Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu 236959 (Trang 82 - 84)

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

1. Quan điểm phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu.

Để phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhất là trong giai đoạn tới trước hết cần phải có những quan điểm phát triển dành cho cả giai đoạn phát triển. Có thể nêu lên những quan điểm phát triển chính cho sự phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng như sau:

- Phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu xem như là một hướng đi chính để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Xem xét lại hệ thống các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng, nhận diện đúng bản chất các ngành chủ yếu theo phương pháp khoa học để ưu tiên phát triển đạt hiệu quả cao hơn.

- Lấy dấu hiệu về lợi thế cạnh tranh để thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng phát triển. Tập trung chú trọng vào các ngành công nghiệp có hiệu quả cao và phù hợp với xu thế phát triển của thê giới.

- Phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu đạt tốc độ cao, hiệu quả và bền vững không chỉ cho các ngành chủ yếu mà còn là hiệu quả và bền vững cho cả nền kinh tế của vùng, có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế. Coi trọng các liên kết kinh tế trong phát triển vùng, không quên giải quyết nhanh, triệt để các vấn đề xã hội đã tồn tại và phát sinh.

Những định hướng chính cho sự phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong giai đoạn tới được xác định là:

- Xem xét, xây dựng phương pháp xác định ngành công nghiệp chủ yếu một cách có khoa học. Có sự so sánh giữa hệ thống ngành theo phương pháp xác định cũ và hệ thống ngành theo phương phát xác định mới từ đó hệ thống lại các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực của các địa phương trong Vùng, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, coi trọng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên vùng và liên ngành cho phát triển công nghiệp nói chung và các ngành công nghiệp chủ yếu nói riêng.

- Phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung gắn với nguồn nguyên liệu để giảm chi phí sản xuất và đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

- Xem xét hiệu quả các quy hoạch giai đoạn hiên tại, nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng trong giai đoạn tới. Đồng thời xây dựng các cơ chế để năng cao hiệu quả của quy hoạch.

- Phát triển gắn với định hướng quy hoạch đã xây dựng theo hướng chuyển dich nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa, tạo ra các sản phẩm mũi nhọn, gắn với thị trường và tăng sức cạnh tranh.

- Chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực có hàm lượng chất xám cao, các ngành kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao như công nghệ phần mềm, phần cứng, kỹ thuật điện, cơ điện tử, sản xuất thiết bị máy móc siêu trường, siêu trọng, đóng và sửa chữa tầu thủy, sản xuất thép, vật liệu xây dựng cao cấp...

- Khẩn trương xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ mà vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có lợi thế cạnh tranh để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả trong hội nhập ; phát triển sản phẩm mới đi ngay vào công nghệ hiện đại đi đôi với bảo vệ môi trường ; các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng cho sản xuất ô tô, xe máy, tiến tới tự

sản xuất ô tô, xe máy hoàn chỉnh, các linh kiện điện tử kỹ thuật cao, thiết bị đồng bộ, động cơ điện (nhất là động cơ điện có công suất lớn).

- Đa dạng hoá về quy mô và loại hình sản xuất công nghiệp. Khuyến khích phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Vẫn dành sự quân tâm tới phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các mô hình phát triển bền vững ; các làng nghề truyền thống và làng nghề theo hướng phát triển sản phẩm cho xuất khẩu.

Một phần của tài liệu 236959 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w