Hoạt động kinh doanh du lịch tại Khánh Hòa

Một phần của tài liệu 506 Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với du lịch  (Trang 38)

2.3.1.1. Lượt khách lưu trú trên địa bàn

Số lượt khách lưu trú trên địa bàn tỉnh liên tục tăng nhất là vào một hai năm gần đây do đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch và tận dụng cơ hội từ việc Nha Trang được công nhận vào câu lạc bộ 29 vịnh đẹp nhất thế giới (vào năm 2003). Bình quân giai đoạn 2001 – 2004 số lượt khách lưu trú tăng 12,6%, riêng đối với khách quốc tế tăng bình quân 14,17% năm. Cùng với sự tăng lên của số lượng lượt khách lưu trú, năng lực tiếp nhận khách du lịch trong toàn tỉnh cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 2001, toàn tỉnh chỉ có 157 khách sạn với 7.692 giường. Hiện nay, con số này đã là 273 khách sạn với 6.030 phòng và 15.758 giường. Loại hình khách sạn cũng rất đa dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu của du khách, từ loại đặc biệt cao cấp đến bình dân.

Bảng 3: Kết quả kinh doanh du lịch 4 năm (2001-2004) Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 Tăng trưởng bình quân (%)

Doanh thu Triêu

đồng 244.587 308.792 584.217 456.500 23,21 Tỷ trọng trong GDP của dịch vụ + du lịch % 38,89 39,40 39,4 39,6 0,6 Lượt khách lưu trú người 495.000 562.000 584.127 702.700 12,06 Trong đó: khách quốc tế “ 142.000 155.000 183.471 211.000 14,17 Ngày khách lưu trú Trong đó: khách quốc tế Ngày 962.797 329.807 1.100.825 1.035.594 1.300.000 400.888 1.357.000 473.100 12,26 12,86 Tổng số lao động Người 2.850 3.800 4.354 4.660 18,31

Nguồn: Sở Du lịch – Thương mại Khánh Hòa (4/2005)

2.3.1.2.Hoạt động kinh doanh lữ hành

Hoạt động lữ hành khá sôi động, có khoảng 160 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động, trong đó gồm 24 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Tuy số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế rất ít nhưng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa cũng tham gia vào kinh doanh lữ hành quốc tế. Đây chính là vấn đề làm ảnh hưởng chất lượng hoạt động kinh doanh lữ hành vì hướng dẫn viên của các doanh nghiệp này chưa đạt tiêu chuẩn mà cụ thể là chưa có thẻ hướng dẫn viên theo quy định. Mặc dù hoạt động kinh doanh diễn ra sôi động nhưng hầu hết các tour du lịch mới

(thường là du lịch sinh thái như: tour sông Cái, tour du lịch vịnh Vân Phong… ) có điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển chưa đảm bảo. Trình độ phục vụ của các cơ sở kinh doanh lữ hành nhìn chung là còn yếu.

2.3.2. Công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch

Với sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng, tình hình đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch diễn ra sôi động hơn rất nhiều so với giai đoạn trước năm 2001. Hoạt động đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh du lịch nhờ vậy cũng phát triển rất mạnh. Các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tiêu biểu đã và đang thực hiện trong thời gian qua là:

Thực hiện dự án đường du lịch Đầm Môn phục vụ cho phát triển du lịch tại vịnh Vân Phong, một trong bốn địa điểm du lịch biển lý tưởng nhất hiện nay theo Hiệp hội Biển thế giới.

Hoàn thành dự án đầu tư đường vào khu du lịch Dốc Lết nhằm phục vụ phát triển du lịch sinh thái tổng hợp rừng-biển. Dự án này được thực hiện bằng vốn của Chương trình Quốc gia về du lịch.

Hoàn thành xây dựng công viên bờ biển Nha Trang 1 và đang triển khai xây dựng công viên bờ biển 2.

Hoàn thành xây dựng hệ thống điện trung hạ áp khu du lịch Hòn Bà bằng vốn của Chương trình Quốc gia về du lịch. Đồng thời hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình đường lên khu du lịch Hòn Bà …

2.3.3. Phát triển du lịch văn hóa

Khánh hòa là một địa phương có nhiều di tích lịch sử – văn hóa và không thiếu các lễ hội truyền thống mang đậm nét địa phương và có giá trị bảo tồn cao. Ngoài ra, trên mảnh đất Khánh Hòa còn có nhiều dân tộc sinh sống. Những yếu tố này góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của tỉnh. Đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều hành động thiết thực để bảo tồn và triển khai việc sử dụng các giá trị văn hóa này vào việc thu hút khách du lịch. Hàng năm, các lễ hội truyền thống được chính quyền địa phương giúp đỡ tổ chức thực hiện một cách quy mô, tiêu biểu như: lễ hội Am Chúa (lễ hội tưởng nhớ nữ

thần Bà Mẹ xứ sở, người được cho là có công duy trì nòi giống và dạy dân trồng trọt); lễ hội Ponagar, một lễ hội thu hút rất nhiều người chăm hàng năm về Khánh Hòa để hành lễ; lễ hội Cầu Ngư …. Tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa phục vụ khách tham quan như Tháp Bà Ponagar, Thành cổ Diên Khánh, khu mộ của nhà bác học người Pháp, bác sĩ Alexandre Yersin, và nhiều đình, miếu. Bên cạnh các lễ hội truyền thống, gần đây, Khánh Hòa cũng đã tổ chức nhiều chương trình lễ hội văn hóa – du lịch, chương trình nghệ thuật, và chương trình Festival Biển trở thành chương trình được tổ chức hàng năm. Tuy đã có nhiều cố gắng thực hiện các chương trình văn hóa cụ thể để thu hút khách du lịch nhưng các hoạt động này vẫn còn đơn giản và chưa thật sự thu hút sự tham gia hưởng ứng của đông đảo du khách, vẫn còn mang nặng tính nghi thức.

2.3.4.Hiện trạng môi trường tại các khu du lịch

Mặc dù công tác bảo vệ môi trường tại các khu du lịch được chính quyền địa phương rất quan tâm nhưng hiện chỉ có 15/22 khu di tích lịch sử, khu du lịch được trang bị cơ sở vật chất dành cho vệ sinh môi trường (nhà vệ sinh công cộng, hệ thống thu gom nước thải, thùng rác). Tại nhiều khu du lịch sinh thái rừng, suối, hồ (Thác Yang Bay, Suối Đá Giăng, Suối Tiên, Ba Hồ, bãi tắm Dốc Lết và gần đây là khu du lịch Hòn Bà), các biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường còn rất hạn chế, nhà vệ sinh công cộng, thùng rác còn rất thiếu và được bố trí không phù hợp. Vào các dịp lễ hội, lượng rác thải tại các khu du lịch rất nhiều và không được thu gom triệt để, tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm.

2.4.Tình trạng liên kết phát triển du lịch – nông nghiệp 2.4.1.Tiềm năng liên kết phát triển nông nghiệp và du lịch

Thứ nhất, Khánh Hòa có nhiều đầm, vịnh ven biển với phong cảnh tuyệt đẹp vào loại bậc nhất của Việt Nam và lại phù hợp cho việc nuôi trồng hải đặc sản như tôm hùm, cá mú, ốc hương, sò huyết, hải sâm, chình …, là những sản phẩm mà bất kỳ du khách nào đến với Khánh Hòa cũng muốn được thưởng

thức. Điều đáng chú ý là các vùng nuôi đặc sản biển hầu hết nằm trên các tuyến

du lịch nổi tiếng và rất có tiềm năng phát triển vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh là ba khu vực chính nuôi trồng các loại đặc sản này. Vịnh

Vân Phong có gần 70% số lồng nuôi tôm hùm và cá đặc sản các loại. Ngoài ra, vịnh này còn là nơi thu hút khách du lịch lớn trong vài năm gần đây và được giới chuyên môn đánh giá là nơi du lịch lý tưởng cho du khách, “là khu du lịch nhiệt đới phức hợp với bãi tắm đẹp nhất, một trong những thắng cảnh quyến rũ nhất trong khu vực Châu Á và Viễn Đông” (theo chương trình phát triển của

Liên hiệp quốc UNDP)1 và là vùng trọng điểm phát triển của ngành du lịch

quốc gia.

Cam Ranh thì lại là nơi nổi tiếng về nuôi các loại hải đặc sản như sò huyết, hàu, ốc tai tượng. Tôm hùm cũng là sản phẩm được nuôi nhiều tại đây. Kết hợp với truyền thống nuôi các loại đặc sản biển này, Cam Ranh còn có nhiều bãi tắm đẹp với nhiều bãi cát trắng phau, đặc biệt là khu Bãi Dài, một khu vực đang có rất nhiều doanh nghiệp xin lập dự án đầu tư và đang được tỉnh Khánh Hòa đề nghị Chính phủ xác lập là khu du lịch trọng điểm của quốc gia. Ngoài ra, bên cạnh khu Bãi Dài không xa, một vùng trồng xoài trên nền cát trắng tinh cũng đã là nơi thu hút khách du lịch địa phương và du khách ngoài tỉnh. Tất cả tạo ra một thế liên hợp trong việc tạo ra nguồn thu nhập khác cho người dân làm nông nghiệp ở Cam Ranh. Điểm đặc biệt cần chú ý ở khu vực này đó là một không gian thật thoáng rộng, thôn quê mặc dù đường giao thông trải nhựa đã nối liền hầu hết các xã và nơi này còn có một sân bay đang được phát triển thành sân bay quốc tế.

Vịnh Nha Trang thì đã là một trung tâm du lịch rất nổi tiếng, đi cùng với sự nổi tiếng của nó là rất nhiều đảo (19 đảo), trong đó có nhiều đảo là nơi sinh sống lâu đời của người dân và là nơi nuôi các đặc sản chính như tôm hùm, cá mú. Hoạt động phục vụ du khách các sản phẩm nuôi trồng của người dân các đảo, các vùng nuôi hải đặc sản cũng đã có truyền thống từ nhiều năm nay. Các tuyến du lịch biển đảo lại đang là những tuyến rất thu hút du khách. Hiện nay, có thêm nhiều loại đối tượng hải sản có giá trị đang được người dân khai thác phục vụ cho du khách trên các chuyến tham quan như cầu gai (nhím biển), hải

sâm, cá dìa. Do đó, các tour thưởng thức hải sản trên biển càng trở nên hấp dẫn với du khách và góp phần giải quyết vấn đề tăng thu nhập của ngư dân.

Bên cạnh ba vịnh nổi tiếng nói trên có khả năng lớn trong việc liên kết giữa các sản phẩm nông nghiệp với các sản phẩm du lịch, đầm Nha Phu ở huyện Ninh Hòa cũng là một nơi hấp dẫn và chứa nhiều tiềm năng cho liên kết. Đầm này là nơi nuôi tôm sú lớn và lâu năm, cũng là nơi có nhiều điểm thu hút du khách (đảo Hòn Lao hay còn gọi là đảo Khỉ, đảo Hòn Thị, đảo Hòn Thị với khu du lịch Suối Hoa Lan …).

Thứ hai, một khi du khách đã chọn các khu du lịch biển làm điểm đến thì khả năng muốn được thưởng thức hải sản tươi sống ngay tại nơi nuôi trồng là một điều hầu như chắc chắn. Khả năng kết hợp tổ chức tour cũng là một đều hoàn toàn có thể vì vị trí các khu lồng và vùng nuôi rất gần với điểm du lịch.

Thứ ba, Khánh Hòa có nhiều diện tích vườn và vườn rừng có khả năng phát triển du lịch sinh thái. Với trên 70% diện tích là đồi núi và nhiều sông suối, “có 4 hệ thống sông lớn (sông Cái Nha Trang, sông Cái Ninh Hòa, sông Đồng Điền và sông Tô Hạp) và hàng chục sông suối nhỏ khác … Mật độ sông

suối khá dày (vùng núi 0,6 – 1, 0 km/km2, vùng đồng bằng 0,6 km/km2)”1.

Nhiều khu vực vườn, vườn rừng nằm cạnh các sông suối rất phù hợp cho du lịch cắm trại, cho thưởng thức không gian thiên nhiên. “Phía nam sông Cửa Bé là xã Phước Đồng với địa danh “Chiến khu Đồng Bò” và một vùng lý tưởng cho

du lịch sinh thái trong tương lai là rừng dừa sông Lô” ( )2. Khu vực vùng đệm

quanh khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà cũng là một địa điểm có khả năng thu hút du khách đến với các hoạt động du lịch vườn rừng. Nơi đây có sự phát triển mạnh mẽ kinh tế vườn, trang trại. Với những điều kiện thiên nhiên ưu đãi, và

1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Dự án Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010, trang 7.

lại ở vị trí gần thành phố nên “từ năm 1998 trở lại đây 8 xã trong khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà đã mạnh dạn xây dựng một số mô hình kinh tế trang trại …

và thu được kết quả khả quan” ( )1. Những nơi này sẽ là nơi nghỉ chân lý tưởng

của du khách khi tham gia các tour du lịch khám phá trên đỉnh Hòn Bà và hiện tại cũng đã thành hiện thực tại một vài khu vực. Vùng trồng xoài tại thị xã Cam Ranh nằm trên nền cát trắng lại sát cạnh những bãi tắm đẹp cũng bổ sung thêm cho hoạt động du lịch sinh thái vườn.

Thứ tư, tình hình phát triển của các hoạt động du lịch lữ hành quốc tế tại Khánh Hòa khá khả quan, số lượt khách nước ngoài lưu trú tăng liên tục, với mức tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn gần đây cao hơn mức bình quân của toàn quốc sẽ là cơ hội tốt cho phát triển các tour du lịch khép kín biển – đảo, vườn - rừng, núi - rừng. Đây cũng chính là cơ hội cho các hộ làm kinh tế vườn rừng, các hộ thực hiện chương trình nông - lâm kết hợp và các đồng bào dân tộc ít người trong việc kết hợp với phát triển du lịch dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.

2.4.2.Hiện trạng liên kết phát triển du lịch – nông nghiệp (nông thôn)

Với mục đích mở rộng các sản phẩm du lịch để tạo sự quyến rũ đối với du khách khi đến với Khánh Hòa, nhiều tour du lịch, điểm du lịch mới xuất hiện với hình dáng của sự liên kết giữa du lịch và nông nghiệp. Các tour, điểm này tận dụng sản phẩm và không gian của nông nghiệp, nông thôn trong việc tạo dựng nét mới để hấp dẫn và giữ chân du khách thập phương.

Tour du lịch sinh thái Sông Cái Nha Trang là một tour du lịch mới trong khoảng 3 năm trở lại đây. Tour này sẽ đưa du khách đến thăm một khu vực trồng dừa bát ngát, thưởng thức các món ăn thủy hải sản tại một vài nhà hàng

1Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa (8/2003), Dự án đầu tư bảo tồn thiên nhiên khu vực Hòn Bà, trang 52.

nổi trên sông (diện tích khiêm tốn) hoặc vào ăn uống tại các vườn dừa. Du khách tham gia tour du lịch này cũng có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của di tích Tháp Bà Ponagar.

Hoạt động nuôi đà điểu, nuôi hươu, cá sấu, trồng hoa lan đang trở thành một trong những hoạt động thu hút khách du lịch tại khu du lịch Đầm Nha Phu (khu vực giáp ranh giữa Nha Trang và Ninh Hòa). Các đối tượng nuôi trồng này hiện được xem là đối tượng để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp-nông thôn.

Nguồn: website vietnamtourism.com/khanhhoa

Khu du lịch Hòn Bà, với nhiều suối lớn, nhỏ khác nhau và nhiều vườn cây bao quanh khu vực vùng đệm hiện đã xuất hiện loại hình du lịch vườn, mà chủ yếu là hoạt động cho khách du lịch vào vườn thuê bóng mát và thưởng thức không khí mát mẽ của các dòng suối (đây là thế mạnh của các vườn gần những con suối) và hoạt động kinh doanh nhà hàng ăn uống dưới bóng mát của các khu vườn, xung quanh khu vực lên đỉnh Hòn Bà. Hoạt động du lịch tại khu vực này chỉ mới bắt đầu chủ yếu tại khu vực suối Đá Giăng (xã Suối Cát), suối Đá Mài (xã Suối Tân), nhưng đã được các công ty lữ hành rất chú ý và khách du lịch rất hưởng ứng (không chỉ khách từ nơi khác mà cả người dân trong tỉnh). Khu vườn xoài Cam Ranh thì chủ yếu là hình thành các hoạt động kinh doanh ăn uống và cho thuê đất vườn để làm nhà hàng.

Hoạt động hướng dẫn khách đi tham quan các làng nghề cũng là một khâu trong hầu hết các tour du lịch tại Khánh Hòa. Tuy nhiên, hoạt động này chưa

đem lại nhiều lợi ích cho người dân nông thôn vì phần sản phẩm mà các hộ làm nghề bán được cho khách du lịch còn rất nhỏ so với số họ bán cho tư thương và

các doanh nghiệp lữ hành không phải trả phí gì cho họ, có chăng chỉ là tặng cho họ một vài món quà vào những dịp lễ tết.

2.4.3.Các hạn chế trong việc liên kết phát triển

Thực tế hiện nay cho thấy sự liên kết sản phẩm giữa hai ngành chỉ diễn ra ở một số ít nơi, chưa tương xứng với tiềm năng, và hoàn toàn do tự phát. Hầu

Một phần của tài liệu 506 Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với du lịch  (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)