Tăng cường số lượng, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ CBTD

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNN & PTNT huyện Triệu Sơn- Thanh Hóa (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN TRIỆU SƠN.

3.1.2Tăng cường số lượng, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ CBTD

Với địa bàn rộng 292,2km2 và hơn 15.000 hộ vay, chi nhánh cần có thêm CBTD có chất lượng để kịp thời thẩm định những hộ có nhu cầu vay vốn. Con người là yếu tố quyết định sự thành bại của mọi vấn đề, sự thành công trong hoạt động tín dụng phụ thuộc vào năng lực trách nhiệm CBTD. Trong quá trình hội nhập chúng ta còn thiếu những cán bộ có trình độ, kỹ năng. Vì vậy cần phải:

- Xây dựng những tố chất lao động mới của người CBTD, để đảm bảo cho Ngân hàng và hoạt động kinh doanh phát triển không ngừng và liên tục. Để làm được điều này phải thông qua đào tạo, bồi dưỡng, động viên khuyến khích người lao động. Làm tốt điều này nhà quản trị Ngân hàng sẽ tạo cơ hội để phát triển chính bản thân người lao động, bởi thông qua đó góp phần nâng cao khả năng nhận thức, trình độ tư duy lý luận, năng lực tiếp thu những kiến thức mới và vận dụng những kiến thức đó vào hoạt động từ đó góp phần nâng cao năng xuất và hiệu suất công tác với người lao động.

- Thúc đẩy phát huy sự cố gắng, sáng tạo của cá nhân, củng cố và nâng cao sức mạnh của tập thể.

- Ngân hàng cần phải thực hiện một cách khoa học việc đào tạo, xắp xếp, sử dụng hợp lý lực lượng lao động nói chung và CBTD nói riêng. Xác định chính xác nhu cầu từng loại nhân lực sử dụng tiết kiệm nguồn nhân lực trong quá trình kinh doanh, tránh xảy ra hiện tượng thừa, thiếu lao động đó là bí quyết nâng cao năng xuất lao động của Ngân hàng.

Thực tế tại địa bàn nông nghiệp nông thôn. cán bộ làm công tác tín dụng gặp nhiều khó khăn do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Nhiều khi nhận được khoản vay mà họ không biết phải sử dụng thế nào là hiệu quả nhất vì thế đòi hỏi CBTD phải có sự am hiểu cần thiết, trau dồi kiến thức khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp từ đó tư vấn, gợi ý và hướng dẫn họ sản xuất, nếu làm đựoc điều này thì hiệu quả đồng vốn sẽ là rất cao, chất lượng tín dụng sẽ có hiệu quả. Từ đó làm cho họ tin yêu và gắn bó hơn với Ngân hàng. Vì thế, CBTD ngoài việc tinh thông nghiệp vụ cũng cần phải không ngừng tìm tòi sáng tạo. Cần phải tạo điều kiện thuận lợi để CBTD không ngừng được đào tạo và tiếp thu những trình độ mới.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu trao đổi nghiệp vụ... để nâng cao trình độ giao tiếp, mở rộng mối quan hệ học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp…

- Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng tại các trường đại học hoặc theo các lớp ngắn ngày do NHNo Việt Nam tổ chức để nâng cao trình độ nghiệp

vụ và kiến thức thị trường. Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ tại NHNo tỉnh hoặc NHNo huyện để cán bộ nâng cao trình độ xây dựng và thẩm định dự án, hướng dẫn hộ vay xây dựng phương án dự án vay vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNN & PTNT huyện Triệu Sơn- Thanh Hóa (Trang 36 - 38)