Giải pháp về môi trường (cơ sở hạ tầng, tài nguyên, cảnh quan )

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược Marketing du lịch DALAT- LÂM ĐỒNG đến 2020 (Trang 87)

Môi trường kinh doanh du lịch tác động ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến chiến lược Marketing du lịch. Bao gồm môi trường tự nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội.

3.3.4.1. V t nhiên: Để góp phần cải thiện môi trường và giảm thiểu những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch cần có cơ quan chuyên trách về môi trường du lịch theo dõi khai thác tiềm năng du lịch và thực hiện các giải pháp để gìn giữ, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch. Có hệ thống kiểm soát, quản lý và thường xuyên thông tin về hiện trạng diễn biến môi trường, đề xuất các giải pháp kịp thời khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái chung. Tăng cường quan hệ liên ngành trong quản lý môi trường.

3.3.4.2. V kinh tế - văn hoá - xã hi: Khi nền kinh tế phát triển cao, nhu cầu về vật chất cơ bản đã được thỏa mãn thì nhu cầu về du lịch - tham quan nghỉ dưỡng để tìm lại sự cân bằng sinh học cho cơ thể con người là một đòi hỏi thiết yếu. Đô thị hóa tạo điều kiện cho dịch vụ du lịch đáp ứng những nhu cầu trên, và ngược lại việc nghiên cứu

mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế - đô thị hóa và phát triển du lịch là bài học bổ ích cho quá trình quy hoạch phát triển. Đểđảm bảo du lịch phát triển bền vững, cần khoanh định các tài nguyên đã được xếp hạng; cảnh quan có tiềm năng khai thác lớn.

Trước hết, tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường. Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp và huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư trong một nỗ lực chung. Đồng thời chú trọng hợp tác quan hệ quốc tế về mọi mặt, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng môi trường và sản phẩm du lịch.

3.3.5.Gii pháp v loi hình và cht lượng sn phm (SP mi & đa dng hóa)

Sản phẩm trong môi trường Marketing được hiểu là một giải pháp cho mọi vấn đề, bởi vì nó giải quyết vấn đề mà khách hàng cần giải quyết, và thông qua đó doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.

Sản phẩm hiện có của các công ty và doanh nghiệp du lịch Dalat nên định hướng tăng thị phần bằng cách cải tiến sản phẩm, dịch vụ hoặc tập trung đầu tư phát huy tính ưu việt để tăng sức cạnh tranh. Đồng thời tranh thủ mở rộng quy mô để hạ giá thành nhằm chiếm lĩnh thị phần trong một thị trường triển vọng (tăng trưởng cao).

3.3.5.1. Phát trin sn phm mi: Trước hết, tiến hành điều tra đánh giá một cách chính xác về hiện trạng (số lượng và chất lượng) các sản phẩm du lịch chính và cách chính xác về hiện trạng (số lượng và chất lượng) các sản phẩm du lịch chính và những tiềm năng còn chưa được khai thác. Phân loại khách sạn và hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, có quy định chặt chẽ về tiện nghi - dịch vụ, đồng thời tiến hành kiểm tra thường xuyên đểđảm bảo chất lượng các sản phẩm dịch vụ không bị xuống cấp.

Phân loại, hệ thống hoá và tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống, khuyến khích mở các điểm trưng bày các sản phẩm hội họa, điêu khắc, cây cảnh, các hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Có những quy định đối với các cơ sở tư nhân, để tránh tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến sự phiền hà đối với du khách. Nhưng phải đặc biệt lưu ý đến quyền lợi người dân, ưu đãi thảo đáng đối với các nghệ nhân tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo này. Đồng thời, hợp tác với địa phương lân cận để tạo nhiều hơn các tour du lịch có chất lượng cao.

3.3.5.2. Đa dng hóa các loi hình sn phm du lch: Ở mỗi điểm đến tạo một bức tranh đa dạng những sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng, khuyến khích mở rộng một bức tranh đa dạng những sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng, khuyến khích mở rộng nhiều loại hình dịch vụ hấp dẫn hơn. Phát triển loại hình sản phẩm theo hướng sau:

- Du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần: Du lịch nghỉ dưỡng núi tiếp tục giữ vai trò quan trọng, đặc biệt đối với khách nội địa. Ngoài ra phát triển mạnh các tour du lịch chữa bệnh, cuối tuần cho khách trong tỉnh kết hợp vui chơi giải trí và ẩm thực. Khai thác loại hình truyền thống này không chỉ ở khâu lưu trú, Bên cạnh việc mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ, khách quốc tế và Việt kiều cũng rất ưa thích dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

- Du lịch tham quan, nghiên cứu: Loại hình du lịch này khá đa dạng, ngoài việc tham quan cảnh quan, kiến trúc.. cần phát triển du lịch văn hoá - di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống, văn hoá các dân tộc ít người. Xây dựng, củng cố và kết hợp tính dân tộc với hiện đại, để nâng hàm lượng văn hóa trong việc phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí ở các nhà hàng - khách sạn và ở khu du lịch.

- Du lịch sinh thái: Chú trọng khai thác du lịch thể thao; phát triển mạnh tour du lịch con đường xanh Tây Nguyên, trang trại đồng quê… Ngoài ra mở rộng thêm các tour tuần trăng mật, thám hiểm...cho tuổi trẻ. Phát triển du lịch Dalat phải gắn liền với việc các loài hoa đặc trưng như: Hoa Anh Đào, hoa Mimoza, hoa Tường vi, Forget me not... Tôn tạo lại các vườn cây ăn trái đặc sản vốn có ở Dalat để tạo sức hút đối với du khách như: Vườn Mận, vườn Đào, vườn Hồng... có thể tạo điểm nuôi thả chim, bướm kết hợp với những cánh đồng hoa và ép hoa, bướm phục vụ du khách.

- Du lịch thăm thân: Khai thác các sản phẩm dân dã, đồng quê, ẩm thực dành cho Việt Kiều và người nước ngoài có mối quan hệ gia đình ở Việt Nam.

- Du lịch thương mại, công vụ: Cần chú ý khai thác các sản phẩm du lịch phục vụ cho hội nghị, hội họp, hội chợ và khuyến thưởng kèm theo những sự kiện đặc biệt. Loại hình này chú trọng phát triển cả cho khách thương gia quốc tế và nội địa.

- Du lịch văn hóa lễ hội: Khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, các lễ hội tiêu biểu như lễ hội Hoa Xuân, lễ hội Tình yêu, lễ hội Cồng chiêng, lễ hội ngày mùa... của đồng bào dân tộc. Chú trọng việc khai thác các truyền thuyết về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trọng điểm, các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thểđể phục vụ du khách.

Kết lun

Dalat đẹp và hấp dẫn không hẳn vì có nhiều thác nước hùng vĩ, cảnh hồ nên thơ, rừng thông vi vút ngút ngàn, hoa nở bốn mùa; cũng không chỉ vì có nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Mà cái hấp dẫn của Dalat chính là ở sự kết hợp tổng quan, hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên với những nền móng xã hội của nó. Trong đó con người với tấm lòng hiếu khách, lịch thiệp duyên dáng đã trở thành linh hồn sống của Thành phố.

Nhưng thực tế, hầu hết các doanh nghiệp du lịch Dalat có quy mô nhỏ và vừa nên chưa đẩy mạnh ứng dụng các chiến lược Marketing vào du lịch một cách hữu hiệu. Hơn nữa, có quá nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường nhưng tiềm lực về tài chính hạn chế, dẫn đến tình trạng không có điều kiện để lựa chọn sản phẩm - dịch vụ chất lượng cao hay đầu tư vào đổi mới. Ra quyết định thường chủ yếu theo kinh nghiệm và cảm tính , thiếu tầm nhìn chiến lược ở cấp vĩ mô.

Mặc dù trong ngành Marketing, Dalat còn đang ở bước khởi đầu, nhưng nếu được kích thích và đầu tư hợp lý, nhất là tạo ra môi trường nghiên cứu cho những người hứng thú và có khả năng nghiên cứu, thì hy vọng ngành Marketing nói chung và định hướng chiến lược Marketing du lịch Dalat nói riêng sẽ phát triển khả quan trong giai đoạn tới. Góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để Dalat xứng danh với đô thị tầm cở khu vực trong tương lai như mong mỏi của bao khách viễn du. Vấn đề là ở chỗ, nếu du lịch Dalat tự nhận thức chính xác vấn đề ngay trong nội bộ, đánh giá đúng tiềm lực của mình và đối thủ cạnh tranh hoặc quan hệ, hợp tác với các chuyên gia Marketing để có được lời khuyên sáng suốt, kịp thời khi gặp khó khăn. Thì nhận thức về thương hiệu chắc chắn được cải thiện, từđó có thể chủđộng tham khảo để vận dụng các chiến lược, giải pháp Marketing du lịch làm kim chỉ nam cho mọi kế hoạch hành động tiếp theo.

Tóm li: Dalat, điểm đến của những ngoạn mục và nên thơ cần nỗ lực để tự làm mới mình, khuôn mặt Thành phố từng ngày từng giờ phải được đổi mới. Tin tưởng và hy vọng rằng, Dalat sẽ khẳng định được là điểm đến hấp dẫn, an toàn và mến khách trong tương lai không xa. Mà trước mắt là festival hoa 2007 nhân dịp kỷ niệm 100 năm hoạt động du lịch Dalat (115 năm hình thành và phát triển TPDalat), với 10 công trình trọng tâm và 12 công trình trọng điểm mới về phát triển du lịch - đang chào đón du khách.

1

Kiến nghị

¾ Th nht, điểm đáng lưu ý là: Hiện nay mô hình lý thuyết Marketing ở phương Tây đã và đang áp dụng ở Việt nam (có điều chỉnh) là khác rất nhiều với chúng ta về mức độ phát triển và văn hóa (2 yếu tốảnh hưởng mạnh đến hoạt động Marketing). Một trong những hướng mới được nhiều nhà nghiên cứu Marketing quan tâm nhiều nhất là khả năng thay thế của mô hình hỗn hợp 4P (Marketing-mix) thành mô hình Marketing mối quan hệ. Bởi vì, mô hình 4P có lẽ chưa diễn tảđược mối quan hệ tương tác trong mạng Marketing, hơn nữa, sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Internet đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có ngành Marketing. Nhưng cho đến nay hầu nhưđội ngũ có trình độ nghiên cứu tương tác mạng còn khan hiếm, dẫn đến chỉ thực hiện Internet như là một công cụ hỗ trợ các chức năng của Marketing, đặc biệt kênh thông tin và dữ liệu. Do vậy, vấn đề trang bị những phương pháp và công cụ nghiên cứu một cách có hệ thống là một việc cần làm trong chương trình đào tạo cán bộ quản lý kinh tế từ bậc Đại học trở lên. Vì những chuyên đề này khó có thể tự nghiên cứu lấy.

¾ Th hai, kinh tế phát triển, đời sống vật chất ngày một dồi dào nên nhu cầu tinh thần đi du lịch gia tăng. Hơn nữa, điều kiện của học sinh phổ thông đã có nhiều thuận lợi, không còn phải lo gánh nặng kinh tế nhiều. Vì vậy, nên chăng Bộ Giáo dục & Đào tạo sớm cải tiến lại lịch nghỉ trong năm học, thay vì nghỉ hè 3 tháng (6,7,8) thì chỉ cần 1,5 - 2 tháng hè là đủ, còn lại chuyển sang nghỉ vào cuối học kỳ I và tết dài hơn để giành thời gian phục vụ nhu cầu đi du lịch nghỉ ngơi, giải trí được nhiều lần. Đáp ứng xu hướng phát triển trí lực cho con người bằng các kỳ nghỉ thích hợp, bổ ích; nhằm giảm tải mật độ du lịch những lúc cao điểm, tăng cường thời gian nghỉ rãi đều quanh năm.

¾ Đối với chính phủ và các cơ quan trung ương: Thống nhất xây dựng hạ tầng khu du lịch, công tác đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến phát triển du lịch các địa phương. Lồng ghép các chương trình dự án của các bộ, ngành gắn với phát triển du lịch quốc tế để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lịch cho địa phương. Tích cực cấp vốn qui hoạch chi tiết cho khu du lịch quốc gia đã được phê duyệt. Ưu tiên các dự án đầu tư bảo vệ, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng.

2 Khuyến khích tư nhân bỏ vốn nhận thầu các tuyến điểm du lịch, khai thác tiềm năng, hoặc thế mạnh du lịch của địa phương với chếđộ lãi suất ưu đãi cho đầu tư.

Cụ thể hóa những ưu đãi vềđầu tư nước ngoài trong ngành du lịch như thuế, thuê đất... Khuyến khích các dự án đầu tư cơ sở đào tạo cán bộ du lịch có vốn 100% nước ngoài. Chú trọng đến nguồn tài lực và chất xám của Việt kiều trên khắp thế giới tạo điều kiện thuận lợi để họđem vốn liếng vềđầu tư tại Việt Nam.

Bỏ vốn khi có cơ hội đầu tư các phòng thông tin, phương tiện tìm hiểu về Việt Nam tại các sứ quán Việt Nam ở nước ngoài. Hỗ trợ việc thuê các chuyên gia nước ngoài quản lý, xây dựng các dự án hoặc Marketimh tư vấn kinh doanh du lịch.

(Ph lc 16: Định hướng phát trin Du lch Vit nam)

¾Đối với chính quyền địa phương: Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, cổ phần hóa khách sạn, nhà hàng của nhà nước, ban hành thuộc thẩm quyền các chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư. Trên cơ sở nội dung điều chỉnh quy hoạch đã phê duyệt. Trước hết là tập trung mọi nỗ lực cho kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển du lịch Dalat gắn với lễ Festival hoa 2007. Làm đòn bẩy cho các chiến lược phát triển tiếp theo, trên cơ sở phối hợp với các sở, ban ngành chức năng có liên quan trong và ngoài tỉnh chủ động hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình hành động về du lịch theo chức năng chuyên môn. Căn cứ nội dung kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng chương trình và từng năm, tổ chức chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch và quản lý các dự án đầu tư du lịch ở mỗi cấp đảm bảo phù hợp theo đúng định hướng phát triển kinh tế- xã hội chung./.

3

Tài liu tham kho

1. Alries, Jacktrout (2003), Chiến tranh tiếp thị, Nxb Văn hoá Thông tin.

2. Trương Phúc Ân (2000), Bí mật thành phố hoa Dalat, Nxb Văn nghệ.

3. TS Nguyễn Bích & Th.S Nguyễn Mạnh Tuân (2005), GT nguyên lý Marketing, Hà nội.

4. Vũ Tuấn Cảnh (2003) “Du lịch Việt nam, thực trạng và chiến lược phát triển đến năm 2010”; dự án xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt nam, Tr 15-20.

5. Nguyễn Thị Doan (1994), Giáo trình Marketing KS - du lịch, ĐH Thương mại, Hà Nội.

6. PGS.TS Nguyễn T Liên Diệp (1997), Chiến lược & chính sách kinh doanh, Nxb Tkê.

7. TS Nguyễn Thị Liên Diệp; TS HồĐức Hùng (1996), Quản trị Marketing, Nxb Thống kê.

8. Nguyễn Văn Đính - Nguyễn Văn Mạnh (1999), Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch, Nxb Thống kê.

9. GS.TS HồĐức Hùng (2004), Quản trị Marketing,Viện n/c KTPT – ĐHKT TP.HCM.

10. GS.TS HồĐức Hùng (2003) “Thực trạng và giải pháp Marketing TP.HCM ”, TP.HCM.

11. Nguyễn Minh Hòa (2003), “Thửđi tìm một diện mạo mới cho Dalat”; Phát triển du lịch

12. sinh thái bền vững tại Dalat - Lâm Đồng, tr 62-65.

13. Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn Khoa học Du lịch, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

14. Trần Văn Thông (2003), Tổng quan du lịch. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Mạnh Thường (2000), Dalat, thiên đường du lịch, Nxb Văn hoá thông tin.

16. Nguyễn Đình Thơ (1998), Nghiên cứu Marketing du lịch, NXB Giáo dục.

17. Thu Thuỷ (2005), Những chiến lược Marketing hiệu quả diệu kỳ, NXB LĐXH.

18. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang (2001), Marketing du lịch, Nxb TP. Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Đức Ngọc (2005), Nghệ thuật Marketing, NXB LĐXH.

20. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, Nxb ĐHQG Hà Nội.

21. TS Phạm Xuân Lan (2005), Giáo trình quản trị chiến lược, ĐH Kinh tế TP.HCM.

22. Th.S Nguyễn Hùng Phong, Phương pháp nghiên cứu, ĐH Kinh Tế TP.HCM.

23. Hồ việt (2003), “Phát triển du lịch sinh thái bền vững”, Dalat - Lâm Đồng tr1-9.

24. Báo Du lịch (2006, 2007), các số trong năm, Tổng cục du lịch.

25. Báo Lâm Đồng (năm 2005, 2006) Số 2528 và các số 2591 đến 2637.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược Marketing du lịch DALAT- LÂM ĐỒNG đến 2020 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)