2. Bình quân cả nước 8,20 9,30 7,
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:
“Vạn sự khởi đầu nan” là một kinh nghiệm quý báu đã được ông cha ta rút ra qua bao đời và truyền lại cho con cháu. Nếu so với một số địa danh nổi tiếng về du lịch trong nước, thậm chí là của các nước trong khu vực ASEAN, thì tiềm năng du lịch của Bình Thuận thực sự không thua kém gì nhiều. Ngành du lịch Bình Thuận còn quá non trẻ so với những ngành khác của tỉnh và so với ngành du lịch của các địa phương khác, mới chỉ thực sự phát triển qua hơn 10 năm nhưng những gì ngành đạt được trong thời gian qua đã khẳng định du lịch sẽ sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, là đầu tàu cho sự phát triển kinh tế – xã hội của toàn tỉnh.
Tuy nhiên, để thực hiện được những điều đó, ngành du lịch cũng cần nhận thức rõ những tồn tại, khó khăn của mình, tìm ra nguyên nhân đích thực của vấn đề để từ đó mới đưa ra giải pháp phù hợp dựa trên kinh nghiệm của những nơi đi trước và xu hướng phát triển chung của du lịch trong tương lai.
Trước mắt, ngành du lịch của tỉnh cần xem xét một số khó khăn chủ yếu sau: - Lượng khách đến Bình Thuận tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng đã có
chiều hướng giảm trong 2 – 3 năm gần đây, đặc biệt là du khách quốc tế còn thấp cả về tỷ trọng lẫn tốc độ tăng trưởng.
- Thời gian lưu trú của khách ngắn, chi tiêu bình quân của mỗi du khách trong một ngày còn rất thấp do sản phẩm du lịch còn nghèo nàn không khuyến khích du khách chi tiêu, chất lượng các dịch vụ du lịch chưa cao, khai thác
chưa tốt cảnh quan môi trường và các giá trị văn hóa lễ hội để hấp dẫn và giữ chân du khách.
- Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển ồ ạt của các khu du lịch, điểm tham quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải và nước thải không được xử lý tốt tại các nơi này.
- Công tác quy hoạch, sau quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện đồng bộ và có sự phối hợp cao giữa các đơn vị liên quan; đặc biệt là đầu tư xây dựng các dự án du lịch có quá nhiều bất cập đôi khi dẫn đến tình trạng phá vỡ quy hoạch, phải điều chỉnh quy hoạch theo hướng có lợi cho nhà đầu tư trong khi các vấn đề về môi trường, về xã hội và cảnh quan xung quanh chưa được tính toán đầy đủ.
- Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ và trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên tuy đã được nâng lên nhưng vẫn còn rất thấp, chưa ngang tầm với nhiệm vụ phát triển của ngành du lịch.
- Công tác quảng bá, tiếp thị du lịch của bản thân các doanh nghiệp và của Sở Thương mại – Du lịch còn mang tính phân tán và riêng lẻ, chỉ là hình thức chứ chưa đi vào chất lượng. Các hoạt động này chưa thực sự mang lại hiệu quả cao./.
Chương 3: