SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH GIAI ĐOẠN 1991 – 2004 TỔNG SỐ KHÁCH KHÁCH QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu 350 Góp phần phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2005 đến 2015 (Trang 34 - 39)

2. Bình quân cả nước 8,20 9,30 7,

SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH GIAI ĐOẠN 1991 – 2004 TỔNG SỐ KHÁCH KHÁCH QUỐC TẾ

TỔNG SỐ KHÁCH KHÁCH QUỐC TẾ NĂM SỐ KHÁCH (lượt khách) TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG (%) SỐ KHÁCH (lượt khách) TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG (%) 1991 22.162 0 2.636 0 1992 1993 25.008 12,84 3.769 42,98 1994 1995 53.200 112,73 5.300 40,62 1996 58.500 9,96 7.900 49,06 1997 70.000 19,66 14.000 77,22 1998 250.000 257,14 16.500 17,86 1999 2000 513.000 105,20 53.000 221,21 2001 800.000 55,95 69.775 31,65 2002 1.100.000 37,50 90.000 28,99 2003 1.280.000 16,36 90.000 0 2004 1.500.000 17,19 102.000 13,33 Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn

1991 – 2004

113.680

khách/năm 38,3%/năm khách/năm7.643 32,5%/năm

(Nguồn: Báo cáo kết quả sau 10 năm thực hiện chỉ thị số 300/TTg ngày 05/08/1993 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế biển trên lĩnh vực du lịch – Sở TM-DL Bình Thuận)

Ghi chú: Tốc độ tăng trưởng do tác giả tính từ số liệu nguồn

Xem xét tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân thì trong suốt giai đoạn từ 1991 đến 2004, Bình Thuận đạt được tốc độ tăng khoảng 38%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế tăng khoảng 32%/năm. Đây là tỷ lệ tăng khá cao, nhưng nếu

xem xét ở từng giai đoạn thì có sự chênh lệch khá lớn, không ổn định qua các năm và tỷ lệ này đang có xu hướng giảm mạnh.

Đồ thị 5: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH

0 12.84 112.73 112.73 17.19 16.36 105.20 19.66 9.96 257.14 37.50 55.95 0 50 100 150 200 250 300 1991 1993 1995 1996 1997 1998 2000 2001 2002 2003 2004 Năm %

(Nguồn: Báo cáo kết quả sau 10 năm thực hiện chỉ thị số 300/TTg ngày 05/08/1993 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế biển trên lĩnh vực du lịch – Sở TM-DL Bình Thuận)

Đồ thị 6: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ

0 77.22 221.21 - 13.33 42.98 17.86 28.99 40.62 49.06 31.65 0 50 100 150 200 250 1991 1993 1995 1996 1997 1998 2000 2001 2002 2003 2004 Năm %

(Nguồn: Báo cáo kết quả sau 10 năm thực hiện chỉ thị số 300/TTg ngày 05/08/1993 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế biển trên lĩnh vực du lịch – Sở TM-DL Bình Thuận)

Đồ thị 7: SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA KHÁCH DU LỊCH VÀ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ QUA CÁC NĂM

0 0 12.84 112.73 17.19 16.36 105.20 19.66 9.96 257.14 37.50 55.95 77.22 221.21 - 13.33 42.98 17.86 28.99 40.62 49.06 31.65 0 50 100 150 200 250 300 1991 1993 1995 1996 1997 1998 2000 2001 2002 2003 2004 Năm %

Giai đoạn 1991 – 1995, tốc độ tăng trưởng trung bình là 24,5%/năm với số lượng khách từ 22.162 lượt trong năm 1991 tăng lên đến 53.200 lượt khách vào năm 1995, trong đó số khách quốc tế tương ứng là 2.636 và 5.300 lượt khách với tốc độ tăng trung bình là 19,1%/năm. Sang giai đoạn 1996 – 2000, đây là giai đoạn phát triển “đột biến” của du lịch Bình Thuận, tốc độ tăng trưởng khách trung bình trên 70%/năm đạt 513.000 khách vào cuối năm 2000, trong đó tốc độ tăng khách quốc tế cũng đạt trên 60%/năm với 53.000 lượt khách. Tuy nhiên sau đó, giai đoạn 2001 – 2004 tốc độ tăng số lượng khách lại giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 23%/năm đạt 1.500.000 khách năm 2004 và tốc độ tăng khách quốc tế chỉ khoảng 13%/năm với 102.000 lượt khách. Dễ dàng nhận thấy tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa vẫn thường xuyên cao hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế, do đó khi xây dựng chiến lược phát triển cũng như các quy hoạch cần quan tâm đến yếu tố này vì đặc điểm của 2 đối tượng khách này khác nhau khá nhiều.

Có nhiều lý do để giải thích cho sự tăng trưởng về số lượng khách quá nhanh trong giai đoạn 1996 – 2000. Trong đó nguyên nhân quan trọng nhất chính là sự hấp dẫn của vùng đất này mà từ lâu khách du lịch chưa biết đến. Chỉ từ sau sự kiện nhật thực toàn phần xảy ra tại đây vào hồi cuối tháng 10/1995 thu hút hàng vạn nhà

khoa học, khách du lịch trong và ngoài nước đến đây để chiêm ngưỡng, nghiên cứu thì mọi người mới nhận ra những cảnh quan kỳ thú và tiềm năng kinh tế của vùng đất này. Tuy nhiên do phát triển quá nhanh nên chỉ trong một thời gian ngắn, du lịch Bình Thuận đã bộc lộ ra những điểm yếu của mình, cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ nhu cầu cũng như yêu cầu của khách, lượng khách đổ về nhiều trong khi ngành du lịch của tỉnh chưa có đủ kinh nghiệm trong quản lý và phát triển du lịch dẫn đến hàng loạt các vấn đề phát sinh như nạn ô nhiễm môi trường, các cơ sở lưu trú được xây dựng ồ ạt nhưng không đảm bảo chất lượng, phá vỡ quy hoạch chung của tỉnh, dịch vụ cung cấp cho khách không đảm bảo chất lượng, hệ thống cung cấp nước – thoát nước chưa đầy đủ, nguồn nhân lực chưa sẵn sàng để tham gia vào các hoạt động du lịch chuyên nghiệp… Tất cả những yếu tố đó đã làm giảm mạnh lượng khách đến với Bình Thuận trong thời kỳ sau đó, thời kỳ 2001 – 2004.

2.2.2. Doanh thu:

Năm 2004, doanh thu từ du lịch của tỉnh Bình Thuận ước đạt 361 tỷ đồng, tăng 21,14% so với năm 2003, trong đó lĩnh vực lưu trú và ăn uống chiếm khoảng 90% tổng doanh thu. Tính chung cho thời kỳ 1991 – 2004 thì tốc độ tăng trưởng bình quân là trên 35%/năm, nhưng nếu tính cho từng thời kỳ thì tốc độ tăng có xu hướng tăng mạnh rồi sau đó giảm dần.

- Thời kỳ 1991 – 1995: trong thời kỳ này tuy tốc độ tăng trưởng bình quân của khách du lịch không cao (24,5%/năm) nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu lại đạt trên 43%/năm.

- Thời kỳ 1996 – 2000: tốc độ tăng trưởng bình quân của khách du lịch tăng cao một cách đột biến (70%/năm) nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân lại không cao như vậy, chỉ đạt bình quân khoảng 33%/năm.

- Thời kỳ 2001 – 2004: tốc độ tăng trưởng bình quân của cả khách du lịch lẫn doanh thu vẫn có tăng nhưng không bằng hai thời kỳ trước, nhưng nếu so với tốc độ tăng trưởng về khách thì tốc độ tăng trưởng về doanh thu vẫn khả quan hơn đạt trên 26%/năm.

Những gì xảy ra đều rất hợp lý trong tình hình phát triển du lịch của Bình Thuận. Vì tò mò, muốn khám phá một điểm đến mới với nhiều thắng cảnh đẹp và nhiều điều kỳ thú mà không phải du khách nào cũng có thể khám phá hết nên lượng khách đổ về Bình Thuận trong thời kỳ 1996 – 2000 tăng “đột biến”. Có thể nói du khách hoàn toàn không bị thất vọng về những vẻ đẹp mà họ đã được nghe, đã được thấy qua báo chí, hình ảnh… nhưng họ lại bị “thất vọng” về vấn đề khác, đó là họ không có cơ hội để tiêu hết số tiền mà họ mang theo, mà đây thực sự là một trong những nhu cầu của du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Khi đến đây rồi, ngoài những chi phí liên quan đến việc lưu trú, ăn uống, đi lại và tham quan thì gần như họ không phải chi cho cái gì nữa, muốn hưởng thụ các dịch vụ giải trí hay đơn giản chỉ là việc mua quà lưu niệm cho người thân cũng rất khó vì vào thời đó, các dịch vụ chưa phát triển, nếu có thì rất ít và chất lượng cũng không đáp ứng được nhu cầu của khách. Do đó, trong thời kỳ này doanh thu tăng chủ yếu là do doanh thu lưu trú và ăn uống tăng.

Bước sang thời kỳ 2001 – 2004, ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận có sự phát triển mang tính chuyên nghiệp hơn thời kỳ trước với sự ra đời của hàng loạt các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch cao cấp đạt tiêu chuẩn 3 – 4 sao; các đơn vị kinh doanh bắt đầu tổ chức thêm các hoạt động, dịch vụ phục vụ du khách như lặn biển, câu cá câu mực ngoài biển, lướt sóng… các dịch vụ này đã tạo ra nguồn thu đáng kể đồng thời góp phần kéo dài ngày lưu trú của khách hơn. Thời gian lưu trú

bình quân trong thời kỳ này là 1,9 ngày đối với khách quốc tế (tăng 0,55 ngày so với thời kỳ 1996 – 2000) và là 1,4 ngày đối với khách nội địa (tăng 0,2 ngày so với thời kỳ 1996 – 2000). Chính vì vậy mà doanh thu có mức tăng bình quân cao hơn so với mức tăng bình quân về số lượng khách trong thời kỳ này.

Bảng 6: DOANH THU TỪ DU LỊCH THỜI KỲ 1991 – 2004

Một phần của tài liệu 350 Góp phần phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2005 đến 2015 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)