Giải pháp truyền thông, tiếp thị (thu hút du khách)

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược Marketing du lịch DALAT- LÂM ĐỒNG đến 2020 (Trang 85)

lại vận động không ngừng. Trong chiến lược tạo dựng, phát triển thương hiệu thì vai trò quan trọng thuộc về con người tâm huyết, năng động, sáng tạo. Không thể phủ nhận rằng chính sách thương hiệu đem lại cho khách hàng cảm giác thật và đáng tin cậy nhất. Do đó, một hướng đi cho thương hiệu luôn là một thách thức lớn.

3.3.3.1. Gii pháp v truyn thông, tiếp thị: Nhằm xây dựng hình ảnh du lịch Dalat có giá trị thương hiệu mạnh, gia tăng sự nhận biết của du khách về sản phẩm, dịch vụ du lịch. Có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả, nhưng nói chung, với khả năng còn hạn chế, thì quan điểm “Marketing kết nối” tỏ ra thích hợp nhất để khuyến khích du khách nói về sản phẩm của Dalat. Đó là một phương thức tiếp thị từ 2 phiá, nếu giá trị của sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu có một chất lượng nổi bật sẽ tạo ra được khả năng tự truyền miệng nhằm thu hút du khách một cách rộng khắp và nhanh chóng. Trong lĩnh vực du lịch, sẽ rất khó để du khách lựa chọn nếu không quảng cáo, nhưng cũng không hẳn quảng cáo mạnh mẽ, liêu tục sẽ chắc chắn lôi cuốn, thậm chí phản tác dụng nếu có sự sai sót. Nên ngoài con đường “Marketing kết nối” và quảng cáo, Dalat còn có thế mạnh bằng con đường thông qua các lễ hội, các sự kiện “hot” độc đáo về sản phẩm như hoa, trà và du lịch cảnh quan thiên nhiên để xây dựng một hình ảnh cao cấp, năng động, đẳng cấp. Cũng có thể sử dụng chiến thuật Marketing kiểu "du kích" giúp giảm chi phí mà vẫn gia tăng được lợi nhuận.

Vì năng lực tài chính có hạn, du lịch Dalat có thể chọn phương án tiếp thị tập trung phát triển Marketing trực tuyến, với đội ngũ nhân viên cần cù, mến khách cùng các chính sách hợp lý sẽ kích thích được các nhà tiếp thị và du khách trở thành đồng minh, nếu chương trình Marketing hấp dẫn du khách... Lợi ích của Marketing trực tuyến là rất đa dạng và có ưu thế khác biệt, có thể gặp nhau hay trao dổi thông tin qua không gian ảo mà không cần biết đối tượng ở gần hay ở xa. Đó cũng là một phương tiện hữu hiệu để các nhà hoạt động Marketing tiếp cận với các thị trường du lịch trên toàn thế

giới. Không những thế, Marketing trực tuyến còn giảm được thời gian và chi phí, vì chỉ với 1/10 chi phí thông thường Marketing trực tuyến có thểđem lại hiệu quả gấp đôi, do đến được với nhiều người hơn và mang tính tương tác cao hơn.

Vì số người sử dụng Internet ngày càng nhiều, vì vậy Blog hay Vi-Marketing sẽ đóng vai trò chủđạo trong việc quảng bá và tiếp thị sản phẩm. Vi-Marketing giống như việc trồng cây, bắt đầu với những “hạt” ý tưởng, sau đó trồng nó trên một loại “đất” thích hợp và khi “cây” trưởng thành mới bắt đầu thu hoạch “quả”. Vì vậy, công việc này đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn với “baby boomers” nhưng kết quả bền vững và công việc tăng trưởng đều đặn.

Nói chung, việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội đặc biệt là Blog không đem lại những kết quả trực tiếp, mà “Blog là một công cụ Marketing gần giống với chất xúc tác trong các phản ứng hóa học chứ không phải là cái búa với đinh”. Vì vậy, cần thiết kế một dây chuyên cung ứng thân thiện trên cơ sở chia Marketing thành hai bộ phận: chiến lược và hành động. Bộ phận hành động sẽ phụ trách mảng quảng cáo và các chiến dịch khuyến khích mua hàng cũng như các công cụ bán hàng. Bộ phận chiến lược sẽ phụ trách mảng nghiên cứu và đánh giá thị trường; thu thập thông tin từ các nhân viên bán hàng và ghi nhận những đánh giá từ khách hàng, nhằm phát triển tầm nhìn dài hạn, chia sẻ quan điểm với nhà quản trị và người phụ trách phát triển sản phẩm.

Tóm lại, “thân thiện” là thuật ngữ không thực sự quen thuộc với hoạt động quản lý dây chuyền cung ứng. Tuy nhiên, trong mọi lĩnh vực nó có thể là tấm vé sinh tồn và thậm chí là thịnh vượng trong một thế giới kinh doanh mới ngày nay.

Đó là: "Một giải pháp trọn gói đầy lý lẽ và mang tính khuyến khích, được đưa ra để giải quyết các nhu cầu bức thiết, các vấn đề mà khách hàng gặp phải, nó chuyển tải những lợi ích nhằm thúc đẩy nhóm khách hàng trọng tâm ứng xử theo hướng tích cực".

Bao gồm toàn bộ các nổ lực của tổ chức nhằm tạo ra giá trị hay lợi ích cho khách hàng (thượng đế). Làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, đảm bảo lời hứa từ thương hiệu và việc thực thi lời hứa, là bày tỏ sự quan tâm tới khách hàng. Chính vì vậy, mỗi nhân viên ở bất kỳ bộ phận nào ở các kênh giao dịch, tiếp đón trong ngành du lịch, trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến du khách đều phải hướng đến tạo cảm giác thân thiện, tin cậy, thoải mái, trên cơ sở trung thực và chân thành, tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.

Du khách muốn mong đợi của họđược đáp ứng đầy đủ và nhất quán với xu hướng cảm nhận chất lượng dịch vụ bằng phép so sánh : Thỏa mãn = Nhận thức - Kỳ vọng.

3.3.3.3. Gii pháp phân khúc th trường:Đòi hỏi phải tìm hiểu kỹ thị trường để có thể chia khách hàng theo từng nhóm có cách ứng xử như nhau khi tiếp cận một giải pháp thể chia khách hàng theo từng nhóm có cách ứng xử như nhau khi tiếp cận một giải pháp Marketing. Quan trọng hơn cả, phân khúc thị trường nhằm đón đầu nhu cầu thị trường. Tốt nhất là sử dụngMarketing trải nghiệm để mang đến cho du khách kinh nghiệm tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm theo cách thú vị và đáng ghi nhớ. Bằng cách:

3.3.4.Giải pháp về môi trường (Cơ sở hạ tầng, tài nguyên, cảnh quan...)

Môi trường kinh doanh du lịch tác động ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến chiến lược Marketing du lịch. Bao gồm môi trường tự nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội.

3.3.4.1. V t nhiên: Để góp phần cải thiện môi trường và giảm thiểu những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch cần có cơ quan chuyên trách về môi trường du lịch theo dõi khai thác tiềm năng du lịch và thực hiện các giải pháp để gìn giữ, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch. Có hệ thống kiểm soát, quản lý và thường xuyên thông tin về hiện trạng diễn biến môi trường, đề xuất các giải pháp kịp thời khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái chung. Tăng cường quan hệ liên ngành trong quản lý môi trường.

3.3.4.2. V kinh tế - văn hoá - xã hi: Khi nền kinh tế phát triển cao, nhu cầu về vật chất cơ bản đã được thỏa mãn thì nhu cầu về du lịch - tham quan nghỉ dưỡng để tìm lại sự cân bằng sinh học cho cơ thể con người là một đòi hỏi thiết yếu. Đô thị hóa tạo điều kiện cho dịch vụ du lịch đáp ứng những nhu cầu trên, và ngược lại việc nghiên cứu

mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế - đô thị hóa và phát triển du lịch là bài học bổ ích cho quá trình quy hoạch phát triển. Đểđảm bảo du lịch phát triển bền vững, cần khoanh định các tài nguyên đã được xếp hạng; cảnh quan có tiềm năng khai thác lớn.

Trước hết, tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường. Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp và huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư trong một nỗ lực chung. Đồng thời chú trọng hợp tác quan hệ quốc tế về mọi mặt, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng môi trường và sản phẩm du lịch.

3.3.5.Gii pháp v loi hình và cht lượng sn phm (SP mi & đa dng hóa)

Sản phẩm trong môi trường Marketing được hiểu là một giải pháp cho mọi vấn đề, bởi vì nó giải quyết vấn đề mà khách hàng cần giải quyết, và thông qua đó doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.

Sản phẩm hiện có của các công ty và doanh nghiệp du lịch Dalat nên định hướng tăng thị phần bằng cách cải tiến sản phẩm, dịch vụ hoặc tập trung đầu tư phát huy tính ưu việt để tăng sức cạnh tranh. Đồng thời tranh thủ mở rộng quy mô để hạ giá thành nhằm chiếm lĩnh thị phần trong một thị trường triển vọng (tăng trưởng cao).

3.3.5.1. Phát trin sn phm mi: Trước hết, tiến hành điều tra đánh giá một cách chính xác về hiện trạng (số lượng và chất lượng) các sản phẩm du lịch chính và cách chính xác về hiện trạng (số lượng và chất lượng) các sản phẩm du lịch chính và những tiềm năng còn chưa được khai thác. Phân loại khách sạn và hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, có quy định chặt chẽ về tiện nghi - dịch vụ, đồng thời tiến hành kiểm tra thường xuyên đểđảm bảo chất lượng các sản phẩm dịch vụ không bị xuống cấp.

Phân loại, hệ thống hoá và tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống, khuyến khích mở các điểm trưng bày các sản phẩm hội họa, điêu khắc, cây cảnh, các hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Có những quy định đối với các cơ sở tư nhân, để tránh tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến sự phiền hà đối với du khách. Nhưng phải đặc biệt lưu ý đến quyền lợi người dân, ưu đãi thảo đáng đối với các nghệ nhân tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo này. Đồng thời, hợp tác với địa phương lân cận để tạo nhiều hơn các tour du lịch có chất lượng cao.

3.3.5.2. Đa dng hóa các loi hình sn phm du lch: Ở mỗi điểm đến tạo một bức tranh đa dạng những sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng, khuyến khích mở rộng một bức tranh đa dạng những sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng, khuyến khích mở rộng nhiều loại hình dịch vụ hấp dẫn hơn. Phát triển loại hình sản phẩm theo hướng sau:

- Du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần: Du lịch nghỉ dưỡng núi tiếp tục giữ vai trò quan trọng, đặc biệt đối với khách nội địa. Ngoài ra phát triển mạnh các tour du lịch chữa bệnh, cuối tuần cho khách trong tỉnh kết hợp vui chơi giải trí và ẩm thực. Khai thác loại hình truyền thống này không chỉ ở khâu lưu trú, Bên cạnh việc mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ, khách quốc tế và Việt kiều cũng rất ưa thích dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

- Du lịch tham quan, nghiên cứu: Loại hình du lịch này khá đa dạng, ngoài việc tham quan cảnh quan, kiến trúc.. cần phát triển du lịch văn hoá - di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống, văn hoá các dân tộc ít người. Xây dựng, củng cố và kết hợp tính dân tộc với hiện đại, để nâng hàm lượng văn hóa trong việc phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí ở các nhà hàng - khách sạn và ở khu du lịch.

- Du lịch sinh thái: Chú trọng khai thác du lịch thể thao; phát triển mạnh tour du lịch con đường xanh Tây Nguyên, trang trại đồng quê… Ngoài ra mở rộng thêm các tour tuần trăng mật, thám hiểm...cho tuổi trẻ. Phát triển du lịch Dalat phải gắn liền với việc các loài hoa đặc trưng như: Hoa Anh Đào, hoa Mimoza, hoa Tường vi, Forget me not... Tôn tạo lại các vườn cây ăn trái đặc sản vốn có ở Dalat để tạo sức hút đối với du khách như: Vườn Mận, vườn Đào, vườn Hồng... có thể tạo điểm nuôi thả chim, bướm kết hợp với những cánh đồng hoa và ép hoa, bướm phục vụ du khách.

- Du lịch thăm thân: Khai thác các sản phẩm dân dã, đồng quê, ẩm thực dành cho Việt Kiều và người nước ngoài có mối quan hệ gia đình ở Việt Nam.

- Du lịch thương mại, công vụ: Cần chú ý khai thác các sản phẩm du lịch phục vụ cho hội nghị, hội họp, hội chợ và khuyến thưởng kèm theo những sự kiện đặc biệt. Loại hình này chú trọng phát triển cả cho khách thương gia quốc tế và nội địa.

- Du lịch văn hóa lễ hội: Khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, các lễ hội tiêu biểu như lễ hội Hoa Xuân, lễ hội Tình yêu, lễ hội Cồng chiêng, lễ hội ngày mùa... của đồng bào dân tộc. Chú trọng việc khai thác các truyền thuyết về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trọng điểm, các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thểđể phục vụ du khách.

Kết lun

Dalat đẹp và hấp dẫn không hẳn vì có nhiều thác nước hùng vĩ, cảnh hồ nên thơ, rừng thông vi vút ngút ngàn, hoa nở bốn mùa; cũng không chỉ vì có nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Mà cái hấp dẫn của Dalat chính là ở sự kết hợp tổng quan, hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên với những nền móng xã hội của nó. Trong đó con người với tấm lòng hiếu khách, lịch thiệp duyên dáng đã trở thành linh hồn sống của Thành phố.

Nhưng thực tế, hầu hết các doanh nghiệp du lịch Dalat có quy mô nhỏ và vừa nên chưa đẩy mạnh ứng dụng các chiến lược Marketing vào du lịch một cách hữu hiệu. Hơn nữa, có quá nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường nhưng tiềm lực về tài chính hạn chế, dẫn đến tình trạng không có điều kiện để lựa chọn sản phẩm - dịch vụ chất lượng cao hay đầu tư vào đổi mới. Ra quyết định thường chủ yếu theo kinh nghiệm và cảm tính , thiếu tầm nhìn chiến lược ở cấp vĩ mô.

Mặc dù trong ngành Marketing, Dalat còn đang ở bước khởi đầu, nhưng nếu được kích thích và đầu tư hợp lý, nhất là tạo ra môi trường nghiên cứu cho những người hứng thú và có khả năng nghiên cứu, thì hy vọng ngành Marketing nói chung và định hướng chiến lược Marketing du lịch Dalat nói riêng sẽ phát triển khả quan trong giai đoạn tới. Góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để Dalat xứng danh với đô thị tầm cở khu vực trong tương lai như mong mỏi của bao khách viễn du. Vấn đề là ở chỗ, nếu du lịch Dalat tự nhận thức chính xác vấn đề ngay trong nội bộ, đánh giá đúng tiềm lực của mình và đối thủ cạnh tranh hoặc quan hệ, hợp tác với các chuyên gia Marketing để có được lời khuyên sáng suốt, kịp thời khi gặp khó khăn. Thì nhận thức về thương hiệu chắc chắn được cải thiện, từđó có thể chủđộng tham khảo để vận dụng các chiến lược, giải pháp Marketing du lịch làm kim chỉ nam cho mọi kế hoạch hành động tiếp theo.

Tóm li: Dalat, điểm đến của những ngoạn mục và nên thơ cần nỗ lực để tự làm mới mình, khuôn mặt Thành phố từng ngày từng giờ phải được đổi mới. Tin tưởng và hy vọng rằng, Dalat sẽ khẳng định được là điểm đến hấp dẫn, an toàn và mến khách trong tương lai không xa. Mà trước mắt là festival hoa 2007 nhân dịp kỷ niệm 100 năm hoạt động du lịch Dalat (115 năm hình thành và phát triển TPDalat), với 10 công trình trọng tâm và 12 công trình trọng điểm mới về phát triển du lịch - đang chào đón du khách.

1

Kiến nghị

¾ Th nht, điểm đáng lưu ý là: Hiện nay mô hình lý thuyết Marketing ở phương Tây đã và đang áp dụng ở Việt nam (có điều chỉnh) là khác rất nhiều với chúng ta về mức độ phát triển và văn hóa (2 yếu tốảnh hưởng mạnh đến hoạt động Marketing). Một trong những hướng mới được nhiều nhà nghiên cứu Marketing quan tâm nhiều nhất là khả năng thay thế của mô hình hỗn hợp 4P (Marketing-mix) thành mô hình Marketing mối quan hệ. Bởi vì, mô hình 4P có lẽ chưa diễn tảđược mối quan hệ tương tác trong mạng Marketing, hơn nữa, sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Internet đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có ngành Marketing. Nhưng cho đến

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược Marketing du lịch DALAT- LÂM ĐỒNG đến 2020 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)