CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG COLGATE TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.
2.2.2 Thực trạng về giá trị thương hiệu bàn chải đánh răng Colgate trên thị trường Việt Nam
trường Việt Nam
* Một số khó khăn gặp phải khi tiến hành thực hiện mục tiêu :
- Trong năm vừa qua thị trường bị cạnh tranh khốc liệt bởi các công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn như P&G, Uniliver, Oral –B và các công ty này đang đầu tư rất nhiều ngân sách trong việc quảng bá thương hiệu của họ trên thị trường
- Nguồn nguyên liệu để sản xuất bàn chải chủ yếu là nhựa tăng giá đáng kể từ 850 đôla Mỹ/tấn lên 115 đến 120 đôla Mỹ/tấn đã gây ra khó khăn cho công ty trong việc duy trì giá thành sản phẩm.
- Chính sách về thuế nhập khẩu đối với bàn chải là thành phẩm còn ở mức cao đã hạn chế chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của công ty.
Hiện nay, các biện pháp mà công ty đang thực hiện đều nhằm vào việc gia tăng sự nhận biết, hướng tới tiêu dùng sản phẩm và duy trì lòng trung thành của người tiêu dùng, công ty đã phối hợp thực hiện các chiến lược về sản phẩm, giá, phân phối và chiến lược marketing để nâng cao giá trị thương hiệu của bàn chải Colgate trên thị trường Việt Nam.
Tại thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều thương hiệu bàn chải nổi tiếng và được khách hàng tín nhiệm như :Oral-B, P/S,Victory,Colgate… Thương hiệu bàn chải đánh răng Colgate đã được công ty chú trọng ngay từ khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam sau kem đánh răng. Với một thị trường phát triển như Việt Nam, Colgate-Palmolive Việt Nam đã đáp ứng lại nhu cầu thị trường và doanh số bàn chải tăng đều qua các năm thể hiện qua hình 2.2