Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và hệ thống các văn bản

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân An Giang (Trang 89 - 93)

văn bản pháp luật.

XKhung pháp lý chung.

- Xây dựng Luật Doanh nghiệp áp dụng chung cho các thành phần kinh tế. - Xây dựng Luật Đầu tư chung áp dụng cho đầu tư trong và ngoài nước. Có cơ chế chính sách thông thoáng như thuế, tín dụng...đối với các vùng có điều kiên kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, các huyện thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào là người dân tộc ít người sinh sống, các huyện biên giới.

- Chính phủ và các Bộ, ngành TW cần sớm ban hành các Nghịđịnh, Thông tư...hướng dẫn thi hành Luật Phá sản, Luật Cạnh tranh.

- Hoạt động thương mại của doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện có nhiều hành vi gây tổn hại nền kinh tế thị trường như: bán hàng đa cấp, truyền tiêu...vì thế cần nghiên cứu và ban hành Luật Thương mại mới để điều chỉnh các hoạt động này.

- Luật Hợp tác xã (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành và thực tế đòi hỏi cần phải có văn bản hướng dẫn các hình thức thành lập đơn vị trực thuộc hợp tác xã, quy định điều lệ mẫu cho hợp tác xã hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề, quy định rõ cơ quan đăng ký kinh doanh cho HTX.

¬ Trên cơ sở các văn bản Luật, văn bản dưới Luật, tỉnh sẽ tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân, trong giới doanh nhân hoặc xây dựng các văn bản thực thi cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhưng không trái với các quy định của Luật nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV như kế hoạch đã đề ra.

o Các chính sách, thể chế dành riêng cho DNNVV

Ngoài khung pháp lý chung áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, các Bộ, ngành Trung ương cần sớm phối hợp với địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc TW) hoặc có ý kiến chính thức bằng văn bản đểđịa phương nghiên cứu, ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật dành riêng cho DNNVV, trong đó cần quy định địa vị pháp lý của các DNNVV trong mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước.

p Giảm các chi phí khởi nghiệp và vận hành kinh doanh.

- Đơn giản hoá quy trình đăng ký kinh doanh qua mạng, tin học hoá việc cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành có liên quan thực hiện).

- Loại bỏ các giấy phép không cần thiết, các điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy định của pháp luật do địa phương ban hành và công khai các loại giấy phép còn hiệu lực thi hành (Sở Tư pháp chủ trì thực hiện).

- Đơn giản hóa việc đăng ký và cấp mã số thuế, khắc dấu nhằm rút ngắn thời gian để doanh nghiệp gia nhập thị trường (Cục Thuế, Công an tỉnh thực hiện).

- Đơn giản hoá quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình giúp cho DNNVV dễ dàng tiếp cận đất đai để sản xuất, kinh doanh (Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện).

- Điều chỉnh các chế độ chính sách về hạch toán kế toán, các mẫu biểu báo cáo tài chính của DNNVV cho phù hợp.

- Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong đăng ký kinh doanh, thực hiện cơ chế “mt ca” trong quá trình khởi nghiệp của DNNVV ở các khâu: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khắc con dấu và đăng ký mã số thuế....

- Tăng cường hoạt động trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV, kể cả đối tượng là chủ doanh nghiệp và người lao động. Phát huy khả năng đào tạo của các trường Đại học, trường nghề, trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn, tranh thủ các chương trình đào tạo của các Bộ, ngành TW nhằm hỗ trợ đào tạo một cách cơ bản các cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật cho các DNNVV.

[ Các văn bản pháp lý.

- Sớm ban hành pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định về hợp đồng và xử lý các vi phạm, tranh chấp kinh tế thông qua các hình thức trọng tài và toà án bằng cách ban hành pháp lệnh về trọng tài.

- Các văn bản pháp luật ban hành phải rõ ràng, đồng bộ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hạn chế thay đổi thường xuyên làm nhiều doanh nghiệp không dám mạnh dạn đầu tư lâu dài mà chủ yếu là đầu tư ngắn hạn làm ảnh hưởng sự phát triển chung.

- Luật pháp và chính sách cần nhất quán, minh bạch, mọi sự thay đổi cần thiết phải theo xu hướng thuận lợi hơn, tốt hơn và không gây bị động cho người kinh doanh.

- Tôn trọng quyền tự chủ, tự quyết định của người kinh doanh. Có chế tài, chếđộ khen thưởng và xử phạt nghiêm minh cả với người kinh doanh và người thi hành công vụ.

3.2.1.2.Tăng cường vai trò quản lý của chính quyền địa phương.

Sự phát triển kinh tế nói chung, sự lớn mạnh của KTTN nói riêng chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ vai trò quản lý của chính quyền địa phương. Những địa phương có cán bộ chính quyền năng động và quan tâm tới việc tạo lập môi trường

kinh doanh lành mạnh luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Thực tế cho thấy, không phải cứ có ưu đãi đầu tư, hay có vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng là có thể tạo nên sự khác biệt trong phát triển kinh tế giữa các địa phương mà chính nhờ vào tính năng động trong quản lý kinh tế của chính quyền địa phương mới là yếu tố quyết định thành công. Ngược lại, những địa phương có cán bộ công chức tham nhũng, không tận tâm, môi trường pháp lý không minh bạch sẽ làm thui chột các doanh nhân giỏi, các doanh nghịêp có tiềm năng đóng góp lớn cho nền kinh tế.

Vai trò của chính quyền địa phương không chỉ là việc thực thi linh hoạt chính sách của Trung ương hay cố gắng tạo thuận lợi, giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp mà còn là thái độ của chính quyền địa phương đối với KTTN. Sự ủng hộ của chính quyền địa phương là điều mà các doanh nghiệp tư nhân rất mong đợi. Điều này thể hiện:

œ Chính quyn địa phương ch động h tr doanh nghip đặc bit là KTTN. Bên cạnh việc tổ chức Hội nghị hàng năm biểu dương các doanh nghiệp kinh doanh tốt, lãnh đạo các tỉnh cần tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp theo từng vấn đề kịp thời cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh.

œ S thân thin ca chính quyn địa phương đối vi doanh nghip. Thái độ thiện chí, cởi mở của cán bộ nhà nước ở địa phương từ nhân viên bảo vệ cho đến lãnh đạo địa phương đều là những nhân tố quan trọng góp phần làm tăng thiện cảm của nhà đầu tưđối với chính quyền địa phương.

œ To môi trường đầu tư có tính minh bch cao. Đây là điều kiện cần thiết để sản sinh những doanh nghiệp chân chính và thành đạt. Tuy nhiên, vấn đề này còn hạn chếở tỉnh An Giang.

œ Địa phương cn ch động thay mt khi doanh nghip gii quyết các vướng mc không rõ ràng v văn bn pháp lut. Thực tế cho thấy những tỉnh thực sự thành công là các tỉnh cùng hợp tác với doanh nghiệp tìm ra giải pháp trong một môi trường pháp lý chưa thật sự rõ ràng khi các văn bản pháp lý còn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mập mờ và trong thực tế điều này chưa thể khắc phục ngay được trong một sớm một chiều. Ngược lại, nếu thái độ thụ động trong môi trường pháp lý thiếu chặt chẽ sẽ làm mất lòng tin và nản lòng ở doanh nghiệp kể cả trong và ngoài nước.

¬ Như vậy, việc tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng thuận lợi có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với việc đặt ra những ưu đãi đặc biệt đối với các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân An Giang (Trang 89 - 93)