Việc đánh giá chất lượng học tập của SV không chỉ là cơ sở để phân loại sinh viên mà còn có vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng đào tạo, giúp cho việc điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp hơn nhằm làm cho việc đào tạo đảm bảo tính cập nhật, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất xã hội, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Thực tế cho thấy, muốn đáp ứng được yêu cầu
ngày càng cao của nền sản xuất xã hội, SV phải có khả năng biến các yêu cầu, đòi hỏi của xã hội thành yêu cầu, nhu cầu của các nhân, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, biến “quá trình đào tạo” thành “quá trình tự đào tạo” để tự hình thành, phát
triển, hoàn thiện tri thức và tất nhiên, trường đại học phải trang bị khả năng này cho SV - những cán bộ khoa học, những giáo viên trong tương lai. Vì vậy, kiến thức đưa vào giảng dạy trong chương trình của các trường đại học không chỉ là “mục đích”
mà còn là “phương tiện” để hoàn thiện nhân cách cho SV.
Từ những tiêu chí trên, việc kiểm tra, đánh giá tri thức, sự nhận thức của SV không chỉ nhằm mục đích kiểm tra kết quả lĩnh hội các kiến thức đơn thuần về nội dung mà còn kiểm tra các kiến thức về phương pháp, vì quá trình học của SV là học phương pháp, học cách thức để tạo cho mình có năng lực tiếp nhận nghề nghiệp trong tương lai.
Việc đánh giá kết quả học tập của SV có thể thông qua các đề bài thi, bài kiểm tra. Yêu cầu chung khi ra đề thi, đề kiểm tra, không nên đưa ra các đề dạng học thuộc lòng, mang tính thụ động mà cần chú trọng các dạng đề phát triển tính tư duy, tính độc lập, sáng tạo của SV nhằm đánh giá được khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự đọc sách tham khảo, tài liệu của SV.
Theo quy định của Bộ GD & ĐT, việc thi, kiểm tra bộ môn ngoại ngữ nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng cho SV các khoa không chuyên ngữ từ các khâu ra đề, tổ chức coi thi, chấm thi còn cần tổ chức phối hợp với các hình thức đánh giá:
- Giáo viên cần tăng cường kiểm tra việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu trong các giờ học bằng phương pháp vấn đáp.
- Mỗi học phần phải tổ chức 02 lần kiểm tra: 01 lần kiểm tra điều kiện và 01 lần kiểm tra hết học phần. SV phải đủ điểm điều kiện mới được thi học phần.
- Phối hợp nhiều hình thức kiểm tra vấn đáp, kiểm tra trắc nghiệm, kiểm tra viết… để việc đánh giá được khách quan.
- Cần coi trọng giờ luyện tập, giờ thảo luận và đó là cách đánh giá chính xác chất lượng học tập và nhận thức của SV.
- Cần tăng cường cho SV làm các bài tập lớn, tiểu luận để giúp SV làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Cần quy định về điểm số để khuyến khích SV tham gia nghiên cứu khoa học.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV được tiến hành một cách khách quan có ý nghĩa thiết thực thúc đẩy, khích lệ SV học tập tốt hơn. Đồng thời, việc kiểm tra, đánh giá còn góp phần điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy học của thầy, phương pháp học tập của SV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học.
Gần đây ngành giáo dục đã đề ra khẩu hiệu “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, đây có lẽ là một điều mà xã hội cần quan tâm. Con đường dẫn đến thành công trong cuộc sống trọng yếu là con đường học tập, nhưng để đạt được mục đích của mình, việc gian lận trong thi cử ngày càng trở thành quy mô lớn và trắng trợn. Có nhiều cách để đạt được ước mơ một cách chân chính, đó là học bằng sự nỗ lực của bản thân, học nhờ sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, học từ bạn bè xung quanh ta….Thế nhưng, bệnh thành tích, bệnh thi đua, chương trình học quá ôm đồm, nặng nề, phương pháp dạy lại nhồi nhét cho nên chỉ bằng cách là “quay”. “Nói không với tiêu cực trong thi cử” là điều rất đễ nói, nhưng để làm được điều mình nói quả là không dễ. Nếu tất cả chúng ta đều vào cuộc thì hoàn toàn không khó. Và người đầu tiên thực hiện phải là các cấp chính quyền và các bộ, ngành giáo dục trong cả nước. Bước đầu tiên là hiệu chỉnh lại chương trình học, cách ra đề thi và phương pháp giảng dạy. Điều quan trọng là cách tổ chức thi, chúng ta phải thay đổi cho phù hợp, điều đó có nghĩa là học sinh – SV cũng phải tự khẳng định mình qua những kỳ thi vấn đáp. Làm công việc này tuy mất thời gian nhưng mang lại hiệu quả rất cao, tạo điều kiện cho học sinh – SV khả năng ứng xử, tính mạnh dạn làm chủ bản thân, tính sáng tạo phát huy một cách nhanh chóng để có thể đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.
Loại bỏ tiêu cực trong thi cử thì mới đem lại một xã hội tươi đẹp. Đó là điều mà tất cả chúng ta mong đợi.
Như vậy, các mặt quản lý việc giảng dạy tiếng Anh không chuyên ngữ tại trường ĐHTG là:
- Quản lý mục tiêu môn học.
- Quản lý nội dung, chương trình bộ môn tiếng Anh. - Quản lý trình độ đầu vào của SV.
- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy. - Quản lý phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy. - Quản lý tổ chức giảng dạy.
- Quản lý đội ngũ GV.
- Quản lý việc thực hiện phương pháp giảng dạy. - Quản lý việc đánh giá kết quả học tập của SV.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC KHOA KHÔNG CHUYÊN NGỮ