-Cử đại diện tham gia các đoàn điều tra tai nạn lao động, phối hợp theo dõi tình hình tai nạn lao động, cháy nổ và bệnh nghề nghiệp tại các xí nghiệp, nhà máy sản xuất.
-Tham gia vào việc xét thưởng và xử lý vi phạm về bảo hộ lao động.
-Thực hiện việc kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về bảo hộ lao động
-Tham gia tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức an toàn, vệ sunh lao động, pháp luật, chế độ chính sách bảo hộ lao động, quyền lợi của công tác bảo hộ lao động.
-Tổ chức phong trào quần chúng về bảo hộ lao động, phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức, quản lý mạng lưới an toàn vệ sinh lao động.
Ngoài ra, pháp luật lao động của Lào còn quy định cụ thể: -Tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động:
Phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động tiếp tục triển khai thực hiện Bộ luật lao động, thành lập hội đồng bảo hộ lao động và chỉ đạo hướng dẫn các cấp công đoàn trong đơn vị thực hiện tiến hành việc phân công trách nhiệm giữa các thành viên của Hội đồng.
Ban chấp hành công đoàn thống nhất với người sử dụng lao động về chủ trương, cách thức tổ chức hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh lao động.
-Tổ chức kiểm tra công tác bảo hộ lao động ở cơ sở:8
Công đoàn có trách nhiệm kiểm tra và tham gia kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động. Yêu cầu người sử dụng thực hiện đúng các tiêu chuẩn, quy định về an toàn lao động - vệ sinh lao động, có quyền yêu cầu người sử dụng tạm