Chi cho CB-GV đi đào

Một phần của tài liệu Giáo dục và đào tạo Tiền Giang (Trang 66 - 98)

- SỰ VẬN HÀNH ĐỒNG BỘ VÀ BƯỚC ĐẦUPHÁT TRIỂN

7 Chi cho CB-GV đi đào

tạo sau ĐH Tại Chức 2001-2005

Chi BQ 10

người/năm 1

Cộng 705,5

Nguồn: Cục thống kê tỉnh(2006)

Có thể nói, từ năm 2000 trở đi, cơ sở vật chất trường học ngày càng được trang bị đầy đủ, hoàn chỉnh.

- Năm học 2001 - 2002, tổng số phòng học, thư viện, thể dục thể thao ở các cấp học là 7.164 phòng,

- Năm học 2002 - 2003 có 7.444 phòng, trong đó có 2.693 phòng học kiên cố, 4.734 phòng bán kiên cố và 17 phòng học tạm (tranh, tre).

- Năm học 2003 - 2004 có 7.542 phòng học, thư viện, thể dục thể thao và từ năm học này không còn phòng học tạm bằng tranh, tre. Sự quan tâm đầu tư từng bước về cơ sở vật chất của Tỉnh uỷ, Uỷ Ban nhân dân Tỉnh đối với giáo dục – đào tạo tỉnh nhà là cố gắng giảm dần phòng học bán kiên cố, tăng số phòng học kiên cố.

-Đến năm học 2005 - 2006 tổng số phòng học, thư viện, thể dục thể thao là 7.499 phòng, trong đó có 2.834 phòng học kiên cố và 4.665 phòng học bán kiên cố.

Đội ngũ giáo viên trong tỉnh từng bước đáp ứng được nhu cầu giáo dục –đào tạo của Tỉnh. Ngoài nguồn cán bộ, giáo viên được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng Trung ương; từ năm học 1999 - 2000, Sở Giáo dục – Đào tạo Tiền Giang còn liên kết với trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo giáo viên để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên trung học phổ thông.

- Trong năm học 2000 - 2001 toàn tỉnh có 16.055 cán bộ giáo viên, trong đó, giáo viên trực tiếp giảng dạy là 12.653 (nhà trẻ 194, mẫu giáo 1.176, tiểu học 5.897, trung học cơ sở 4.176, trung học phổ thông 1.210). Trong đó, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn là: mầm non 57,2%, tiểu học 94,2%, trung học cơ sở 89% và trung học phổ thông 98%.

- Năm học 2005 - 2006, tổng số cán bộ, giáo viên của tỉnh là 16.721 người, trong đó, giáo viên trực tiếp giảng dạy là 13.825 (nhà trẻ 233, mẫu giáo 1.348, tiểu học 5.252, trung học cơ sở 5.132, trung học phổ thông 1.860). Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn là: mầm non 89,40%, tiểu học và trung học cơ sở 100%, trung học phổ thông 98%. Tỉ lệ giáo viên trên chuẩn là: 5,2% giáo viên mầm non, tiểu học 16,4%, trung học cơ sở 49% và trung học phổ thông 1,2% [74, 4].

Tính đến tháng 5.2006 toàn ngành có 3.088 đảng viên, chiếm tỉ lệ 19,06%.

Nhìn chung, lực lượng cán bộ giáo viên có sự tăng cường và chuẩn hoá ngày càng đáp ứng được và đủ yêu cầu của các cấp học đặc biệt là ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tình hình chung của Tỉnh là vẫn còn thừa giáo viên tiểu học và trung học cơ sở nhưng vẫn có huyện thiếu một số giáo viên mỹ thuật, nhạc. Bậc trung học phổ thông chỉ còn thiếu giáo viên môn giáo dục quốc phòng và tin học.

Năm học 2005 - 2006, Sở Giáo dục – Đào tạo đã liên kết với trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo giáo viên quốc phòng và liên kết với Đại học Cần Thơ, Đại

học Huế đào tạo giáo viên tin học. Trường Đại học Tiền Giang đã phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục – Đào tạo trong việc bồi dưỡng nâng chuẩn giáo viên, bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình và sách giáo khoa mới. Như vậy, từ năm học 2005 - 2006, Tiền Giang đã giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên trung học phổ thông.

Thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001-2010” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2004 - 2005, Tiền Giang xây dựng đề án thực hiện đào tạo 10% giáo viên trung học phổ thông có trình độ sau đại học.

Công tác qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên các ngành học, bậc học luôn được đẩy mạnh.

Đến năm 2005, 100% giáo viên được đào tạo chuyên môn trước năm 1995 hoặc chưa có kiến thức sư phạm đã được dự các lớp bồi dưỡng, cập nhật đủ điều kiện hoàn thành chức năng nhiệm vụ của một nhà mô phạm. Có 100% cán bộ quản lí các phòng giáo dục – đào tạo và các đơn vị trực thuộc, hơn 80% cán bộ quản lí ở các đơn vị mầm non, tư thục đã qua lớp đào tạo cán bộ quản lí giáo dục.

3.3.2. Những tồn đọng cần khắc phục

Bên cạnh những thành quả đạt được, sau 10 năm cùng với cả nước thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; giáo dục – đào tạo Tiền Giang vẫn còn nhiều khó khăn, tồn đọng cần được tiếp tục chỉnh đốn và khắc phục.

Nhìn chung, cơ sở vật chất trường học những năm 1996 - 2000 mới chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt là có phòng học để tiếp nhận số lượng học sinh tăng, trong khi trang thiết bị dạy và học vẫn còn thiếu thốn và lạc hậu. Vẫn còn một số trường chưa có thư viện, phòng thực hành thí nghiệm, thiếu sân chơi bãi tập, thiếu nhà vệ sinh, không có nước sạch.

Sang giai đoạn 2000 - 2005, cả đến năm 2006, cơ sở vật chất trang thiết bị nhìn chung có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế. Năm học 2003 - 2004 mới khắc phục được phòng học tạm bằng tranh, tre. Tuy ngân sách đầu tư cho giáo dục tăng hàng năm nhưng nguồn ngân sách địa phương thường phải tập trung đầu tư vào thanh toán các dự án và các công trình chuyển tiếp của ngành giáo dục nên chưa có nguồn kinh phí để xây dựng mới các dự án ngoài nguồn vốn của Trung ương hỗ trợ.

Tiền Giang cũng nằm trong tình trạng chung của cả nước đó là một số trường học chưa có nhà vệ sinh hoặc có nhưng rất tạm bợ, thiếu nguồn nước sạch, sân chơi, cổng, hàng

rào… đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng học tập của học sinh cũng như việc bảo quản cơ sở vật chất của nhà trường.

Hệ thống trường đạt chuẩn còn ít, nhất là bậc trung học do khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất. Đến năm 2006 mới chỉ có 1 trường trung học phổ thông đủ tiêu chuẩn và được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (Trường trung học phổ thông Đốc Binh Kiều, Thị trấn Cai Lậy). Cơ sở vật chất thiếu thốn cũng làm cho việc phát huy tính sáng tạo và khả năng tư duy độc lập của học sinh bị hạn chế. Mặt khác, việc triển khai công nghệ thông tin để đổi mới quản lí giáo dục, đổi mới phương pháp dạy và học tập chưa đồng bộ vì phần lớn trường học vẫn còn thiếu phương tiện, thiết bị máy móc.

Trong khi đó, nguồn lực xã hội địa phương được huy động để đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo còn hạn chế. Cơ cấu giáo viên các cấp chưa đồng bộ, nhất là giáo viên trung học phổ thông. Đội ngũ giáo viên trung học còn thiếu so với qui định của Bộ, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa do học sinh bậc trung học những năm qua liên tục tăng và sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới. Chất lượng giáo dục ở một số trường ngoài công lập còn thấp, thiếu tính sáng tạo, chủ động để làm thay đổi bộ mặt giáo dục tỉnh nhà.

Các trường trung học chuyên nghiệp trên địa bàn Tỉnh hầu hết có qui mô vừa và nhỏ nên số lượng đào tạo còn ít. Những năm 2004 trở đi, do nhu cầu giáo viên tiểu học và cán bộ y tế ít làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu đào tạo trung học chuyên nghiệp. Đội ngũ giáo viên trung học chuyên nghiệp ít được tập huấn chuyên môn để nâng cao trình độ, cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu…

Chất lượng và số lượng đào tạo ở những vùng sâu vùng xa như các xã xa thị trấn của huyện Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công Tây và huyện Tân Phước, đây là 4/9 huyện có tỉ lệ học sinh bỏ học còn nhiều, duy trì sỉ số thấp, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, bổ túc văn hóa hàng năm thấp so với mặt bằng của Tỉnh. Nhìn chung, tỉ lệ học sinh lên lớp hoặc đậu vào các bậc học cao hơn sau trung học cơ sở, trung học phổ thông còn rất hạn chế.

Chất lượng học tập giữa các loại hình ở bậc trung học phổ thông còn chênh lệch khá lớn, tỉ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi chưa cao, loại học lực yếu và kém còn nhiều. Điều này có thể tham khảo qua bảng thống kê sau:

Bảng thống kê xếp loại học lực năm học 2005 – 2006 của tỉnh Tiền Giang.

bình Công lập 14,67 % 41,67% 36,01% 7,34% 0,31% Bán công 2,82% 28,63% 44,63% 18,64% 5,28% Dân lập 1,58% 11,59% 27,11% 44,21% 15,53%

Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Tiền Giang,tài liệu lưu trữ

Phong trào chống mù chữ - phổ cập giáo dục phát triển mạnh về số lượng nhưng chất lượng chưa được quan tâm đúng mức ở một số địa phương. Ở một số nơi, chất lượng học tập của nhiều lớp phổ cập giáo dục và bổ túc văn hóa còn thấp so với yêu cầu. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tiến trình đổi mới giáo dục.

Về cơ cấu, vẫn còn thiếu giáo viên ở một số môn học năng khiếu, môn học mới và một số loại hình làm cho đội ngũ giáo viên phổ thông chưa đồng bộ để đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện.

Vẫn còn một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục chưa quyết tâm cao trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy hoặc còn lúng túng về phương pháp dạy học mới.

Bên cạnh đó lại cũng có hiện tượng thừa giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở Mỹ Tho và các thị trấn nhưng lại thiếu giáo viên đạt chuẩn ở các vùng xa thị trấn, ở những trường mới thành lập.

Tiểu kết chương 3

So với giai đoạn 1986 - 1996, những năm từ 1996 đến 2006 phần lớn những khó khăn chung đã được đẩy lùi về cơ bản, công tác giáo dục - đào tạo của Tiền Giang cùng cả nước đi vào giai đoạn phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Chất lượng học tập mũi nhọn và đại trà không ngừng được củng cố và nâng cao thể hiện qua số liệu thống kê của các năm học từ 1996 – 2006 như sau:

Bảng thống kê xếp loại hạnh kiểm và học lực học sinh THCS và THPT của Tiền Giang (1996 – 2006)

Năm học Cấp THCS Hạnh kiểm (%) Học lực(%) T K TB Y Kém G K TB Y Kém 1996-1997 81,45 17,7 0,81 0,04 12,45 34,42 39,19 12,98 0,96 1997-1998 82,79 16,52 0,65 0,04 15,38 34,12 38,36 11,27 0,87

1998-1999 83,43 15,78 0,75 0,04 15,81 34,34 37,61 11,35 0,89 1999-2000 85,14 14,22 0,62 0,02 18,49 35,33 35,64 9,82 0,72 1999-2000 85,14 14,22 0,62 0,02 18,49 35,33 35,64 9,82 0,72 2000-2001 86,69 12,64 0,63 0,04 22,13 36,74 32,30 8,25 0,58 2001-2002 88,24 11,11 0,62 0,03 26,18 38,54 28,28 6,55 0,45 2002-2003 90,14 9,20 0,65 0,01 23,02 39,26 32,12 5,35 0,25 2003-2004 90,94 8,46 0,58 0,02 22,96 40,48 32,36 4,03 0,17 2004-2005 90,99 8,52 0,46 0,02 22,32 42,65 30,92 3,91 0,20 2005-2006 91,15 8,32 0,52 0,01 23,48 41,38 31,27 3,52 0,35 Năm học Cấp THPT Hạnh kiểm (%) Học lực(%) T K TB Y Kém G K TB Y Kém 1996-1997 82,34 15,58 1,9 0,18 8,36 44,32 41,04 6,10 0,18 1997-1998 80,15 17,35 2,17 0,33 9,23 36,44 42,97 10,53 0,83 1998-1999 78,47 18,66 2,49 0,38 9,06 35,21 43,94 11,10 0,69 1999-2000 75,80 21,46 2,42 0,32 10,23 36,43 40,53 11,74 1,07 2000-2001 71,90 24,50 3,07 0,53 9,72 37,25 41,66 10,47 0,90 2001-2002 75,71 20,88 2,86 0,55 11,40 37,80 37,90 12,02 0,88 2002-2003 77,04 19,49 2,72 0,65 9,93 35,96 41,01 12,19 0,91 2003-2004 79,68 16,85 2,93 0,54 12,03 36,07 38,56 12,01 1,32 2004-2005 79,51 17,54 2,42 0,52 11,70 38,26 38,01 10,38 1,64 2005-2006 81,15 17,16 1,52 0,17 13,22 38,09 37,52 10,32 0,85

Nguồn: Sở giáo dục Tiền Giang ,tài liệu lưu trữ.

Bên cạnh đó, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông khá cao so với tỉ lệ chung của cả nước. Số lượng học sinh giỏi cấp quốc gia là thước đo phản ánh chất lượng đào tạo mũi nhọn trong toàn Tỉnh.

Bảng thống kê tỉ lệ tốt nghiệp và học sinh giỏi cấp quốc gia trung học cơ sở và trung học phổ thông (1996 – 2006)

Năm học

Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp (%) Số lượng học sinh giỏi cấp quốc gia(người) THCS THPT 1996-1997 85,97 79,87 15 1997-1998 88,35 81,17 26 1998-1999 91,78 83,81 39 1999-2000 94,48 80,73 41 2000-2001 94,41 79,58 40 2001-2002 97,29 71,16 37

2002-2003 93,61 93,61 52

2003-2004 98,65 88,62 43

2004-2005 94,18 80,85 55

2005-2006 98.85 91,48 44

Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Tiền Giang

Có được thành quả trên là nhờ vào ngành giáo dục – đào tạo Tỉnh đã:

- Có những định hướng rõ ràng, cụ thể giúp toàn ngành quán triệt nhiệm vụ và hành động của từng người.

- Về chuyên môn đã triển khai, xây dựng cùng lúc các hoạt động :

+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy của tất cả các ngành, các cấp học góp phần tạo nên sự chuyển biến về chất trong quá trình giáo dục – đào tạo.

+ Chuẩn hóa giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học.

+ Đẩy mạnh và ổn định và hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học (2004) và trung học cơ sở (2006)

+ Phát triển trường đạt chuẩn quốc gia đặc biệt ở bậc trung học phổ thông.

-Thúc đẩy duy trì khả năng đào tạo của loại hình giáo dục thường xuyên, giáo dục cộng đồng và hoạt động dạy nghề đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho địa phương.

KẾT LUẬN

Từ một tỉnh thuần nông nhưng có truyền thống học tập từ trong quá khứ xa xưa của cư dân thời mở cõi, mảnh đất một nắng hai sương đã ghi nhận nhiều nổ lực, cố gắng của cộng đồng cư dân đối với con chữ. Trải qua 2 cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ, nhân dân Tiền Giang đã phải vượt qua nhiều khó khăn mới đến được với ánh sáng văn hóa. Chính vì vậy khi nước nhà độc lập thống nhất, được sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước hơn lúc nào hết đây chính là cơ sở, là bệ đỡ để nhân dân tỉnh Tiền Giang bước vào xây dựng và phát triển nền giáo dục dân tộc, toàn diện và hiện đại

Hai mươi năm đổi mới (1986 - 2006), giáo dục – đào tạo cả nước nói chung và Tiền Giang nói riêng đã dần hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước.

1. Từ năm 1986 đến năm 1996, khi bước vào giai đoạn đổi mới; giáo dục – đào tạo Tiền Giang đã có nhiều nổ lực trong hoạt động dạy chữ, dạy người và dạy nghề dù tình hình mọi mặt của ngành còn đang rất khó khăn: đội ngũ giáo viên thiếu và chưa đồng bộ, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ quản lí nhìn chung còn yếu, đời sống của đại bộ phận thầy cô giáo rất khó khăn, tỉ lệ học sinh bỏ học nhiều.. làm cho chất lượng giáo dục – đào tạo không ổn định. Tuy thế, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng trong công cuộc đổi mới; đồng thời nhận thức ý nghĩa to lớn của giáo dục – đào tạo; Tỉnh Đảng bộ đã kịp thời có các Nghị quyết, Chỉ thị về giáo dục – đào tạo nhằm chấn chỉnh, khắc phục khó khăn đẩy mạnh công tác giáo dục – đào tạo vừa nâng cao dân trí vừa đào tạo nguồn nhân lực cho Tỉnh.

Theo đó, mạng lưới trường lớp được sắp xếp, nâng cấp và ngày càng ổn định tạo cơ sở và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo chung của Tỉnh. Ngoài ra, do số lượng học sinh tăng (đặc biệt là cấp trung học), Tỉnh đã thực hiện một cách ráo riết nhưng đồng bộ tách các trường cấp I, II và cấp II, III để tiện quản lý và giảng dạy. Việc làm này đã nâng số trường trung học phổ thông (cấp III) từ 6 trường năm học 1995 - 1996 lên 26 trường trong năm học 2005 - 2006. [73, 6]

Xuất phát từ mục tiêu chuẩn hoá trường lớp, nhiều trường học khang trang, đầy đủ trang thiết bị đã bước đầu hình thành như: trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Côn

Một phần của tài liệu Giáo dục và đào tạo Tiền Giang (Trang 66 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)