SÂU RỘNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (1996 2006)

Một phần của tài liệu Giáo dục và đào tạo Tiền Giang (Trang 51 - 66)

- SỰ VẬN HÀNH ĐỒNG BỘ VÀ BƯỚC ĐẦUPHÁT TRIỂN

SÂU RỘNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (1996 2006)

3.1. Hoàn cảnh chung và các chỉ đạo của tỉnh Tiền Giang trong công tác giáo dục – đào tạo

Nhằm khắc phục những khó khăn, vượt qua thử thách trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngay tại Đại hội VII (1991); Đảng đã chủ trương đẩy mạnh công cuộc đổi mới theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và khẳng định “Nhân tố con người giữ vai trò quyết định”. Vị trí của giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu.

Đến năm 1996, Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đưa cả nước tiến vào một thời kì mới: thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Muốn thực hiện được mục tiêu trên Đảng đã chọn giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ làm “khâu đột phá” của thời kì mới, đề ra nguyên tắc phát triển giáo dục phải đi đôi với phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh lịch sử, chính trị đó năm học 1996 - 1997 là năm đầu tiên ngành giáo dục – đào tạo Tiền Giang triển khai thực hiện:

- Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng - Nghị quyết Đại hội VI của tỉnh Đảng bộ

- Chỉ thị số 14/GD - ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục - Chỉ thị Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường

- Chỉ thị số 15/CT.UB của Chủ tịch Uỷ Ban nhân dân Tỉnh

về công tác giáo dục – đào tạo, đồng thời xác định các năm học kế tiếp sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình và có những chủ trương điều chỉnh phù hợp với từng thời điểm cụ thể.

Ngoài ra, Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII), sau đó là Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và được cụ thể hoá bằng Quyết định 90/CP của Chính phủ về xã hội hoá trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội…là các văn kiện mang ý nghĩa pháp lí quan trọng để ngành giáo dục tổ chức triển khai, quán triệt trong ngành và ngoài xã hội tạo sự chuyển biến

trong nhận thức, hoạt động của các ngành các cấp, các lực lượng xã hội tham gia xây dựng phát triển sự nghiệp giáo dục.

Xác định chủ trương xã hội hóa giáo dục là con đường để phát triển giáo dục trong tình hình nhu cầu học tập của xã hội ngày càng tăng mà điều kiện để đáp ứng nhu cầu lại có hạn. Chính vì vậy, từ rất sớm, ngành giáo dục – đào tạo Tiền Giang đã tập trung triển khai, quán triệt chủ trương của Đảng đến các cấp quản lí trong ngành; đến đội ngũ cán bộ - giáo viên các cấp. Hầu hết các huyện, xã đều đã triển khai, quán triệt chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng; xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện qua cơ chế Đại hội giáo dục các cấp.

Chủ trương này đã kiện toàn bước đi có tính chất cơ bản của giáo dục – đào tạo Tiền Giang giai đoạn 1996 – 2006 mà trước đây việc thực hiện còn chưa được triển khai sâu rộng. Về việc xác định nhiệm vụ phát triển và đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2005 của Tỉnh, văn kiện Đại Hội VII Tỉnh Đảng bộ Tiền Giang có ghi: “Tập trung đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo theo hướng phát triển toàn diện với nội dung phương pháp dạy và học, mở rộng hệ thống trường lớp, tăng cường quản lí giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá”. Nội dung trên chính là định hướng cho sự phát triển sâu và rộng, phát triển cả chất và lượng của giáo dục – đào tạo Tiền Giang trong thời kỳ mới.

Để tăng cường thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã tích cực chỉ đạo sâu sát ngành giáo dục và đưa ra nhiều chỉ thị, biện pháp để phát triển giáo dục tỉnh nhà.

Năm 1998, Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển chức năng quản lí nhà nước và đào tạo nghề cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Đến năm 2005, khi Luật giáo dục ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo được xác định chức năng là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban Nhân dân Tỉnh quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh. Tất cả các cơ sở pháp lý nêu trên đã tạo điều kiện cho định hướng giáo dục - đào tạo Tiền Giang giai đoạn 1996 - 2006 đồng thời mở ra khả năng để giáo dục đào tạo Tiền Giang vươn lên đảm bảo yêu cầu phục vụ công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nước nhà.

3.2. Định hướng phát triển của giáo dục-đào tạo Tiền Giang từ 1996 - 2006

Trên cơ sở quán triệt Chỉ thị 287/HĐBT, Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng (NQ.TW4) và Chỉ thị 04/CT.UB của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Tiền

Giang đã có Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương II của Tỉnh uỷ, xác định hướng phát triển, đồng thời nêu những nội dung, biện pháp cụ thể của hoạt động giáo dục - đào tạo tỉnh nhà như sau:

 Tập trung đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo theo hướng phát triển toàn diện về nội dung, phương pháp dạy và học, mở rộng hệ thống trường lớp, tăng cường quản lí giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

 Thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục – đào tạo. Củng cố, nâng cao chất lượng công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, mở rộng công tác phổ cập trung học cơ sở. Phấn đấu đến năm 2005 có khoảng 70% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở; huy động 4% trẻ trong độ tuổi vào nhà trẻ, 45% vào học mẫu giáo, 99% vào học tiểu học, 80% vào học trung học cơ sở và 50% vào học trung học phổ thông.[46, 35]

 Hoàn thành việc tách trường phổ thông cơ sở thành trường tiểu học và trung học cơ sở vào năm 2000. Từng bước tách trường cấp II - III có qui mô lớn thành trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

 Đẩy mạnh công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học trên cơ sở phát động phong trào quần chúng rộng rãi. Phấn đấu hoàn thành chống mù chữ - phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2006. Từng bước phổ cập cấp II ở khu vực thị xã, thị trấn có điều kiện.

 Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa. Khắc phục cơ bản tình trạng thiếu giáo viên. Có biện pháp tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần nhằm ổn định đội ngũ giáo viên. Đề xuất chế độ thoả đáng đối với giáo viên vùng sâu, vùng xa. Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo của trường sư phạm, đẩy mạnh tốc độ chuẩn hoá - nhất là đối với giáo viên tiểu học.

 Kiện toàn bộ máy quản lí, giải quyết tình trạng thiếu giáo viên tin học, giáo viên ngoại ngữ. Khắc phục dần tình trạng thiếu giáo viên dạy nhạc – họa, tin học, kỹ thuật, giáo dục công dân ở các trường học. Hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở, tiếp tục thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiểu học và giáo viên mầm non. Triển khai chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1996 - 2000, 2001 -2005 cho giáo viên các cấp.

 Đẩy mạnh công tác đào tạo và chuẩn hoá giáo viên, phấn đấu đến năm 2005 có đủ giáo viên các bậc học và đạt chuẩn hoá. Thực hiện tốt chủ trương đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy. Tiến hành sắp xếp lại mạng lưới trường lớp và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho trường học, phấn đấu đến năm 2002 xoá hết phòng học tre lá; 100% trường học có hệ thống cấp nước sạch và hố xí hợp vệ sinh, 80% trường trung học cơ sở, 100% trường trung học phổ thông công lập và 30% trường trung học phổ thông bán công có thư viện, phòng thực hành thí nghiệm, 20% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.[46, 35]

 Chú trọng phát triển Đảng trong trường học. Qui hoạch đất đai và khuôn viên trường học theo chuẩn qui định. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật có trọng điểm và mang lại hiệu quả. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong xây dựng tu sửa trường lớp. Thu hẹp và dứt điểm các phòng học tre lá tạm thời, tăng cường sách, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.

 Kiện toàn, củng cố hệ thống trường lớp công lập thuộc các ngành, cấp học, chú trọng đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề của tỉnh để đủ sức đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh. Củng cố, xây dựng các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện đáp ứng yêu cầu học tập của cán bộ và nhân dân, đẩy mạnh việc nâng cao dân trí. Phát triển hệ thống trường lớp dân lập, tư thục ở mầm non, trường lớp bán công, dân lập ở phổ thông, trường tư ở phổ thông trung học; các cơ sở dạy nghề tư nhân ở những nơi có nhu cầu và điều kiện.

 Tiếp tục đầu tư hoàn thiện trường Cao đẳng Sư phạm, triển khai dự án trường Cao đẳng Cộng đồng. Khuyến khích tư nhân phát triển các cơ sở dạy nghề và thanh niên tự học nghề.

 Củng cố, tăng cường hệ thống thanh tra giáo dục các cấp, nâng cao hiệu quả thanh - kiểm tra trong ngành giáo dục – đào tạo. Khắc phục tình trạng tiêu cực trong dạy thêm - học thêm, kịp thời ngăn chặn các hiện tượng sử dụng chất kích thích, ma tuý, phim ảnh, sách báo đồi trụy xâm nhập vào nhà trường. Thực hiện giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục chính trị, đạo đức, các môn khoa học xã hội nhất là Tiếng Việt, Lịch Sử, Địa Lí…Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy

tính tích cực, sáng tạo của học sinh góp phần vào việc rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành đối với học sinh.

 Đẩy mạnh việc xã hội hoá giáo dục, nhân rộng các nhân tố mới trong phạm vi toàn tỉnh nhằm huy động sự đóng góp của toàn xã hội cho việc phát triển giáo dục.  Tạo chuyển biến mới về chất lượng giáo dục, hoàn chỉnh hệ thống trường chuyên,

lớp chuyên, lớp chọn, trường trọng điểm nhằm đào tạo nhân tài.

 Tiếp tục cải tiến quản lí, thực hiện cải cách thủ tục hành chánh, nâng cao hiệu quả quản lí chỉ đạo của các cấp. Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lí chỉ đạo ở cấp Sở, Phòng. Hoàn thiện cơ chế quản lí sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên cơ sở phân công, phân cấp quản lí theo ngành. Thực hiện triệt để quản lí nhà nước đối với giáo dục – đào tạo trong toàn tỉnh.

 Đề nghị Bộ và Chính phủ cho phép thành lập trường Đại học Tiền Giang để góp phần thúc đẩy phát triển giáo dục – đào tạo nói chung cho các tỉnh ở khu vực phía Bắc sông Tiền, trong đó có tỉnh Tiền Giang.

3.3.Kết quả đạt được và những tồn đọng cần khắc phục của giáo dục – đào tạo Tiền Giang (1996 – 2006)

3.3.1.Kết quả cụ thể

3.3.1.1. Giáo dục mầm non

Từ năm học 1994 - 1995 trở về sau, ngành học này có những chuyển biến lớn, tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất và những hạn chế trong việc dạy và học dần được khắc phục. Nhờ đó, chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ các cháu suy dinh dưỡng giảm đáng kể, đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngành học do Bộ qui định, tạo sự an tâm của xã hội, góp phần quan trọng trong việc tạo nền tảng để nâng cao chất lượng bậc tiểu học sau này…

-Năm học 1996 - 1997, Tỉnh có:

+ 6 nhà trẻ và 13 nhóm trẻ độc lập, 99 trường mẫu giáo, 67 tổ ghép chung với trường tiểu học.

+ Nhà trẻ đạt 2.43% số trẻ trong độ tuổi tính ra có tăng so với các năm trước nhưng nếu so với tỉ lệ chung của cả nước là 9.47% thì còn thấp.

+ Mẫu giáo đạt 40.93% số trẻ trong độ tuổi, cao hơn tỉ lệ chung của cả nước (39.36%). Riêng trẻ 5 tuổi, Tiền Giang nằm trong số 39 tỉnh, thành đạt tỉ lệ huy động từ 85% trở lên.

+ 5 nhà trẻ, 74 nhóm trẻ, 14 trường mầm non, 86 trường mẫu giáo. + Nhà trẻ huy động được 2.109 cháu, đạt 2.69%,

+ Mẫu giáo huy động được 36.498 cháu, đạt 44.78% trong đó trẻ 5 tuổi đạt 86.69%. Đến hết giai đoạn được xem là đột phá (2001 – 2005), con số này biến động không nhiều.

-Năm học 2005 - 2006, toàn Tỉnh có:

+ 4 nhà trẻ, 76 nhóm trẻ độc lập, 91 trường mẫu giáo, 20 trường mầm non, + Trong đó, nhà trẻ có 4.181 cháu đạt tỉ lệ 5% trẻ trong độ tuổi (0 - 2),

+ Mẫu giáo có 39.849, đạt 46,56%, trẻ 5 tuổi đến trường là 25.680, đạt 95% so độ tuổi. [68, 3]

Từ năm học 2001 - 2002 các trường mẫu giáo, mầm non trong tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ do Bộ giáo dục –Đào tạo ban hành. “Đổi mới hình thức tổ chức, chăm sóc giáo dục trẻ”, có biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, nâng cao hiệu quả phổ biến, tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ ở cộng đồng. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường từng bước có những chuyển biến rõ rệt, thể hiện qua tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng các năm như sau:

-Năm 2000 – 2001:

+ Ở Nhà trẻ tỉ lệ suy dinh dưỡng là 7.22%, giảm 10.91% so với đầu năm, +Ở Mẫu giáo tỉ lệ suy dinh dưỡng là 8.33%, giảm 10.94% so với đầu năm học. - Năm 2004 - 2005:

+ Nhà trẻ: 3.37%, giảm 9.72%, + Mẫu giáo: 4.76%, giảm 9.39%. -Năm học 2005 – 2006:

+ Nhà trẻ còn 2.96% suy dinh dưỡng, giảm 7.49% so với đầu năm học, + Mẫu giáo trẻ suy dinh dưỡng còn 4%, giảm 7.7% so với đầu năm.

Việc cải tiến, nâng cao và đổi mới phương pháp giáo dục trẻ được chú trọng, các nội dung giáo dục lễ giáo, giáo dục dinh dưỡng, giáo dục an toàn giao thông, chuyên đề tạo hình, nâng cao chất lượng làm quen với Toán, với Văn học, chữ viết cho trẻ mẫu giáo được đưa vào giảng dạy thông qua các chuyên đề giáo dục.

Việc đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm chỉ đạo bằng nhiều phương thức trong đó, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí nhà trường đã có nhiều tiến bộ. Ngành giáo dục mầm non năm học 2005 - 2006 đã ứng dụng thực hiện thí điểm phần

mềm Kidsmart ở 2 trường mầm non An Hữu (Cái Bè) và Lê Thị Hồng Gấm (Mỹ Tho). Phần mềm này sử dụng trong tổ chức các hoạt động giáo dục, sáng tạo thêm đồ dùng dạy học và khai thác các ý tưởng của chương trình giúp nâng cao hiệu quả học tập tích cực cho trẻ, ngoài ra các trường còn ứng dụng phần mềm Nutrikid trong xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn thuận lợi, đảm bảo tính khoa học, tiết kiệm.

Bên cạnh đó, chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường mầm non của tỉnh được mở rộng như: trang bị máy vi tính, cài đặt chương trình cho 100% lớp lá và có 1 phòng máy riêng (thực hiện ở các trường mẫu giáo Sao Sáng, Hùng Vương và trường Mầm Non Tỉnh).

Bên cạnh đó, các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Chợ Gạo, Thị xã Gò Công cũng đã trang bị máy vi tính cho 100% trường mẫu giáo. Chương trình vi tính hóa đã tạo được sự hấp dẫn đối với trẻ, tuy nhiên các trường đã ấn định và quản lý thời gian trẻ ngồi máy tối đa chỉ là 25 phút.

Như vậy, trong giai đoạn 1996 - 2006, các trường mầm non ở Tiền Giang đã từng bước thực hiện tốt chương trình giáo dục theo qui định và các chuyên đề trọng tâm trong

Một phần của tài liệu Giáo dục và đào tạo Tiền Giang (Trang 51 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)