Nhận xét chung về PCI của An Giang()

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân An Giang (Trang 28 - 33)

Những tỉnh có thứ hạng cao của năm trước vẫn tiếp tục giữ vững vị trí trong năm nay. Đó là các tỉnh Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Long và Đồng Nai. Theo kết quả xếp hạng với thang điểm 100, năm nay tỉnh An Giang được xếp hạng 9/64 tỉnh thành với 60,45 điểm, có sự cố gắng tiến bộ vượt trội so với lần xếp hạng đầu tiên vào năm 2005 được xếp hạng 34/42 tỉnh thành với 50,9 điểm.

Theo kết quả nghiên cứu thì trường hợp tỉnh An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh đều đã cải thiện đáng kể vềđiểm số trên 2 chỉ số là tính minh bạchchính sáchphát triển khu vực tư nhân. Một thắng lợi “kép” bởi 2 chỉ số thành phần này lại có trọng số lớn nhất (15%) trong cách tính PCI của năm 2006. Điều đáng ghi nhận là những nỗ lực của từng địa phương trong việc cải cách điều hành kinh tế sau khi chỉ số PCI năm 2005 được công bố. Nhiều tỉnh đã hợp tác với các chuyên gia của VCCI và VNCI để phân tích năng lực cạnh tranh của địa phương mình như An Giang, Bắc Ninh, Bình Định, Quảng Nam, Tiền Giang, Vĩnh Long,…Qua đó, những sáng kiến, giải pháp mới được đề ra nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ởđịa phương.

Năm 2005, chỉ có 6 tỉnh ĐBSCL được xếp hạng PCI đó là các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp và An Giang và tỉnh An Giang được xếp hạng 6/6 tỉnh ĐBSCL.

Bảng 2.1. Xếp hạng PCI các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL năm 2006 Xếp hạng Tỉnh PCI (đã có trọng số) Xếp hạng Tỉnh PCI (đã có trọng số) 1 Vĩnh Long 64,67 8 Hậu Giang 52,61 2 An Giang 60,45 9 Tiền Giang 52,18 3 Cần Thơ 58,30 10 Kiên Giang 51,27 4 Đồng Tháp 58,13 11 Long An 50,40 5 Trà Vinh 56,83 12 Cà Mau 43,99 6 Sóc Trăng 55,34 13 Bạc Liêu 42,89 7 Bến Tre 53,11

(Ngun: Báo cáo tóm tt v ch s năng lc cnh tranh cp tnh ca Vit Nam năm 2006)

Năm 2006, trong 13 tỉnh ĐBSCL được xếp hạng PCI thì Vĩnh Long nổi trội nhất xếp hạng 1/13 tỉnh ĐBSCL với 64,67 điểm, kế tiếp là An Giang được xếp hạng 2/13 tỉnh ĐBSCL với 60,45 điểm, điều này thật sự là một sự nỗ lực và thành công của chính quyền An Giang trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về việc đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của khu vực KTTN. Để đạt được thứ hạng này, chính quyền cũng như người dân tỉnh An Giang đã nỗ lực không ngừng phấn đấu về mọi mặt để cải thiện điểm số ở tất cả các chỉ tiêu cấu thành PCI với các điểm số cụ thểở bảng 2.2

Nguyên nhân ch yếu ca s tiến b này là:

√ Chính quyền An Giang đã có những phản ánh nhanh chóng và tích cực đối với xếp hạng PCI thông qua áp dụng những sáng kiến cải thiện môi trường chính sách phát triển KTTN tại tỉnh. Sau khi số liệu và xếp hạng PCI được công bố, An giang đã liên hệ với VNCI và VCCI để mời nhóm nghiên cứu đến thực hiện phân tích chuẩn đoán năng lực cạnh tranh trực tiếp cho địa phương. Chính quyền tỉnh tích cực tham gia những hội thảo, nhóm nghiên cứu có điều kiện để trình bày kết quảđiều tra DN, những thành công, những hạn chế trong công tác điều hành kinh tế của tỉnh cũng như có các đề xuất cho kế hoạch thực hiện.

Bảng 2.2. Điểm số mỗi tiêu chí trong PCI của tỉnh An Giang năm 2006 T T Tiêu chí Điểm Trọng số Điểm (Có trọng số)

1 Chi phí gia nhập thị trường 7,65 5% 3,825

2 Tiếp cận đất đai và sựổn định trong sử dụng đất 6,38 5% 3,190 3 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 6,64 15% 9,960

4 Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước 4,57 10% 4,570

5 Chi phí không chính thức 7 5% 3,500

6 Ưu đãi đối với DNNN (Môi trường cạnh tranh) 6,43 5% 3,215

7 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 7,59 15% 11,385 8 Chính sách phát triển khu vực KTTN 7,06 15% 10,590

9 Đào tạo lao động 4,55 15% 6,825

10 Thiết chế pháp lý 3,39 10% 3,390

Tổng điểm PCI có tính trọng số 100% 60,45

(Ngun: Báo cáo tóm tt v ch s năng lc cnh tranh cp tnh ca Vit Nam năm 2006)

h An Giang đạt được điểm số cao ở 3 tiêu chí tính minh bch với 6,64

điểm, chính sách phát trin KTTN với 7,06 điểm, tính năng động và tiên phong ca lãnh đạo tnh với 7,59 điểm, đồng thời 3 tiêu chí này có trọng số cao nhất là 15% dẫn đến tổng điểm đạt được khi có trọng số khá cao, đứng thứ 9 trong cả nước và thứ 2 toàn vùng ĐBSCL chỉ sau tỉnh Vĩnh Long.

h An Giang tích cực cập nhật và cải thiện thông tin cung cấp trên website của tỉnh. Những nỗ lực này đã trùng lắp đáng kể với phương pháp luận được cải tiến theo hướng chấm điểm những trang tin của chính quyền địa phương. Cụ thể là nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiếp cận của GOOGLE đánh giá mức độ phổ biến của trang tin thay vì cách đánh giá dựa trên số lượng người truy cập thường thiếu chính xác và có thể tự tạo ra một cách dễ dàng. Những thay đổi này đã giúp cải thiện điểm của chỉ số vềtính minh bch của tỉnh.

¬ Theo Biểu 2.1 xếp hạng PCI dưới đây thì các tỉnh xếp thành 6 nhóm thể hiện bằng 6 màu sắc khác nhau bao gồm rt tt, tt, khá, trung bình, tương đối thp, thp. Tỉnh An Giang được xếp hạng ở nhóm 2 (là nhóm xếp hạng “ tt” ) mặc dầu còn ở vị trí cuối nhóm này.

Nhng hn chế ch yếu ca An Giang trong xếp hng PCI(10) :

h Khó khăn khách quan về vị trí địa lý địa hình tỉnh nằm cách xa hai trung tâm Văn hoá- Kinh tế lớn của cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nên xa thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu, cơ sở vật chất hạ tầng còn yếu kém, đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật cao và lao động chất xám còn thấp, hay còn gọi đây chính là các yếu tố truyền thống có thể trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần làm giảm năng lực cạnh tranh của địa phương trong thu hút đầu tư,…

h Dựa vào bảng điểm chi tiết cho từng tiêu chí trong PCI của An Giang, ta thấy các tiêu chí có trọng số cao 10% và 15% là đào tạo lao động chỉ có 4,55 điểm; Thiết chế pháp lý chỉ có 3,39 điểm; Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhànước chỉ có 4,57 điểm. Những tiêu chí này tuy có trọng số cao nhưng số điểm đạt được còn quá khiêm tốn thấp hơn điểm trung bình, điều này phản ánh những mặt còn yếu kém ở những khía cạnh trên, nếu khắc phục tốt những mặt này thì An Giang sẽ còn tiến bộ nhiều hơn nữa trong tương lai.

Biểu 2.1. Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2006

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân An Giang (Trang 28 - 33)