Những thay đổi cần biết trong chiến lược hỗ trợ của WB đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu ''Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình thu hút và giải ngân nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ tổ chức ngân hàng thế giới (WB) của Việt Nam' (Trang 39 - 45)

II. Thực trạng thu hút và giải ngân ODA của W Bở Viêt Nam 1 Thu hút ODA từ WB của Việt Nam

4. Triển vọng thu hút ODA từ WB của Việt Nam.

4.1. Những thay đổi cần biết trong chiến lược hỗ trợ của WB đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Nam trong thời gian tới.

Trước tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn do những tác động của cuộc khủng hoảng ở Đông Nam á đã làm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm sút, theo dự báo của IMF tăng trưởng Việt Nam là 32% vào năm 1999 4,2% năm 2000(34). Theo WB với tốc độ cải cách như hiện nay, thì Việt Nam chắc chắn sẽ bị giới hạn ở tỷ lệ tăng trưởng 4,5% đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn giảm, năm 1998 số dự án ngân 11% và số vốn đăng ký giảm 10% so với 1997, 4 tháng đầu năm 1999 số dự án bằng 32% cùng kỳ 1998. Vốn thực hiện ước đạt 250 triệu USD giảm 84% so với cùng kỳ năm ngoái(35). Việt Nam chắc chắn sẽ bị giới hạn ở tỉ lệ tăng trưởng chỉ ở mức 4 - 5%. Hiện nay chính phủ Việt Nam cũng rất lo ngại những tác động xấu hơn từ cuộc khủng hoảng đến tăng trưởng chậm hơn đối với việc làm, giảm đói nghèo, công bằng xã hội, chênh lệch về thu (34) Investment Review 03/5/1999 b i Nascent gronts could le struntd, warns IMFà

(35) Báo nhân dân - ng y 5/5/1999 - Báo cáo cà ủa Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tình hình kinh tế -xã hội năm 1999 v àđầu năm 1999.

nhập và một cơ cấu kinh tế sử dụng nhiều vốn. Do vậy theo ngân hàng thế giới thì sự hỗ trợ của họ sẽ tập trung giải quyết hai yêu cầu cấp bách của nền kinh tế Việt Nam đó là:

- Khôi phục đã tăng trưởng

- Tăng cường chất lượng và tính bền vững của sự phát triển.

Mục tiêu này cũng đã được thể hiện trong chương trình7 điểm của chính phủ Việt Nam. Theo đó WB sẽ chú trọng hơn đến các vấn đề sau:

- Vấn đề nghèo đói và xã hội vì trong khi mức nghèo đói đang giảm, thì lại xuất hiện sự bất bình đẳng. Chiến lược giảm đói nghèo của WB tiếp tục nhấn mạnh đến tăng trưởng theo bề rộng đồng thời cũng cóbộ phận tập trung cho giúp đỡ những đối tượng bị tụt hậu lại sau:

-Gắn bó rõ ràng hơn giữa các dự án với đối thoại chính sách. Ngoài chức năng cung cấp tài chính WB đang thảo luận với một số Bộ ở Việt Nam để thực hiện chức năng cung cấp kiến thức và tư vấn chính sách bên cạnh cung cấp nguồn tài chính.

- Định hướng lại việc cho vay nhằm nhiều hơn vào phát triển nông thôn. Trước đây các khoản cho vay của WB để phục hồi cơ sở hạ tầng chiếm 50%, tuy nhiên trong thời gian tới WB sẽ hỗ trợ ít hơn nguồn lực cho các dự án cơ sở hạ tầng cỡ lớn mà dành nhiều vốn hơn cho các dự án nông nghiệp, tạo công ăn việc làm ở nông thôn và quản lý tài nguyên (xem bảng 7).

Bảng 7: Thay đổi cơ cấu cho vay của WB

Đơn vị: %

Lĩnh vực Giai đoạn

Quản lý kinh tế Môi trường &

nông thôn Phát triển nhân lực Các công trình hạ tầng 1994 - 1998 12 27 11 50 1999 - 2002 15 38 14 32

Nguồn: Việt nam - chiến lược hỗ trợ quốc gia của nhóm NHTG 1999-2002 - trang 10

Nguồn: Việt nam - chiến lược hỗ trợ quốc gia của nhóm NHTG - 1999- 2002 - trang 10.

- Một thay đổi nữa trong chiến lược hỗ trợ của WB là điều phối viện trợ tốt hơn và chuyển sang tài trợ theo chương trình. Do trong 5 năm gần đây viện trợ cho Việt Nam tăng lên các dự án tài trợ cũng tăng , vì vậy đã gây khó khăn cho công tác điều phối nguồn viện trợ của chính phủ. Việc chuyển sang tài trợ bằng chương trình lớn của chính phủ thay cho tập trung vào các dự án nhỏ, cụ thể sẽ giúp Việt Nam sử dụng hiệu quả hơn nguồn hỗ trợ của WB.

Đối với những thay đổi này Việt Nam cần nắm rõ để kịp thời có những xem xét chuẩn bị cần thiết đáp ứng yêu cầu khi thực hiện theo những thay đổi trong chiến lược hỗ trợ của WB ví dụ như khi chuyển sang hỗ trợ chưong trình lớn thì đòi hỏi công khai hơn trong chi tiêu công cộng bao gồm việc công bố ngân sách quốc gia, cải tiến qúa trình lập kế hoạch và chuẩn bị ngân sách.v.v..

Trong thời gian tới, giai đoạn 1999-1002, WB tiếp tục chương trình cho vay cho Việt Nam với trị giá 3,173 tỷ USD, cao hơn vốn cam kết 2,1 tỷ USD giai đoạn 1994 - 1998 gần 1,1 tỷ USD (xem phụ lục số 4). Bên cạnh đó WB còn có những hỗ trợ kỹ thuật, có kế hoạch dự phòng nếu tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục xấu hơn nữa. Đặc biệt WB cũng sẽ sẵn sàng xem xét việc cấp thêm các nguồn IDA giải ngân nhanh và các ngồn lực huy động từ các nhà tài trợ khác qua hai nguồn thứ nhất và khoản tín dụng cơ cấu đổi mới kinh tế và xã hội thực hiện nhanh để hỗ trợ các nỗ lực cải cách của Việt Nam và thứ hai là dự án hạ tầng nông thôn cho các xã (dành cho 1700 xã nghèo nhất) để giảm tối đa tác động xã hội của sự suy giảm kinh tế và cung cấp tài chính cho các vùng nghèo.

Như vậy có thể thấy những thay đổi theo hướng sát hơn với mục tiêu tình hình kinh tế của Việt Nam cũng như chương trình cho vay với mức vốn cam kết cao hơn đã mở ra triển vọng lớn hơn cho quá trình thu hút ODA từ WB của Việt Nam.

Đây được coi như là một cơ hội khách quan dành cho Việt Nam để đẩy mạnh thu hút ODA của WB. Bên cạnh đó còn có các cơ hội khác như lòng tin của các nhà tài trợ trong đó WB ngày càng tăng đối với những cố gắng của Việt Nam trong thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, tiếp đó là giải ngân ODA của WB có xu hướng tăng từ 1 năm tài khoá, 1994 trở lại đây: (xem bảng 8)

Bảng 8 : giải ngân của WB

Đơn vị : tỷ USD Năm tài khoá, chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998

Vốn giải ngân 15,9 18,3 19,3 20,0 24,9

Tăng năm sau so với năm trước (%)

- 15,1 5,5 3,6 24,5

Nguồn: vụ tài chính đối ngoại - Bộ tài chính.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội. Việt nam còn gặp phải những thách thức trong thu hút ODA của WB mà trước hết là thách thức do xu hướng giảm nguồn ODA từ các nhà tài trợ trên thế giới cho các nước đang phát triển.

Những khó khăn do xu hướng này mang lại là Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn đối với các nước khác như Trung Quốc, ấn Độ, Inđonêxia....để thu hút ODA của WB, cũng như ODA từ các nhà tài trợ khác. Ví dụ như Trung quốc, WB vẫn tài trợ mạnh cho nước này mặc dù Trung quốc là nước nợ lớn nhất của WB khoảng 40 tỷ US(36), nhưng bên cạnh đó Trung quốc đã thành công trong hội nhập thị trường Quốc tế, dự trữ ngoại tệ tăng, hệ thống pháp luật chung và luật đầu tư thương mại được cải thiện gây được lòng tin cho các nhà đầu tư. Mức thu nhập bình quân đầu người ở Trung quốc chỉ đạt 200 USD/năm, thấp nhất ở khu vực châu á - Thái bình Dương có khoảng 80 triệu người thu nhập dưới 1 USD/ngày.

Sẽ là thách thức lớn nếu Việt Nam khi nguồn ODA sẽ ngày càng giảm đi khi mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên và không nằm trong điều kiện của nước được nhận ODA nữa. Trước tình hình đó nếu Việt Nam không có những biện pháp hữu hiệu để tăng cường thu hút ODA, tranh thủ nguồn vốn này một cách tốt nhất bằng thực hiện giải ngân nhanh thì sẽ không tận dụng đực

nguồn hỗ trợ quan trọng này cho phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong khi nhu cầu vốn của Việt Nam còn rất lớn.

Nói tóm lại: nguồn vốn ODA của WB có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, đã và sẽ giúp cho Việt Nam trong cố gắng đạt được mục tiêu cần thiết là khôi phục đà tăng trưởng và tăng cường chất lượng và bền vững của sự phát triển. Song vấn đề quan trọng nhất là Việt Nam phải tranh thủ một cách tốt nhất nguồn vốn này bằng việc tăng nhanh tốc độ giải ngân vẫn còn chậm do những nguyên nhân chủ quan và khách quan đem lại. Điều này đặt ra là cần phải có các giải pháp thích hợp để khắc phục những nguyên nhân trên nhằm đẩy mạnh thu hút ODA của WB tăng tốc độ giải ngân của các dự án đặc biệt là khi Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng có những thách thức không nhỏ như hiện nay.

Chương III

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ ĐẨY MẠNH THU HÚT VÀ TĂNG NHANH TỐC ĐỘ GIẢI NGÂN NGUỒN ODA TỪ WB CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu ''Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình thu hút và giải ngân nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ tổ chức ngân hàng thế giới (WB) của Việt Nam' (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w