Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý thuế

Một phần của tài liệu 246031 (Trang 71)

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý thuế phù hợp với chuẩn mực quốc tế; đáp ứng được các yêu cầu quản lý thuế, phân tích, dự báo thu ngân sách Nhà nước, công tác chỉ đạo, điều hành.

Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tổ chức, cá nhân nộp thuế cần phải đạt những yêu cầu đầy đủ các thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý thuế và dược cập nhật, xử lý, lưu trữ từ các nguồn thông tin một cách đầy đủ chính xác, kịp thời; Hệ thống thông tin được lưu trữ tập trung tại cơ sở dữ liệu cấp Trung ương, được chia sẻ khai thác và sử dụng bằng các công cụ tin học trên phạm vi toàn quốc.

Để thực hiện mục tiêu và yêu cầu nêu trên đề xuất một số giải pháp:

1. Nghiên cứu chuẩn mực hệ thống thông tin về tổ chức, cá nhân nộp thuế

theo kinh nghiệm quốc tế. Xây dựng mô hình hệ thống thông tin ngành Thuế Việt Nam, đảm bảo nội dung thông tin đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế hiện đại và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

2. Rà soát toàn bộ nguồn thông tin về tổ chức, cá nhân nộp thuế hiện có, bao

gồm cả các thông tin trong ngành Thuế từ các cơ sở dữ liệu quản lý thuế hiện hành (đăng ký thuế, quản lý thuế...cấp Tổng cục, Cục và Chi cục) và các thông tin quản lý của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

3. Xây dựng và hoàn thiện các quy định nghiệp vụ quản lý thuế đảm bảo cập

nhật, xử lý và lưu trữ các thông tin về tổ chức, cá nhân nộp thuế thông qua các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế như: đăng ký thuế, xử lý tờ khai, kế toán thuế, hoàn thuế, quản lý thu nợ thuế, thanh tra thuế và từ hệ thống dự báo thu NSNN, báo cáo thống kê...

4. Tổ chức triển khai các quy trình, thủ tục và các nghiệp vụ QLT đảm bảo

yêu cầu quản lý thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ với sự hỗ trợ cao của các ứng dụng CNTT và các công cụ, phương pháp xử lý hiện đại (quét dữ liệu, kê khai điện tử, nộp thuế điện tử) đáp ứng các quy trình QLT.

5. Xây dựng cơ chế phối hợp và hệ thống kết nối với các cơ quan, tổ chức có

liên quan để thu thập thông tin về tổ chức, cá nhân nộp thuế ưu liên các dự án trao đổi thông tin với các cơ quan trong Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước

như: Kho bạc Nhà nước, Hải quan, Bộ Kế hoạch - Ðầu tư, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà đất...

6. Xây dựng cơ chế thu thập, cập nhật và khai thác thông tin từ hệ thống

thông tin cơ sở dữ liệu đối với các đơn vị trong toàn ngành Thuế và các ngành có liên quan.

7. Xây dựng hệ thống ứng dụng phục vụ việc khai thác thông tin một cách tối

đa và hiệu quả phục vụ yêu cầu quản lý.

Căn cứ các giải pháp nêu trên để góp phần QLT có hiệu quả luận văn đề xuất các giải pháp xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu ngành thuế thông qua năm nội dung, bao gồm: Xây dựng danh mục thông tin; Tổ chức nguồn tin; Tổ chức tập hợp và thu thập dữ liệu, thông tin; Phân loại tình hình sản xuất kinh doanh và chấp hành pháp luật thuế; Tổ chức phân tích dữ liệu, xử lý thông tin.

3.2.4.1.1.Xây dựng danh mục thông tin quản lý thuế

Hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐTNT phải đầy đủ các thông tin đáp ứng yêu cầu QLT và được cập nhật, xử lý, lưu trữ đầy đủ, chính xác, kịp thời. Danh mục thông tin, tài liệu là cơ sở cho công tác thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế. Thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế của DN rất nhiều, về cơ bản có thể xây dựng danh mục theo các nội dung sau:

1. Thông tin xác định DN

Các nội dung thông tin xác định hay định danh DN được quy định cụ thể trong luật DN. Ngoài ra, đối với cơ quan thuế còn có thông tin đăng ký thuế và các thông tin điều chỉnh đăng ký thuế. Thông tin xác định DN được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập, Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký thuế và các hồ sơ kèm theo khi DN tiến hành thành lập DN như Điều lệ công ty, hồ sơ đăng ký thuế và thông tin của Báo cáo tài chính năm.

2. Thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh

Thông tin về môi trường và lĩnh vực hoạt động: Thị trường cạnh tranh; đặc điểm hoạt động kinh doanh; các thay đổi trong công nghệ SXKD; rủi ro kinh doanh; sự thu hẹp hay mở rộng quy mô kinh doanh; các điều kiện bất lợi; các tỷ suất quan

trọng và số liệu thống kê về hoạt động SXKD hàng năm; chuẩn mực, chế độ kế toán và các vấn đề liên quan; các quy định pháp luật và chính sách chế độ cụ thể có liên quan; các nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ, lao động … và giá cả.

Thông tin về các nhân tố nội tại

Thông tin đặc điểm quan trọng về sở hữu và quản lý: Hội đồng quản trị; số lượng ủy viên và thành phần; uy tín và kinh nghiệm của từng cá nhân; tính độc lập với giám đốc và kiểm soát hoạt động của giám đốc; các cuộc họp thường kỳ; sự tồn tại và phạm vi hoạt động của Ban kiểm soát; sự tồn tại và tác động của quy chế hoạt động của DN; những thay đổi về các cố vấn chuyên môn.

Thông tin về giám đốc và bộ máy điều hành: Thay đổi nhân sự Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng…; kinh nghiệm và uy tín; thu nhập; các cán bộ tài chính và vị trí của họ trong DN; Kế toán trưởng và nhân viên kế toán; các chế độ khuyến khích vật chất, khen thưởng, kỷ luật; sử dụng các ước tính kế toán và dự toán; phân cấp quyền hạn và trách nhiệm trong bộ máy điều hành; áp lực đối với Giám đốc; các hệ thống thông tin quản lý.

Thông tin về loại hình DN; lĩnh vực và phạm vi được phép kinh doanh; thời hạn được phép hoạt động; các chủ sở hữu và các bên có liên quan; cơ cấu vốn; sơ đồ tổ chức bộ máy SXKD; phạm vi hoạt động; cơ sở SXKD chính và các chi nhánh, đại lý; sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý; các mục tiêu quản lý và kế hoạch chiến lược; thu hẹp hay mở rộng hoạt động kinh doanh; các nguồn và biện pháp tài chính; chức năng và chất lượng hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ; quan niệm và thái độ của giám đốc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; các công ty đã thực hiện kiểm toán. Thông tin về tình hình SXKD của DN: Đặc điểm và quy mô hoạt động SXKD; các điều kiện sản xuất, kho bãi, văn phòng; các vấn đề về nhân lực; sản phẩm, dịch vụ và thị trường; các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ quan trọng; hàng tồn kho; lợi thế thương mại, quyền sử dụng nhãn hiệu, bằng phát minh sáng chế; các khoản chi phí quan trọng; nghiên cứu và phát triển; các tài sản, công nợ, nghiệp vụ bằng ngoại tệ và các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro; luật pháp và các quy định có ảnh hưởng lớn; các hệ thống thông tin quản lý; cơ cấu nợ vay, các điều khoản thu hẹp và

giới hạn nợ; năng lực sản xuất: Tổng công suất máy móc thiết bị, số lượng lao động trực tiếp; các định mức: nguyên vật liệu chính, định mức lương công nhân trực tiếp sản xuất, định mức điện sử dụng sản xuất…

Thông tin về khả năng tài chính: các tỷ suất quan trọng và số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh; xu hướng biến động của kết quả tài chính.

Thông tin về yếu tố luật pháp: Môi trường và các quy định pháp luật; chính sách tài chính và chính sách thuế áp dụng; những người sử dụng báo cáo tài chính; các yêu cầu đối với báo cáo kiểm toán.

3. Thông tin về các dấu hiệu chủ yếu dẫn đến hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định: DN đã có sự kiểm tra thanh tra, điều tra của cơ quan

chức năng có liên quan về việc vi phạm pháp luật và các quy định; có những khoản thanh toán không rõ ràng hoặc cho người có chức có quyền vay; các chi phí trả cho các dịch vụ khá cao so với các DN khác cùng ngành hoặc so với giá trị bản thân dịch vụ nhận được; giá cả mua bán quá cao hoặc quá thấp so với mức giá thị trường; DN có quan hệ không bình thường đối với những công ty có nhiều đặc quyền, kinh doanh quá thuận lợi hoặc công ty có vấn đề nghi vấn; không có chứng từ mua bán hợp lệ, thích hợp khi thanh toán; chấp hành không đúng, không đầy đủ chế độ kế toán phải thực hiện; những nghiệp vụ thu chi không được phê duyệt hoặc những nghiệp vụ ghi chép sai quy định; DN đã bị tố giác, hoặc đã có dư luận không tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc từ xã hội; kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị không ổn định, báo cáo kết quả kinh doanh thường xuyên biến động; chi phí quản lý, chi phí quảng cáo khá cao; kê khai phát sinh doanh thu cao nhưng giá trị gia tăng rất thấp…; bổ nhiệm kế toán trưởng không đúng quy định; thực hiện chế độ kiểm kê không đúng quy định.

4. Thông tin, tài liệu kê khai nộp thuế và các thông tin có liên quan

Đối với loại thuế kê khai và nộp theo tháng: tờ khai thuế tháng; bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra; bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào; các tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp.

khai thuế năm, các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế phải nộp; Hồ sơ kê khai thuế tạm tính theo quý: Tờ khai thuế tạm tính, các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế tạm tính; Hồ sơ kê khai quyết toán thuế khi kết thúc năm: Tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm, các tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.

Đối với thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế: Tờ khai thuế, hóa đơn, hợp đồng và chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan đến việc phát sinh nghĩa vụ thuế.

Trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu, tổ chức lại DN: Tờ khai quyết toán thuế, báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình thức sở hữu, tổ chức lại DN, tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.

Báo cáo tài chính.

Các báo cáo thuyết minh giải trình.

5. Thông tin, tài liệu do bộ phận chức năng thuộc cơ quan thuế xác lập:

Thông tin, tài liệu từ bộ phận Tổng hợp và dự toán. Thông tin về tiêu thức phân loại DN theo quy mô, ngành nghề kinh doanh; thông tin theo dõi tình hình tình hình SXKD đối với ngành kinh tế trọng điểm; thông tin phân tích các yếu tố kinh tế liên quan đến ngành nghề kinh doanh từng nhóm ĐTNT; thông tin về phân loại DN lớn, DN trọng điểm; thông tin triển khai các biện pháp QLT. Thông tin tổng hợp làm cơ sở phân tích, đánh giá, xử lý hồ sơ thuế .

Thông tin, tài liệu từ bộ phận Hành chính- Quản trị - Tài vụ. Thông tin tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết các thủ tục hành chính của các DN.

Thông tin, tài liệu từ bộ phận quản lý ấn chỉ . Thông tin về đăng ký sử dụng hóa đơn, bao gồm đăng ký tự in và mua hóa đơn do Bộ tài chính phát hành, thông tin hóa đơn không còn giá trị sử dụng (nếu có). Báo cáo quản lý hóa đơn DN.

Thông tin, tài liệu từ bộ phận Tin học. Thông tin quản lý dữ liệu, thông tin lưu trữ trên máy tính và phân tích thông tin quản lý.

cấp các thông tin cảnh báo và các thông tin hỗ trợ khác trên cơ sở hệ thống thông tin do ngành thuế quản lý nhằm trợ giúp đối tượng nộp thuế hạn chế bớt rủi ro, thiệt hại trong SXKD. Báo cáo tổng hợp giải quyết yêu cầu tuyên truyền hỗ trợ DN.

Thông tin, tài liệu từ bộ phận Quản lý kê khai và kế toán thuế. Thông tin đăng ký thuế, quản lý việc thay đổi tình trạng SXKD, chuyển đổi, đóng mã số thuế; số liệu sổ bộ thuế; số liệu kê khai, số liệu điều chỉnh kê khai, giải trình của DN; các số liệu kế toán thuế: kế toán thuế ĐTNT, kế toán tài khoản tạm thu, kế toán tài khoản tạm giữ, kế toán tài khoản chi hoàn thuế GTGT, kế toán tài khoản thu bồi hoàn thuế GTGT, thoái trả tiền thuế cho DN; Thông tin về danh mục, cập nhật, lưu trữ, quản lý các hồ sơ thuế của DN. Thông tin tổng hợp, đánh giá Quản lý kê khai thuế và kế toán thuế đối với DN.

Thông tin, tài liệu từ bộ phận kiểm tra. Thông tin kiểm tra, xử lý hồ sơ kê khai của DN. Báo cáo kết quả phân tích, xử lý rủi ro kê khai thuế DN.

Thông tin, tài liệu từ bộ phận quản lý thu nợ thuế. Theo dõi và phân tích tình trạng nợ thuế; thông tin đề xuất các biện pháp xử lý nợ và các biện pháp tổ chức thu hồi các khoản thuế DN còn nợ vào ngân sách, thông tin phạt nộp chậm tiền thuế; thông tin đề nghị cưỡng chế tiền thuế nợ và các biện pháp cưỡng chế; thông tin về thực hiện lệnh thu NSNN; thông tin DN còn nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do cơ quan Hải quan cung cấp; thông tin xử lý hồ sơ miễn giảm thuế, khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ và các hồ sơ khác về nợ thuế; thông tin chuyển hồ sơ nợ thuế trường hợp không thuộc thẩm quyền; thông tin xử lý nợ của cơ quan thuế cấp trên, thực hiện các quyết định xử lý nợ. Báo cáo phân tích và xử lý rủi ro nợ thuế DN.

Thông tin, tài liệu do bộ phận thanh tra lập: Thông tin phân tích rủi ro; thông tin thanh tra, kiểm tra ĐTNT sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức hoặc sắp xếp lại; thông tin kiểm tra trước hoàn, sau hoàn thuế GTGT, thanh tra, kiểm tra tổ chức, cá nhân nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên; thông tin kiểm tra đối chiếu, xác minh hóa đơn; thông tin xử lý vi phạm luật thuế và sử dụng hóa đơn phát hiện qua thanh tra kiểm tra; Thông tin phúc tra thuế; thông tin chuyển hồ sơ do không thuộc thẩm quyền, theo dõi việc thực hiện quyết định xử lý của DN; thông tin giám định về thuế; thông tin phối hợp với các cơ quan khác trong việc thanh tra, kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế;

thông tin điều tra hành chính thuế theo quy định của pháp luật (nếu có); thông tin thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính. Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra.

Thông tin, tài liệu từ bộ phận Pháp chế- giải quyết khiếu nại về thuế. Thông tin, tài liệu giải quyết khiếu nại của DN.

Thông tin, tài liệu lưu trữdo bộ phận lưu trữ quản lý.

6. Thông tin, tài liệu do cơ quan QLNN khác cung cấp: Thông tin, tài liệu

do cơ quan thống kê, cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Hải quan, quản lý thị trường, công an, chính quyền địa phương cung cấp về DN.

7. Thông tin, tài liệu từ ngân hàng: thông tin, tài liệu xác minh từ ngân

hàng DN có quan hệ giao dịch.

8. Thông tin, tài liệu từ khách hàng, nhà cung cấp chủ yếu. Gồm các giao

dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ: số lượng, đơn giá, tổng giá trị hợp đồng, thanh toán.

Một phần của tài liệu 246031 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)