Mục tiêu tổng quát của công tác thanh tra thuế là: Ngoài việc khuyến
khích ĐTNT tuân thủ tự nguyện và hỗ trợ ĐTNT, cơ quan thuế phải nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.
Ðổi mới công tác thanh tra, kiểm tra dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về tổ chức, cá nhân nộp thuế và sử dụng phân tích thông tin, đánh giá rủi ro để xác định đúng đối tượng cần thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra hiệu quả của cơ quan thuế và tránh phiền hà cho tổ chức, cá nhân nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế.
Công tác thanh tra thuế cần phải đạt được những yêu cầu: Thanh tra đúng đối tượng trên cơ sở lựa chọn đối tượng thanh tra chính xác theo phương pháp đánh giá rủi ro. Xử lý nghiêm các trường hợp đã phát hiện nhằm ngăn ngừa; răn đe các ĐTNT có mục đích gian lận, trốn thuế; Xây dựng phương pháp thanh tra dựa trên phân tích thông tin ĐTNT, điều chỉnh cơ cấu cuộc thanh tra: tăng thời gian phân tích hồ sơ kiểm tra tại cơ quan thuế, giảm thời gian trực tiếp thanh tra tại trụ sở ĐTNT. Tránh phiền hà cho các DN nhưng tăng tỷ lệ số vi phạm được phát hiện và số thuế truy thu cho NSNN theo kết quả thanh tra.
1. Nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế trong công tác thanh tra thuế của các
cơ quan thuế ở các nước. Rà soát mô hình và phương pháp thanh tra đã áp dụng thí điểm trong cơ chế tự khai - tự nộp. Xây dựng mô hình, phương pháp thanh tra cho ngành thuế phù hợp với cơ chế quản lý, nhóm đối tượng và theo từng loại thuế.
2. Xây dựng và thực hiện phân tích, đánh giá lựa chọn ĐTNT thanh tra áp
dụng kỹ thuật quản lý rủi ro kê khai thuế (đề xuất áp dụng phương pháp phân tích dữ liệu và xử lý thông tin nêu trong mục 3.2.4.1.5 và phân loại tình hình chấp hành pháp luật thuế nêu trong mục 3.2.4.1.4 nêu trên) và lập kế hoạch thanh tra hàng năm.
3. Phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu ĐTNT phục vụ công tác thanh tra thuế từ
các thông tin ĐTNT trong và ngoài ngành thuế.
4. Xây dựng và triển khai thực hiện các kỹ năng thanh tra thuế đối với từng
trường hợp, cụ thể là các kỹ năng thu thập thông tin, đánh giá rủi ro, lập hồ sơ thanh tra, lập chứng cứ, đánh giá sau thanh tra, kỹ năng phân tích hoạt động SXKD và báo cáo tài chính DN, kỹ năng sử dụng thông tin kinh tế ngành trong thanh tra thuế...; Phát triển các chương trình thanh tra đặc biệt theo chuyên ngành và theo từng lĩnh vực.
5. Củng cố công tác thanh tra đối với các ĐTNT thực hiện cơ chế ngoài tự
khai - tự nộp, chuyển dần các ĐTNT này sang cơ chế tự khai - tự nộp theo lộ trình áp dụng tự khai - tự nộp và phương thức thanh tra mới. Các ĐTNT còn lại thuộc cơ chế cơ quan thuế tính thuế, công tác thanh tra tập trung vào các biện pháp chống thất thu NSNN theo ĐTNT, đối tượng chịu thuế và tập trung thanh tra nội bộ nhằm đảm bảo cơ quan thuế quản lý đủ ĐTNT và đối tượng chịu thuế, tính đúng tiền thuế phải nộp vào NSNN.
6. Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp với các ngành liên quan trong
công tác thanh tra thuế: Hải quan, Bộ Tài chính và các cơ quan khác của Chính phủ; mô hình và phương pháp cho công tác điều tra thuế đối với các trường hợp gian lận thuế, trốn thuế; Xây dựng chương trình phối hợp điều tra với các cơ quan toà án, công an...; qui trình và sổ tay nghiệp vụ thanh tra, điều tra ĐTNT; các sổ tay nghiệp
vụ thanh tra, điều tra chuyên sâu theo từng loại ĐTNT, sắc thuế và ngành nghề kinh doanh của ĐTNT.
7. Phối hợp xây dựng các phần mềm ứng dụng tin học hỗ trợ công tác thanh
tra thuế; tổ chức lại bộ phận thanh tra thống nhất từ trung ương tới địa phương cho phù hợp với cơ chế quản lý mới; đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ thanh tra, chú trọng đào tạo theo từng kỹ năng chuyên sâu kiến thức kế toán doanh nghiệp, phân tích hoạt động SXKD và khả năng sử dụng ứng dụng tin học trong việc phân tích, khai thác thông tin và quản lý thanh tra thuế.
Giải pháp về công nghệ thanh tra:
Nghiên cứu xây dựng phần mềm máy tính hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra thuế từ khâu thu thập cơ sở dữ liệu của DN, chuyển đổi dữ liệu DN để phân tích, đánh giá, xác định mức độ rủi ro phục vụ việc lựa chọn đối tượng thanh tra, lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra lại cơ quan thuế và triển khai kế họach thanh tra tại DN.
Phần mềm hỗ trợ phân tích, nhận dạng rủi ro (phân tích giá trị gia tăng và phân tích ngang, dọc, tỷ suất, giá trị trên báo cáo tài chính, cơ cấu, đồ thị…); chuyển đổi, xử lý dữ liệu đầu vào (doanh nghiệp, cơ quan, chính phủ, thông tin khác); kiểm tra rủi ro phát hiện (tại cơ quan thuế); đánh giá rủi ro và thanh tra về thuế thu nhập cá nhân; phục hồi dữ liệu cho công tác thanh tra tại DN; báo cáo kết quả thanh tra; đánh giá hiệu quả hoạt động thanh tra; ứng dụng quản lý các dòng công việc trong quá trình thanh tra.