Kênh phân phối

Một phần của tài liệu 674 Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh (VPBank)  (Trang 69 - 70)

II. Các giải pháp phát triển hoạt động thẻ của ngân hàng Thương mại cổ

2.2.Kênh phân phối

Để khách hàng cảm thấy thuận tiện trong quá trình sử dụng thẻ thì kênh phân phối chính là một trong các yếu tố tạo nên sự thuận tiện, hiện tại theo báo cáo hội tổng kết năm 2008 và kế hoạch năm 2009 thì trong năm 2008, ngân hàng VPBank đã tiến hành lắp đặt trên toàn quốc là 243 máy tăng 73 máy so với cuối năm 2007. Như vậy, ngân hàng đã chú trọng vào phát triển mạng lưới ATM mặc dù tình hình kinh tế năm 2008 đang rơi vào tình trạng suy thoái, điều này cho thấy VPBank đã chú trọng vào việc gia tăng sự thuận tiện cho những vị chủ nhân của những chiếc thẻ mang thương hiệu VPBank.

Cùng với đó, ngân hàng cần phải tiến hành các cuộc nghiên cứu để tìm hiểu xem khách hàng thường sử dụng thẻ tại những địa điểm như thế nào, đó có thể là chợ, siêu thị, các địa điểm vui chơi giải trí, khách sạn, các khu nghỉ dưỡng ... Qua cuộc nghiên cứu này ngân hàng sẽ có được vị trí lắp đặt các máy rút tiền tự động sao cho thích hợp với nhu cầu của người sử dụng tránh trường hợp chỗ cần đặt máy thì không đặt chỗ không cần đặt thì lại đặt. Bên cạnh đó, ngân hàng phải tiến hành thường xuyên, định kỳ các hoạt động kiểm tra theo dõi hoạt động và bảo dưỡng máy, sửa chữa kịp thời những hỏng hóc của máy ATM/POS để kéo dài thời gian sử dụng cũng như tạo điều kiện cho việc thanh toán tại các cơ sở tiến hành một cách trôi chảy, tránh tình trạng khi khách hàng tìm đến sử dụng máy thì máy lại không hoạt động hoặc hết tiền dễ gây tâm lý chán nảm nơi khách hàng. Đồng thời phải tăng cường các biện pháp bảo vệ, phối hợp với các cơ sở đặt máy để duy trì hoạt động 24/24h của máy.

Bên cạnh việc lắp đặt mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ thì ngân hàng cần phải quan tâm đến một lĩnh vực mới để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Giải pháp bên cạnh việc đầu tư cho mạng lưới ATM được mang tên E – Banking. E – Banking (Enectronic Commerce) là một dạng của ngân hàng thương mại điện tử ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, dịch vụ này được hiểu là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và điện tử viễn thông. Đối với Việt Nam, E – Banking là lĩnh vực mới mẻ và rất rộng lớn, nó không chỉ đơn thuần là nghiệp vụ ngân hàng, mà hơn thế nữa, nó là một bài toán công nghệ. Và để phát triển thì E – Banking là con đường đi tất yếu của VPBank, E – Banking sẽ bùng nổ nhưng để làm được điều này thì ngân hàng cũng cần phải cố gắng rất nhiều và sự rủi ro cũng không hề nhỏ. Hơn thế nữa, trong lộ trình phát triển công nghệ ngân hàng giai đoạn 2006 – 2012, Ngân Hàng Nhà Nước hiện đang khuyến khích và tạo điều kiện để các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát triển nền tảng cơ sở hạ tần công nghệ hiện đại và đồng bộ, xây dựng hành lang pháp lý hoàn thiện cho việc triển khai giao dịch ngân hàng qua mạng Internet & E – Banking. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Ngân Hàng Nhà Nước đã triển khai thủ tục chữ ký điện tử, khi có chữ ký điện tử chắc sẽ bùng nổ ngân hàng điện tử.

Việc triển khai dịch vụ này giúp VPBank dễ dàng mở rộng được mạng lưới hoạt động của mình ra rộng khắp mà không phải tốn nhiều chi phí để mở các chi nhánh hay các phòng giao dịch mà lượng khách hàng lại có thể tăng lên. Phát triển dịch vụ ngân hàng qua mạng internet sẽ tạo điều kiện thận lợi cho khách hàng, giờ đây khách hàng có thể truy cập 27/7 – bất kỳ khi nào khách hàng có nhu cầu. Có thể thấy đây chính là một xu hướng mà VPBank cần nắm bắt và tận dụng ngay để phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của chính mình.

Một phần của tài liệu 674 Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh (VPBank)  (Trang 69 - 70)