Đẩy mạnh khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có hiệu quả hơn thông qua việc cải tạo nâng cấp lại các phòng học và thiết bị dạy học, mở rộng thư vi ệ n,

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo ở trường TC văn hóa nghệ thuật TP Cần Thơ (Trang 60 - 63)

thường xuyên cập nhật giáo trình, bố trí lại phòng đọc hợp lí, hoàn tất đúng tiến độ xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị theo dự án đầu tư Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ. Nâng cấp nghiệp vụđội ngũ quản lý tài sản trường phục vụ chuyên nghiệp, tập huấn cho GV kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học theo đặc điểm yêu cầu bài giảng, phát động phong trào thi đua và khen thưởng GV sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Đồng thời tổ chức kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch về việc khai thác cơ sở

vật chất, thiết bị của các bộ phận thuộc trường đã được phê duyệt.

- Tổ chức quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chặt chẽ, sắp xếp cán bộ phụ trách cơ

sở vật chất và đào tạo bồi dưỡng đủ mạnh, đáp ứng phát triển mở rộng nhà trường, xây dựng cụ thể kế hoạch và quy chế cho mua sắm, bảo quản, khai thác, thanh lý. Tổ chức kiểm tra,

đánh giá thường xuyên về tình hình sử dụng, có đầy đủ sổ quản lý tài sản và theo dõi việc mượn và trả rõ ràng, mỗi khi có hư hỏng, mất mát phải quy rõ trách nhiệm và xử lý minh bạch. Hằng năm tiến hành kịp thời những yêu cầu bổ sung, sửa chữa thay thế những thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết, định rõ những thứ mua sắm, bổ sung, dự trù xin ngân sách có tính

đến các nguồn tài chính có thể tự huy động được. Đồng thời thường xuyên tuyên truyền ý thức bảo quản tốt tài sản nhà trường đến toàn thể cán bộ, CNV, GV xem đó là nghĩa vụ và là trách nhiệm chung của mọi người. Bên cạnh đó cần phối hợp tốt các tổ chức bên ngoài trường đểđảm bảo quản lý tài sản nhà trường.

Nhà trường cần phải tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kỹ thuật phụ trách cơ sở vật chất đi tham quan thực tế, để mở rộng tầm nhìn về xu thế phát triển cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện đại, từ đó tập thể nhà trường có những suy nghĩ, những đóng góp thiết thực, hiệu quả cao cho việc cải thiện chất lượng giáo dục nhà trường ngày càng hội nhập nhanh và mạnh.

- Để khai thác và sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả cần tiến hành các biện pháp sau

+ Có tủ, kệ, các phương tiện bảo quản thiết bị, tuyên truyền ý thức bảo quản tốt thiết bị

cho toàn thể cán bộ, CNV, GV trong toàn trường, xem đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi người.

+ Xây dựng kế hoạch, quy chế bảo quản và khai thác CSVC, thiết bị dạy học, tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên về tình hình sử dụng thiết bị dạy học.

+ Lập sổ quản lý thiết bị theo quy định về quản lý tài sản của trường, sổ theo dõi việc mượn và sử dụng thiết bị của GV.

+ Tập huấn cho GV kỹ năng sử dụng thiết bị, cử GV chuyên trách về công tác thiết bị. + Tăng cường bổ sung CSVC, trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Các biện pháp mà tác giảđề xuất dựa trên cơ sở khoa học và nghiên cứu thực trạng tại trường TC.VHNT Cần Thơ, các giải pháp này có mối liên hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau, không có biện pháp nào đứng độc lập, riêng lẻ, vì vậy khi áp dụng phải đồng bộ không xem nhẹ biện pháp nào.

KỀT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Công tác quản lý đào tạo ở trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ bao gồm các nội dung: quản lý công tác tuyển sinh; quản lý công tác đào tạo - quản lý việc thực hiện mục tiêu đào tạo - quản lý việc thực hiện nội dung chương trình đào tạo; quản lý việc kiểm tra

đánh giá kết quả đào tạo. Đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực trạng quản lý đào tạo nhằm đề ra được những giải pháp có tính khả thi trong công tác quản lý đào tạo của trường TCCN nói chung và trường TCVHNT Cần Thơ nói riêng.

Về lý luận: Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý giáo dục TCCN, quản lý đào tạo, nội dung của quản lý đào tạo. Việc nghiên cứu lý luận đã định hướng và xác lập cơ sở khoa học giúp tác giả nghiên cứu thực trạng và đề

xuất các giải pháp nhằm quản lý công tác đào tạo tại trường TCVHNT Cần Thơ trong giai

đoạn hiện nay.

Về thực trạng: Luận văn đã đánh giá một cách đầy đủ về thực trạng đào tạo và công tác quản lý đào tạo của trường TC.VHNT Cần Thơ.

Phần lớn giáo viên, học sinh và các nhà quản lý cho rằng mục tiêu đào tạo của nhà trường khá phù hợp so với nhu cầu thực tế và có tính khả thi. Chương trình đào tạo đáp ứng với mục tiêu nhưng còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành và được thực hiện khá nghiêm túc. Chính vì vậy nhiều giáo viên và học sinh cho rằng nhà trường cần cải tiến công tác thực tập, thực tế trong nội dung đào tạo. Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa được đánh giá cao, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn hạn chế. Việc kiểm tra

đánh giá kết quả học tập được thực hiện nghiêm túc nhưng nhà trường chưa tự đánh giá, cơ

quan có chức năng cũng chưa quan tâm về việc đánh giá trường. Vì thế, việc đánh giá kết thúc học phần thực tập, thực tế cũng chưa được quan tâm đúng mức; đầu vào của trường, giáo viên và học sinh đều thống nhất để nâng cao chất lượng đầu vào cần có số lượng thí sinh dự thi có năng khiếu, đề thi phải phù hợp, tổ chức thi phải chặt chẽ và số lượng thí sinh hợp lý; đầu ra chưa đáp ứng được như mong muốn mặc dù nhà trường đã nỗ lực tuyển chọn giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt, thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình, tổ chức quản lý chương trình đào tạo.

Công tác quản lý đào tạo của trường TC.VHNT Cần Thơ đạt hiệu quả trong đó vần đề

quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo đã được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, cần lưu ý bổ sung và điều chỉnh chương trình đào tạo hằng năm, tổ chức nghiên cứu khoa học, công tác triển khai, kiểm tra việc sửa đổi những nội dung chưa hợp lý chương trình hằng năm, quản lý chương trình chi tiết từng phân môn, phân công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm.Việc quản lý cơ sở vật chất tốt, việc đầu tư có trọng điểm là yếu tố được giáo viên và học sinh lưu tâm, vần đề quản lý đội ngũ giáo viên thông qua hoạt động giảng dạy cần được tăng cường hơn.

Qua kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định rằng công tác quản lý đào tạo của trường TC.VHNT Cần Thơđã có nhiều ưu điểm:

- Trường đã có kế hoạch quản lý việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình. - Quản lý hoạt động giảng dạy thông qua kết quảđào tạo được trường tổ chức khá tốt

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo ở trường TC văn hóa nghệ thuật TP Cần Thơ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)