Giải pháp tổ chức nguồn hàng

Một phần của tài liệu 330 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của siêu thị tại TP.HCM (Trang 45 - 47)

- NHÀ SẢN XUẤT ĐẠI LÝ PHÂN PHỐ

4. Giải pháp tổ chức nguồn hàng

Tổ chức nguồn hàng là một trong những khâu quan trọng để siêu thị có được nguồn hàng đa dạng phong phú, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý. Muốn vậy, các siêu thị phải thực hiện những việc sau :

4.1 Tổ chức mua hàng hóa

Để đảm bảo chất lượng, hàng hóa của siêu thị nên mua từ các nhà cung cấp lớn, có tên tuổi, uy tín, những đơn vị đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao hoặc các nhà phân phối chính thức của các hãng nước ngoài.

Để có hàng hóa đa dạng, phong phú, các siêu thị nên chọn nhiều nhà cung cấp hoặc chọn những nhà cung cấp đa dạng về ngành hàng.

Để có giá cả hợp lý, các siêu thị phải liên kết, phối hợp với nhau trong việc mua hàng hoặc mua theo hệ thống chuỗi siêu thị, theo phương thức này có thể mua được số lượng hàng lớn với chi phí thấp.

Các siêu thị cần tổ chức khai thác tốt các nguồn hàng để tạo thế mạnh riêng cho mình. Nếu chỉ tập trung khai thác những mặt hàng mà nơi nào cũng có bán thì mỗi siêu thị sẽ không có những mặt hàng đặc trưng riêng cho siêu thị mình.

4.2. Cơ cấu hàng hóa

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân thành phố, danh mục hàng hóa kinh doanh của siêu thị phải có số lượng tối thiểu từ 15.000 mặt hàng trở lên.

Cơ cấu hàng hóa của siêu thị phải có nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau, bao gồm hàng thực phẩm và không thực phẩm, đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thông dụng của người dân thành phố.

Trong cơ cấu hàng hóa, các siêu thị nên tăng cường tỷ lệ hàng nội, hàng nội ở đây bao gồm các mặt hàng Việt nam chất lượng cao, sản phẩm của các công ty liên doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Bên cạnh các sản phẩm chế biến đóng gói sẵn mang nhãn hiệu của các công ty lớn sản xuất trong nước hay nhập khẩu, các siêu thị nên khai thác nguồn hàng từ các cơ sở chế biến có quy mô vừa và nhỏ để phong phú sự lựa chọn của khách hàng, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về một số mặt hàng mà các công ty lớn không thể cung cấp được.

Trong tương lai, siêu thị có thể hội nhập dọc ở nhiều cấp độ với các nhà sản xuất. Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, chế biến được đóng gói theo yêu cầu của siêu thị và mang nhãn hiệu của Siêu thị. Giá bán của các sản phẩm này có thể cao hơn giá do cơ sở sản xuất đóng gói theo nhãn hiệu của mình ở một mức độ hợp lý. Phần chênh lệch đó là giá trị tăng thêm do siêu thị tham gia vào việc tuyển chọn nguồn hàng thay cho khách hàng, làm công tác tiếp thị thay cho nhà sản xuất. Như vậy, người sản xuất sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm hơn, người tiêu dùng được an tâm và siêu thị sẽ tăng thêm được cơ cấu mặt hàng.

4.3. Quan hệ với nhà cung cấp

Trong hoạt động kinh doanh, các siêu thị nên chủ động tìm kiếm những nhà cung cấp có uy tín để đảm bảo nguồn hàng thường xuyên, ổn định cho siêu thị của mình.

Trong quan hệ, giữa siêu thị với nhà cung cấp phải thường xuyên trao đổi với nhau về các thông tin về hàng hóa như chất lượng, mẫu mã, giá cả, ,…các nhà

cung cấp sẽ cung cấp các thông tin về tính năng, công dụng của hàng hóa để siêu thị giới thiệu và hướng dẫn cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, siêu thị và nhà cung cấp nên tổ chức những buổi hội thảo, hội nghị khách hàng,… để tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động trong một thời gian nhất định, qua đó các bên có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu 330 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của siêu thị tại TP.HCM (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)