Đối với Chính phủ:

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của cụm cảng hàng không miền Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế (Trang 49 - 50)

- Mở cửa bầu trời, tự do hóa kinh doanh:

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng có nghĩa là chấp nhận tự do hóa kinh tế: tự do thương mại, đầu tư và hợp tác quốc tế, có nghĩa là chấp nhận một "sân chơi chung" với các quốc gia khác nhau trên thế giới trong tất cả các mối quan hệ kinh tế; vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau giữa các nước trên thế giới về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực... Hiệu quả hội nhập cao hay thấp lại hoàn toàn tùy thuộc vào sự

hoàn thiện khung pháp lý theo thông lệ quốc tế và sựổn định kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia.

Do vậy, chúng ta phải đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý theo thông lệ quốc tế, thu hút nguồn lực từ bên ngoài đầu tư xây dựng đất nước.

- Chính sách Hàng không Quốc tế mới:

Sớm hoàn thành và đưa Nghị định kinh doanh vận tải Hàng không và hoạt

động hàng không chung vào cuộc sống, thu hút nguồn vốn từ các thành phần kinh tế

tham gia vào công cuộc phát triển ngành Hàng không Việt Nam theo kịp các nước khu vực và trên thế giới.

Thương quyền (phụ lục 8) bản thân nó không phải là nguồn lực nếu không gắn với quyền hạn của Quốc gia trong việc cấp hay từ chối cấp thương quyền này cho một quốc gia khác. Trong xu thế toàn cầu hóa vận tải hàng không quốc tế thì việc trao đổi thương quyền cho nhau là chuyện đương nhiên có qua có lại, vì vậy Chính phủ cần xem xét việc lựa chọn các đối tác để trao đổi các loại thương quyền nhằm đạt được mục đích mong muốn, làm cho thương quyền trở thành nguồn lực kinh tế quan trọng của ngành Hàng không là hết sức cần thiết.

Để ngành Hàng không Việt Nam không phải bị tụt hậu so với khu vực và thế

giới, Chính phủ cần hỗ trợ các Cảng Hàng không quảng bá, tiếp thị nhằm phát triển thị trường thông qua đường ngoại giao bằng các hình thức tổ chức những chương trình hội nghị quốc tế, hội chợ, triễn lãm phát triển du lịch, giao lưu văn hóa.

- Đơn giản hóa thủ tục:

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước, thu hút nguồn lực từ các quốc gia trên thế giới phục vụ cho sự phát triển chung của đất nước, điều quan trọng mà Đảng và Chính phủ ta luôn quan tâm đó là đơn giản hóa thủ tục, theo chúng tôi Chính phủ nên sớm thực thi chính sách đơn giản hóa thủ tục trong đầu tư, miễn thị thực đối với du khách các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thu hút nhiều nhà đầu tư, du khách phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy ngành Hàng không phát triển.

- Đầu tư Cảng Hàng không:

Chính phủ cần có chính sách đầu tư thích hợp cho Cảng Hàng không, đặc biệt là phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở từ các nguồn như: Vốn ngân sách tập trung, nguồn vốn ODA, nguồn tín dụng ưu đãi, phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình; huy động vốn từ các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế bằng các hình thức BOT, BT liên doanh liên kết trong và ngoài nước. Những công trình có khả năng khai thác thương mại để hoàn trả vốn đầu tư sẽđược bảo đảm bằng nguồn vốn vay nước ngoài với lãi suất thấp, bao gồm vốn ODA, đầu tư nước ngoài thông qua liên doanh, liên kết.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của cụm cảng hàng không miền Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)