Tổ chức thu thuế

Một phần của tài liệu 324 Chính sách thuế thu nhập cá nhân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 70)

- Việc ban hành và từng bước hoàn thiện thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã từng bước tập dượt trong công tác quản lý thuế.

1. Thành phố Hồ Chí Minh a) Tổng số:

3.3.6.2 Tổ chức thu thuế

Đối với nước ta có thể tổ chức thu thuế qua hai giai đoạn: giai đoạn 1 phát huy triệt để phương pháp khấu trừ tại nguồn như đang áp dụng (tại tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập); giai đoạn 2 được triển khai khi hệ thống ngân hàng chúng ta đủ mạnh và tất cả các giao dịch được thực hiện thông qua ngân hàng.

Giai đoạn 1:

Trong phần thu nhập chịu thuế đã phân loại thu nhập thành thu nhập chủ động và thu nhập thụ động. Thu nhập chủ động là các khoản thu nhập của cá nhân kinh doanh, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ thừa kế, quà tặng do họ xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế nên khi kê khai nộp thuế họ chủ động nộp tiền vào NSNN. Thu nhập thụ động như là khoản thu nhập do các tổ chức và cá nhân khác chi trả. Vì vậy, để đảm bảo số thu được thu nộp kịp thời nên trong công tác quản lý thu thuế cần áp dụng phương pháp “khấu trừ tại nguồn”. Phương này đã áp dụng tại Việt Nam trong những năm qua trong Pháp lệnh thuế TNĐVNCTNC. Cách thu này đã

mang lại hiệu quả do chi phí hành thu ít và số thuế nộp vào NSNN kịp thời. Kế thừa chế độ quản lý này đề nghị điều chỉnh một số qui định sau để phương pháp khấu trừ tại nguồn đạt kết quả tốt hơn.

- Bỏ tỷ lệ trích theo tỷ lệ phần trăm số thu thuế được cho cơ quan chi trả thu nhập vì: Trong thời gian qua áp dụng thuế TNĐVNCTNC ở Việt Nam, để khuyến khích tổ chức cá nhân chi trả thu nhập, các văn bản pháp luật cho phép các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập được hưởng tiền thù lao từ 0,5 đến 1% số tiền thuế phải nộp vào NSNN để chi cho các cá nhân tham gia thu thuế. Tương ứng với cái được của tổ chức và cá nhân là các mất của ngân sách, tỷ lệ này đối với đơn vị có số thuế khấu trừ tại nguồn ít thì không đáng kể, nhưng đối với đơn vị có số thuế khấu trừ tại nguồn lớn mà chỉ phân phối cho những cá nhân tham gia thu thuế nên đã dẫn đến phân phối không công bằng (vừa được nhận tiền lương, vừa được nhận tiền thù lao lại không phải nộp thuế). Rõ ràng, thuế thu nhập cá nhân với mục đích tạo ra sự công bằng thì khi thực thi lại đẻ ra sự bất công bằng. Do vậy, chúng ta nên bỏ quy định này, coi đó là nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập và được qui định rõ trong Luật thuế.

- Thuế khấu trừ tại nguồn về tính chất là khoản tạm thu trong năm, cuối năm tổng hợp toàn bộ thu nhập và căn cứ vào biểu thuế để xác định số thuế còn phải nộp, sau đó trừ số đã tạm thu trong năm để xác định số thuế cần phải nộp. Như vậy cơ quan chi trả thu nhập hàng tháng có nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế vào NSNN, cá nhân có nghĩa vụ tự kê khai thu nhập hàng tháng và quyết toán thuế với cơ quan thuế.

- Luật thuế cần qui định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ về thuế khấu trừ tại nguồn là do cơ quan chi trả thu nhập. Trong năm nếu tổ chức cá nhân chi trả thu nhập không khấu trừ thuế thu nhập cá nhân phải nộp của đối tượng nộp thuế thì cơ quan đó phải nộp bằng tiền của đơn vị mà không được hoạch toán vào chi phí. Ngoài ra còn bị xử phạt vi phạm luật thuế. Đây là vấn đề tồn tại ở Việt Nam trong những năm qua. Mặc dù, trong pháp lệnh thuế TNĐVNCTNC đã quy định cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức chi trả thu nhập, nhưng trong thực tế họ không khấu trừ, khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện cũng không phạt và truy thu thuế.

- Thực hiện quyết toán thu nhập đối với từng cá nhân kể cả cá nhân không phải nộp thuế TNCN, từ đó nắm bắt được thông tin về thu nhập của từng cá nhân và kiểm soát

được các khoản thu nhập từ quà tặng vốn rất khó kiểm soát. Đồng thời góp phần hạn chế tham nhũng, thu nhập bất chính.

Giai đoạn 2:

Giai đoạn này được triển khai khi hệ thống ngân hàng chúng ta đủ mạnh và tất cả các giao dịch được thực hiện thông qua ngân hàng. Lúc đó mọi thu nhập của cá nhân được chi trả thông qua ngân hàng và khấu trừ tại nguồn được thực hiện ngay tại ngân hàng chứ không phải tại cơ quan chi trả thu nhập. Tuy nhiên, yêu cầu các ngân hàng phải nối mạng với nhau để quản lý thu nhập cá nhân, có hệ thống thu thuế và quyết toán thuế tự động, có bộ phận của ngân hàng theo dõi thu thuế thu nhập cá nhân. Cơ quan thuế có trách nhiệm chi trả phù lao cho ngân hàng xem như là chi phí hành thu thuế. Ngân hàng nhận phù lao xem như doanh thu dịch vụ ngân hàng và được hạch toán vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập theo qui định.

Một phần của tài liệu 324 Chính sách thuế thu nhập cá nhân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)