối với lao động nữ: cần bổ sung thêm quy định bảo vệ nhân phẩm, danh dự của lao động nữ tại nơi làm việc. Cần bổ sung thêm quy định đối với lao động cao tuổi và lao động tàn tật.

-Nâng cao chất lượng hệ thống thống kê: Công tác thống kê có tầm quan trọng đặc biệt với nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bảo hộ lao động. Bởi có làm tốt công tác thống kê và cập nhật tình hình công tác bảo hộ lao động (số lượng vụ tai nạn lao động, số lượng người bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động…) sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có được cái nhìn tổng quan về tình hình bảo hộ lao động mà từ đó đưa ra những chương trình, chủ trương, chính sách phù hợp, phát

Một phần của tài liệu Lý luận chung về bảo hộ lao động (Trang 45 - 55)