Những ngành có khả năng (năng lực) cạnh tranh yếu.

Một phần của tài liệu 236959 (Trang 70 - 72)

III. Năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp chủ yếu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

3. Những ngành có khả năng (năng lực) cạnh tranh yếu.

Nhóm những ngành có năng lực cạnh tranh được đánh giá là ở mức yếu gồm có ngành công nghiệp khai thác và ngành tiểu thủ công nghiệp.

3.1. Ngành công nghiệp khai thác.

Hiện tại trong vùng ngành công nghiệp khai thác tập trung chủ yếu và khai thác than với tỷ trọng lớn hơn cả, bên cạnh đó có thể kể tới như khai thác

đá các loại. Ngành công nghiệp khai thác của vùng tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, địa phương có những mỏ than lớn của cả nước, những mỏ đá quặng vừa và nhỏ.

Hiện nay Quảng Ninh có ba trung tâm khai thác than là Hòn Gai – Cẩm Phả - Uông Bí, sản lượng than khai thác lớn một phần sử dụng trong nước làm nhiên liệu cho các nhà máy và một phần xuất khẩu. Với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong vùng cũng như trên cả nước thì nhu cầu sử dụng than làm nhiên liệu đang ngày càng gia tăng nhanh chóng, đối với thị trường thế giới cũng như vậy.

Với đặc điểm là ngành cung cấp đầu vào cho sản xuất các ngành khác, ngành khai thác của vùng có một vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế của chính vùng cũng như phát triển kinh tế của cả nước. Còn với thị trường thế giới, các sản phẩm khai thác phải cạnh tranh với các quốc gia khác cũng có cùng sản phẩm xuất khẩu. Hiện tại than cũng như các quặng khác của vùng xuất khẩu vẫn phần nhiều ở dạng thô, tỷ lệ qua chế biến rất thấp chủ yếu là sơ chế. Chính việc xuất khẩu sản phẩm thô đã làm năng lực cạnh tranh của sản phẩm giảm đi rất nhiều so với các sản phẩm tương tự nhưng đã qua chế biến. Tỷ lệ chế biến càng cao thì càng được ưa chuộng, năng lực cạnh tranh cũng từ đó mà cao hơn. Vì vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành khai thác trong vùng trên thị trường thế giới hơn nữa cần phải đầu tư nhiều hơn cho khâu chế biến, để các sản phẩm xuất khẩu là những sản phẩm có độ tinh chế cao sẽ cạnh tranh hơn với các sản phẩm của các nước khác. Nhưng để đầu tư dây chuyền, công nghệ chế biến cần phải rất tốn kém, nên điều kiện hiện tại chưa đủ cho vùng, vì vậy mà năng lực cạnh tranh của ngành khai thác vẫn còn hạn chế nhiều.

3.2. Ngành tiểu thủ công nghiệp.

Đây là ngành sản xuất các mặt hàng tập trung chủ yếu ở các làng nghề và một số các loại hình gia công cơ khí, kim khí nhỏ, đóng, sửa chữa tàu thuyền dân dụng nhỏ. Hiện 8 địa phương của vùng kinh tế trọng điểm Băc Bộ trên

địa bàn đều có các làng nghề truyền thống. Việc phát triển một phần vì lợi ích kinh tế, một phần vì giá trị lịch sử truyền thống lâu đời.

Các sản phẩm mây, tre, đan, mỹ nghệ, gốm sứ của vùng không những được biết đến trong nước mà đã vươn ra thị trường bên ngoài. Xét về năng lực cạnh tranh trong nước thì ngành tiểu thủ công nghiệp của vùng có khả năng cạnh tranh ở mức khá so với các sản phẩm cùng loại khác của các địa phương. Còn về thị trường quốc tế tuy đã có xuất khẩu nhưng thị phần còn hạn chế, năng lực cạnh tranh so với các quốc gia khác nhìn chung là chưa cao. Còn xét trong khối các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng thì ngành tiểu thủ công nghiệp là ngành có năng lực cạnh tranh ở mức thấp.

* Đối với ngành công nghiệp điện lực.

Ngành công nghiệp điện lực của vùng tập trung chủ yếu vào việc phân phối mạng lưới điện còn điện sản xuất thì có nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh nhưng công suất chưa cao và chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu sử dụng điện năng của toàn vụng.

Ngành công nghiệp điện lực của vùng có thể nói là không xét đến năng lực cạnh tranh vì không có sự cạnh tranh trong sản xuất cũng như phân phối, điều này do các Tổng công ty của Chính phủ thực hiện thông qua cơ chế định sẵn.

IV. Kết luận về thực trạng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu 236959 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w