Sử dụng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường ĐH Tiền Giang (Trang 37 - 38)

Cũng như ngôn ngữ đầu vào, ngôn ngữ đầu ra thường được xem là cơ bản cho việc phát triển ngôn ngữ, đặc biệt khi học sinh muốn nói hay viết trong ngữ đích. Nếu học sinh biết rằng trong lớp các em sẽ được yêu cầu sử dụng ngoại ngữ một cách thực sự, thì các em sẽ chú trọng nhiều hơn đến những gì mình nghe và đọc, các em sẽ phân tích kỹ hơn ngôn ngữ đầu vào, và lưu ý đến những đặc điểm ngôn ngữ có lợi cho mình.

Thông qua tương tác, học sinh có cơ hội để thụ đắc các kỹ năng liên quan đến liên kết ngôn bản mà các em cần có để điều hành các hội thoại riêng của mình, và để kiểm sóat mức độ hay kiểu ngôn ngữ đầu vào mà các em nhận được.

1.4.3. Động cơ

Động cơ tiền giả định sự tồn tại của nhận thức con người. Những học sinh học tốt thường có động cơ tiếp xúc thường xuyên với ngữ đích và thực tế cho thấy rằng động cơ sử dụng ngoại ngữ càng thường xuyên bao nhiêu thì kết quả học ngoại ngữ càng tốt bấy nhiêu.

Thành công và sự thỏa mãn là hai yếu tố chính để duy trì động cơ. Nếu học cảm thấy mình đạt được một cái gì đó xứng đáng, do cố gắng riêng của bản thân, thì các em sẽ sẵn sàng tham gia vào hoạt động tiếp theo. Do đó, một gợi ý quan trọng đối với giáo viên là phải đặt ra các mục tiêu mà học sinh có thể thực hiện được và phải làm rõ thành công của học sinh khi các em đạt được những mục tiêu mà mình đặt ra.

Tóm lại, có thể nói rằng tiếp xúc, sử dụng và động cơ là ba điều kiện cơ bản để học một ngoại ngữ thành công. Thiếu một hoặc hai điều kiện nào cũng đều không đủ. Cả ba phải được đáp ứng ở cả trong và ngoài lớp học. Học sinh có thể học một ngoại ngữ thành công hơn nếu các em được sống, làm việc và tương tác trong một môi trường trong đó ngữ đích được thường xuyên sử dụng.

1.4.4. Giảng dạy

“Không thầy đố mày làm nên”, câu thành ngữ này tỏ ra thích hợp trong việc

lựa chọn, giáo viên đặt học sinh vào vị trí khám phá, đưa ra các tình huống cho các em vận dụng và tái tạo ngôn ngữ. Bên cạnh kiến thức về ngoại ngữ, các thủ thuật hay kinh nghiệm học của người thầy cũng góp phần quan trọng trong việc gây hứng thú, trong việc lựa chọn phương pháp học thích hợp cho riêng mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường ĐH Tiền Giang (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)