Mạng lưới các ngân hàng

Một phần của tài liệu 331 Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 32 - 35)

Đến cuối năm 2005 trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai có 13 chi nhánh ngân hàng đang họat động . Hiện có 6 ngân hàng thương mại nhà nước bao gồm: ngân hàng Ngọai thương ; ngân hàng Công thương ; ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ; ngân hàng Đầu tư ; ngân hàng Nhà và ngân hàng Chính sách . Và 6 ngân hàng thương mại cổ phần bao gồm : Ngân hàng cổ phần Đại Á ; Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín ; Ngân hàng cổ phần Á Châu ; Ngân hàng cổ phần ngòai quốc doanh ( VIBank ) ; ngân hàng liên doanh Việt Thái ; Ngân hàng liên doanh Indovina và 01 quỹ tín dụng nhân dân .

Mạng lưới các ngân hàng thương mại quốc doanh

+ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn : với mạng lưới rộng khắp các huyện và các khu vực trung tâm đô thị . Nếu như trước đây ngân hàng Nông nghiệp chỉ đẩy mạnh đầu tư cho khu vực có tính nông nghiệp là chủ yếu, thì trong các năm gần đây hệ thống ngân hàng nông nghiệp đã mở rộng mạng lưới đến các vùng đô thị , triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại, cạnh tranh với các ngân hàng khác . Ngân hàng nông nghiệp Đồng Nai hiện có mạng lưới rộng lớn nhất và có số lượng đầu tư tín dụng lớn nhất trên địa bàn là : 3.892 tỷ đồng .

+ Ngân hàng ngọai thương Đồng Nai : với thế mạnh về ngọai hối và thanh tóan quốc tế, đầu tư cho các doanh nghiệp lớn . Mạng lưới ngân hàng ngọai thương Đồng Nai 01 Chi nhánh cấp 1 tại trung tâm thành phố Biên Hòa và 03 Chi nhánh cấp 2 đóng tại các khu công nghiệp tập trung có số lượng các doanh nghiệp đầu tư nước ngòai cao như : Khu công nghiệp Nhơn Trạch ; khu công nghiệp Biên Hòa 2 …. . Ngân hàng ngọai thương trong những năm gần đây không chỉ chú ý đến việc tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn xâm nhậm mạnh vào lĩnh vực tiêu dùng như : liên kết với doanh nghiệp mua bán xe ôtô ; cho vay mua và sữa chữa nhà ở ; cho vay cán bộ công nhân viên ….

+ Ngân hàng Công thương gồm : 02 chi nhánh cấp 1 ; 02 chi nhánh cấp 2 và 7 phòng giao dịch . Các chi nhánh ngân hàng Công thương đóng tại các khu vực đông dân cư, riêng địa bàn thành phố Biên Hòa đã có 02 Chi nhánh cấp 1 và 7 phòng giao dịch . Thế mạnh của hệ thống ngân hàng Công thương là đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ .

+ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đồng Nai với 1 Chi nhánh cấp 1 , 2 Chi nhánh cấp 2 và 02 quỹ tiết kiệm để huy động vốn . Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng và đầu tư vốn trung dài hạn .

Hiện nay các ngân hàng thương mại quốc doanh với các tên khác nhau về lĩnh vực họat động khác nhau, nhưng thực tế đều phát triển đan xen và cạnh tranh gay gắt với nhau, không một ngân hàng nào giử độc quyền trong một lĩnh vực nào . Phần lớn các ngân hàng đều đưa ra các sản phẩm, đầu tư cho nhiều các đối tượng không phân biệt ngành nghề, ngắn – trung – dài hạn .

Ngòai 4 ngân hàng thương mại quốc doanh còn 2 ngân hàng cũng thuộc sở hữu nhà nước là : ngân hàng chính sách và ngân hàng nhà tỉnh Đồng Nai . Quy mô đầu tư của các ngân hàng này tương đối nhỏ, đối tượng cho vay khá đặc thù theo quy định của pháp luật .

Nhìn chung trong những năm gần đây các ngân hàng đã đua nhau mở rộng mạng lưới, chủ yếu tập trung tại các khu vực đông dân cư tại các vùng đô thị . Mạng lưới ngân hàng mở rộng làm tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cho khách hàng, trong đó có nhu cầu cho vay tiêu dùng . Tuy vậy các ngân hàng cần tính tóan đến tính hiệu quả của hệ thống mạng lưới :

+ Tập trung quá nhiều lọai hình giao dịch tại các phòng giao dịch, các chi nhánh nhỏ dẫn đến số lượng nhân viên đông nhưng chất lượng và số lượng khách hàng thấp .

+ Tập trung quá nhiều vào khu vực thành thị, thiếu sự quan tâm và cung cấp các lọai hình dịch vụ ngân hàng đến khu vực ít dân cư .

Một phần của tài liệu 331 Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 32 - 35)