Tình hình huy động vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa- Hà nội (Trang 33 - 35)

X. 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NH trong những năm gần

2.3.1 Tình hình huy động vốn.

Huy động vốn là công việc đầu tiên làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh của NH. CN NHCT Đống Đa được đánh giá là một trong những CN trong hệ thống NHCT có có số vốn huy động tăng trưởng không ngừng và thường xuyên vượt kế hoạch đặt ra.

Hàng

Bảng1: Tình hình huy động vốn của CN NHCT Đống Đa trong thời gian qua.

Đơn vị: Tỷ đồng. 2001 2002 2003 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi TK 1.230 61,2 1.360 58,6 1.700 65,4 -TGTK KKH 25 1,2 20 0,9 25 1,0 -TGTK có KH 1.205 60,0 1.340 57,7 1.675 64,4 Tiền gửi TCKT 750 37,3 800 34,5 900 34,6 Kỳ phiếu 30 1,5 160 6,9 0 0 Nội tệ 1.500 74,6 1.750 75,4 2.100 80,8 Ngoại tệ 510 25,4 570 24,6 500 19,2 Tổng nguồn vốn 2.010 100 2.320 100 2.600 100 Nguồn: Phòng tổng hợp CN NHCT Đống Đa.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của CN NHCT Đống Đa những năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2001, tổng nguồn vốn huy động là 2.010 tỷ đồng. Năm 2002, tổng nguồn vốn huy động là 2.320 tỷ đồng tăng 310 tỷ đồng (tốc độ tăng là 15,42 %) so với năm 2001. Năm 2003, tổng nguồn vốn huy động là 2.600 tỷ đồng tăng 280 tỷ đồng (tốc độ tăng là 12,07%) so với năm 2002.

Trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2001, lượng tiền gửi tiết kiệm là 1.230 tỷ đồng, chiếm 61,2% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2001, tiền gửi tiết kiệm tăng 40 tỷ đồng chiếm 58,6% tổng nguồn vốn huy động; năm 2003 tăng 340 tỷ đồng chiếm 65,4% tổng nguồn vốn huy động. Trong đó, nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm vị trí khống chế. Cụ thể, năm 2001, tiền gửi tiết

Hàng

kiệm có kỳ hạn chiếm 60% tổng nguồn vốn huy động; năm 2002, chiếm 57,7%; năm 2003, chiếm 64,4% tổng nguồn vốn huy động. Đặc điểm của nguồn vốn này là tính ổn định cao mở cho NH lợi thế sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo tỷ lệ quy định. Tuy nhiên, nguồn vốn này phải trả lãi suất cao sẽđội chi huy động vốn của NH. Trong khi đó, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tuy không có tính ổn định nhưng chi phí huy động rất rẻ lại chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động và ngày càng có xu hướng giảm (năm 2001, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm 1,2%; năm 2002 chiếm 0,9% và năm 2003 chiếm 1,0% tổng nguồn vốn huy động).

Tương tự, nguồn tiền gửi của các TCKT chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn của NH và ngày càng có xu hướng giảm (từ 34,5 đến 37,3%). Thực tế này bắt nguồn từ đặc điểm các tổ chức kinh tế trên địa bàn quận Đống Đa chủ yếu là sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, chu chuyển tiền hàng chậm, lượng vốn chu chuyển trong công nghiệp không lớn bằng trong thương nghiệp. Do vậy tiền gửi doanh nghiệp nhỏ. Hơn nữa, việc thanh toán trong công nghiệp thường thực hiện vào cuối năm nên lượng tiền gửi vào NH cũng không phân đều trong cả năm.

Mặt khác, do đặc điểm địa bàn quận Đống Đa là địa bàn nội địa nên nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động và ngày càng có xu hướng tăng lên (từ 74,6% năm 2001 đến 80,8% năm 2003). Trong khi nguồn vốn huy động ngoại tệ là nguồn vốn nhiều tiềm năng lại chiếm tỷ trọng ngược lại. Trong thời gian tới, NH cần có chính sách huy động vốn hợp lý đểđạt một cơ cấu vốn huy động hợp lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa- Hà nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)