Biểu thuế lũy tiến từng phần

Một phần của tài liệu 324 Chính sách thuế thu nhập cá nhân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62 - 64)

- Việc ban hành và từng bước hoàn thiện thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã từng bước tập dượt trong công tác quản lý thuế.

1. Thành phố Hồ Chí Minh a) Tổng số:

3.3.4.1 Biểu thuế lũy tiến từng phần

Đối với khoản thu nhập có tính chất phổ biến, thường xuyên, ổn định của cá nhân như thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần. Mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân được coi là ngưỡng chịu thuế, khoản giảm trừ cho người phụ thuộc sẽ được trừ trước khi xác định thu nhập tính thuế. Mức thu nhập chịu thuế được tính theo năm và tạm thu theo tháng.

Biểu thuế càng gồm nhiều bậc, khoản cách về thuế suất của các bậc càng ít thì mức điều tiết càng công bằng hơn, theo kinh nghiệm các nước thì biểu thuế từ 4 đến 8 bậc, khoảng cách về thuế suất từ 5% đến 10%, và mức thu nhập chịu thuế cao nhất so với mức thu nhập chịu thuế thấp nhất khoảng trên 20 lần. Đối với nước ta mục tiêu xây dựng chính sách thuế coi trọng tính công bằng nên chọn biểu thuế gồm 8 bậc và mức thuế suất thấp nhất là 5%, cao nhất là 35% (Pháp lệnh TNĐVNCTNC hiện hành thấp nhất là 10% và cao nhất là 40%) thuế suất được nâng dần căn cứ vào từng bước thu nhập. Sau khi trừ đi các khoản giảm trừ, bậc 0% áp dụng cho thu nhập tính thuế đến 4 triệu đồng/tháng, trên 4 triệu đồng sẽ áp dụng mức thuế suất 5% và tăng dần theo thu nhập đến mức cao nhất 35% tương ứng với mức thu nhập chịu thuế là 84.000.000 gấp 21 lần so với mức khởi điểm chịu thuế.

Việc chọn biểu thuế luỹ tiến từng phần với mức thuế suất như trên là để đảm bảo tỷ lệ điều tiết hợp lý, đồng thời phù hợp so với mức điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay (28%), tương đương với mức thuế suất cao nhất của một số nước trong khu vực (Malaysia 34%, Inđônêxia 35%, Tháilan 37%, Hàn Quốc 40%, Trung Quốc

45%...).

Biểu thuế cụ thể như sau: Bậc

thuế

Thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất (%) Ghi chú 1 Đến 4.000.000 đồng 0 Mức khởi điểm (MKĐ) 2 Trên 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng 5 Từ 1 đến 1,5 lần MKĐ 3 Trên 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng 10 Từ 1,5 đến 3 lần MKĐ 4 Trên 12.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng 15 Từ 3 đến 6 lần MKĐ 5 Trên 24.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng 20 Từ 6 đến 10 lần MKĐ 6 Trên 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng 25 Từ 10 đến 15 lần MKĐ 7 Trên 60.000.000 đồng đến 84.000.000 đồng 30 Từ 15 đến 21 lần MKĐ 8 Trên 84.000.000 đồng 35 Trên 21 lần MKĐ

Bảng 3.9: Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập chịu thuế/tháng.

Như vậy, người có thu nhập 10 triệu đồng/tháng, nuôi 2 người phụ thuộc dưới 18 tuổi thì thu nhập chịu thuế là 6,8 triệu đồng [(10 triệu – 3,2 triệu (phần chiết trừ gia cảnh)]. Với biểu thuế như trên thì số tiền thuế phải nộp là 180.000 đồng [(4 triệu x 0%) + (2 triệu x 5%) + (0,8 triệu x 10%) = 0,18 triệu]. So với chính sách thuế TNĐVNCTNC hiện nay thì người có thu nhập 10 triệu đồng/tháng phải nộp thuế 500.000 đồng.

Nếu so sánh với chính sách thuế TNDN thì thu nhập chịu thuế gần đến 165 triệu đồng/tháng, thuế TNCN có số thuế phải nộp thấp hơn thuế TNDN. Trường hợp thu nhập chịu thuế trên 165 triệu đồng/tháng thì thuế TNCN có số thuế phải nộp mới cao hơn thuế TNDN, tuy nhiên mức cao hơn không nhiều và tỷ trọng cá nhân có thu nhập chịu thuế trên 165 triệu đồng/tháng trong xã hội cũng không lớn, chúng ta có thể tham khảo thêm qua bảng số liệu sau đây:

Đơn vị tính: đồng

Thu nhập chịu thuế Thuế phải nộp theo thuế TNDN (28%)

Thuế phải nộp theo thuế TNCN 84.000.000 23.520.000 17.900.000 100.000.000 28.000.000 23.500.000 150.000.000 42.000.000 41.000.000 165.000.000 46.200.000 46.250.000 200.000.000 56.000.000 58.500.000 300.000.000 84.000.000 93.500.000 400.000.000 112.000.000 128.500.000

Bảng 3.10: So sánh số thuế phải nộp theo Luật thuế TNDN hiện hành (28%) và thuế TNCN theo biểu thuế 3.9 ở trên.

Một phần của tài liệu 324 Chính sách thuế thu nhập cá nhân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)