Mô hình công ty mẹ –công ty con của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn

Một phần của tài liệu 316 Gia giải pháp chuyển đổi mô hình tổng Công ty sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con tại tổng Công ty thương mại Sài Gòn (Trang 73 - 78)

1. TIẾN SỸ VÕ THỊ QUÝ

4.3.1 Mô hình công ty mẹ –công ty con của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn

Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn đảm trách vai trò là công ty mẹ, là doanh nghiệp Nhà nước độc lập có hội đồng quản trị, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước. Chức năng kinh doanh chính của công ty mẹ là thương mại, dịch vụ đồng thời đầu tư vốn vào các công ty con qua đó tác động mang tính chỉ đạo và hợp tác với các công ty con về thị trường, định hướng phát triển khắc phục được những hạn chế trong mối quan hệ hành chính hiện nay. Quan hệ công ty mẹ và công ty con là quan hệ đầu tư vốn, tùy vào mức độ góp vốn của công ty mẹ vào công ty con mà công ty mẹ thực hiện quyền chi phối đến từng công ty con. Thông qua tiềm lực về vốn, công nghệ, uy tín và thị phần của mình công ty mẹ đóng vai trò hạt nhân. Công ty mẹ cần xây dựng và phát triển các công ty con nòng cốt nhằm tạo tiềm lực về kinh tế, tài chính mạnh cho công ty mẹ. Như vậy công ty mẹ thuận lợi hơn trong việc triển khai chiến lược kinh doanh và nâng cao hiệu lực quản lý điều hành của công ty mẹ. Các công ty con nòng cốt được lựa chọn như FOSCO, VISSIAN, Cầu Tre, APT phải có tiềm lực tài chính mạnh, sản xuất, kinh

1: Xem phụ lục 9 “So sánh sự khác biệt khi hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con so với mô hình Tổng Công Ty hiện nay tại Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn” .

doanh những ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ lực của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, có thị trường ổn định và triển vọng phát triển.

Các loại hình công ty con

Công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ nắm quyền sở hữu hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Trước mắt được hình thành từ việc chuyển đổi các doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn, về sau tùy theo nhu cầu công ty mẹ có thể đầu tư vốn thành lập mới.

Công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, trong đó công ty mẹ là bên góp vốn chi phối.

Công ty con là công ty cổ phần, trong đó công ty mẹ nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối. Đây là hình thức phổ biến của các công ty con trong mô hình công ty mẹ – công ty con ở các tập đoàn kinh tế trên thế giới.

Công ty con là công ty liên doanh trong đó công ty mẹ nắm phần hùn chi phối. Cơ sở kinh tế của cấu trúc công ty mẹ – công ty con đó là cấu trúc “sở hữu” có nghĩa là công ty mẹ thông qua việc nắm giữ cổ phần chi phối của công ty con để khống chế, định hướng hoạt động của các công ty con. Xuất phát từ cơ sở kinh tế này mà mô hình công ty mẹ – công ty con của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn có đặc trưng cơ bản sau :

• Quyền lãnh đạo của công ty mẹ đối với công ty con bắt nguồn từ quyền sở hữu đại đa số cổ phần của công ty con, vì vậy nó tạo được mối liên kết bền vững trên cơ sở vốn và đầu tư.

• Các công ty con được tăng cường tính độc lập tương đối, thể hiện :

Về quyền điều hành kinh doanh : các công ty con được quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì mọi quyết định của công ty con là do chính hội đồng quản trị của công ty con đó quyết định. Do vậy các công ty con có thể ứng phó linh

hoạt với những biến động trên thị trường, chủ động tìm cơ hội kinh doanh để tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn.

Về chiến lược phát triển : các công ty con hoạt động theo chiến lược phát triển chung của công ty mẹ và có mối quan hệ chặt chẽ với công ty con khác trong tập đoàn.

Về mặt pháp lý : các công ty là những pháp nhân độc lập hoàn toàn với pháp nhân của công ty mẹ. Công ty con tự chịu trách nhiệm pháp lý về các hoạt động của mình. Khi công ty con gặp khó khăn về tài chính thậm chí lâm vào tình trạng phá sản thì công ty mẹ cũng chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình ở các công ty con.

Theo mô hình này thì mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con khác hẳn về chất so với mối quan hệ giữa Tổng Công Ty và các doanh nghiệp thành viên trong mô hình Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn trước đây thể hiện trên những nội dung cơ bản sau :

Về quan hệ sở hữu và đầu tư công ty mẹ có thể sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của các công ty con. Công ty mẹ là công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Công ty mẹ có thể đầu tư mua cổ phiếu của các công ty khác đang kinh doanh có hiệu quả biến chúng thành công ty con của mình hoặc rút vốn ra khỏi một công ty con nào đó thông qua việc bán cổ phiếu. Bên cạnh sự đầu tư của công ty mẹ vào công ty con thì mô hình này cũng cho phép các công ty con thực hiện đầu tư nội bộ lẫn nhau. Đầu tư nội bộ được tiến hành thông qua việc một công ty con mua cổ phần của các công ty con khác trong cùng tập đoàn. Đầu tư nội bộ sẽ cho phép huy động vốn với quy mô lớn và thời gian ngắn hơn nhiều so với tài trợ từ bên ngoài, khai thác cơ hội kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả, giảm chi phí huy động vốn và tăng lợi nhuận.

Tính độc lập tương đối của các công ty con là công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, các công ty con hoạt động theo điều lệ tổ chức và

hoạt động trên cơ sở của luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài.v.v.. Vì vậy các công ty con được chủ động quyết định các phương án sản xuất kinh doanh của mình.

Về tổ chức và quản lý mô hình trên là tiền đề tạo điều kiện cho mỗi doanh nghiệp thành viên trở thành một vệ tinh xoay xung quanh công ty mẹ, tạo ra sự năng động để luôn thích ứng được với sự biến động thường xuyên của thị trường. Tránh được tình trạng cạnh tranh lẫn nhau không đáng có như ở các thành viên trong mô hình Tổng Công Ty, từ đó tạo điều kiện để phát huy tối đa lợi thế so sánh về hàng hóa và dịch vụ giữa các công ty con, góp phần tăng trình độ chuyên môn hóa của các công ty con, giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận cho tập đoàn.

Cơ chế tài chính của công ty mẹ – công ty con được căn cứ trên quan hệ sở hữu vốn. Điều đó sẽ cho phép cụ thể hóa và lượng hóa quyền lực của công ty mẹ trong việc quản trị và điều hành các công ty con. Đồng thời cho phép thực hiện việc tách bạch giữa quyền sở hữu về vốn, tài sản với việc quản lý điều hành. Tạo điều kiện chuyên nghiệp hóa công tác quản trị điều hành doanh nghiệp. Hơn nữa cơ chế tài chính của mô hình công ty mẹ – công ty con sẽ là cơ sở và tiền đề để gắn kết chặt chẽ lợi ích của cổ đông với doanh nghiệp và của cả tập đoàn.

Ngoài ra trong mô hình công ty mẹ – công ty con còn có các công ty liên kết là những công ty mà công ty mẹ có cổ phần, vốn góp không chi phối, được tổ chức dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài, ngân hàng thương mại cổ phần.

Ta có mô hình công ty mẹ – công ty con tại Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn như sau :

SƠ ĐỒ 4.1 : MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY CON

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN NGUỒN VỐN NHÀN RỖI TRONG DÂN CƯ

TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC Huy động vốn Đầu tư chứng khoán CÔNG TY MẸ LÀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI

SÀI GÒN CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN CÔNG TY LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG TY LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

: Quan hệ chi phối

: Quan hệ không chi phối

Một phần của tài liệu 316 Gia giải pháp chuyển đổi mô hình tổng Công ty sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con tại tổng Công ty thương mại Sài Gòn (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)