0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Cho vay có bảo đảm bằng hình thức cầm cố

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NHNO & PTNT HUYỆN VĂN LÂM (Trang 47 -49 )

III. THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM TẠI NHNO VÀ PTNT HUYỆN VĂN LÂM HƯNG YÊN

1. Cho vay có bảo đảm bằng hình thức cầm cố

1.1. Tổng quan về cho vay có bảo đảm bằng hình thức cầm cố tại NHNo Và PTNT Huyện Văn Lâm Và PTNT Huyện Văn Lâm

Hiện nay, dư nợ đối với cho vay có bảo đảm theo phương thức cầm cố chỉ chiếm môt tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ tại NHNo và PTNT Huyện Văn Nâm. Khách hàng đa số là cá nhân, hộ gia đình và đối tượng làm đảm bảo tiền vay chủ yếu là sổ tiết kiệm, kim khí, đá quý. Bên cầm cố giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình (bao gồm cả gốc, lãi và tiền phạt nếu có). Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu (chủ yếu là xe máy và ô tô) thì NHNo& PTNT Huyện Văn Lâm thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố và giao bán gốc giấy tờ quyền sở hữu cho bên nhận cầm cố giữ. Hợp đồng cầm cố tài sản được lập dưới hình thức văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính, do mỗi bên giữ một bản.

Tại NHNo &PTNT Huyện Văn Lâm thì vốn để xử lý tài sản cầm cố chủ yếu theo phương thức thoả thuận trong hợp đồng như gán nợ cho bên nhận bảo đảm chính tài sản đó; tự đấu giá hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền bán đấu giá. Đối với những tài sản của doanh nghiệp nhà nước mà pháp luật quy định

phải được cơ quan Nhà nưóc có thẩm quyền cho phép thế chấp cầm cố, thì khi xử lý phải có ý kiến của cơ quan Nhà nước đó. Trong một số trường hợp có tranh chấp, thì ngân hàng yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện lại toà án (năm 2002 có 2 trường hợp). Phương thức xử lý tài sản khá đơn giản, giảm bớt các chi phí trung gian. Mặt khác, việc đa dạng hoá các phương thức xử lý tài sản bảo đảm là điều kiện cho phép các bên có thể tìm ra phương thức phù hợp nhất, đảm bảo được quyền lợi và lợi ích của các bên. Tuy nhiên có một số vấn đề còn tồn tại như là: Việc định giá của tài sản cầm cố tại thời điểm cho vay có thể . Cao hoặc thấp hơn thời hạn trả nợ cho nên khi phát mại có thể gây khó khăn cho việc thu hồi vốn chuyên môn của cán bộ tín dụng còn hạn chế dẫn tới dễ bị lừa …

1.2. Thực tế với một hợp đồng có bảo đảm bằng hình thức cầm cố

Ta đi xem xét tư cách pháp lý của chủ thể trong hợp đồng cầm cố này; Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp.

Tên công ty: Công ty TNHH Nhựa cao cấp Thịnh Vượng.

Trụ sở chính: Khu công nghiệp B Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên. Giấy chứng nhận đang ký kinh doanh số 018003742 do phòng đăng ký kinh doanh - sở kế hoạch và đầu tư Hưng Yên cấp ngày 15/1/1996.

Vậy qua các điều kiện trên ta thấy công ty TNHH Thịnh Vượng đã thoả mãn đầy đủ các điều kiện để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật về cầm cố trong hợp đồng tín dụng (có tư cách pháp nhân)

- Phương thức cho vay: Giao một lần với số tiền là 600 triệu đồng. - Mục đích sử dụng tiền vay: Mua nguyên liệu (nhựa ) đầu vào

Hình thức đảm bảo tiền vay: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo phương thức cầm cố.

Về tài sản cầm cố là hai sổ tiết kiệm với tổng giá trị là 856 triệu, sổ một: 300 triệu, sổ 2: 556 triệu.

Cán bộ tín dụng của Ngân hàng sau khi xem xét giấu đề nghị của công ty TNHH Nhựa cao cấp Thịnh Vượng, đã đề nghị với trưởng phòng tín dụng và giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Văn Lâm cho

vay số tiền là 600 triệu trong thời hạn 6 tháng. Hiện nay công ty TNHH Nhựa cao cấp Thịnh Vượng đã trả hết nợ.

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NHNO & PTNT HUYỆN VĂN LÂM (Trang 47 -49 )

×