Xác định phạm vi và đối t−ợng điều chỉnh của Luật Chứng khoán

Một phần của tài liệu 237 Định hướng và giải pháp xây dựng Luật chứng khoán để đảm bảo tính đồng bộ phù hợp trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trang 83 - 85)

4. Các giải pháp và kiến nghị xây dựng Luật Chứng khoán trong mố

4.1 Xác định phạm vi và đối t−ợng điều chỉnh của Luật Chứng khoán

trong mối quan hệ thống nhất với các lĩnh vực pháp luật khác

Luật Chứng khoán đ−ợc ban hành với yêu cầu đặt ra là mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật so với văn bản pháp luật hiện hành, đồng thời quy định những vấn đề còn đang bỏ ngỏ hoặc ch−a đ−ợc làm rõ. Với mục tiêu đó, phạm vi điều chỉnh của Luật Chứng khoán sẽ bao gồm các hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng, niêm yết, kinh doanh, giao dịch chứng khoán và các hoạt động, dịch vụ về chứng khoán; quy định về tổ chức và hoạt động của thị tr−ờng chứng khoán.

Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp luật về chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán sẽ tạo ra quy định thống nhất cho hoạt động của thị tr−ờng, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn lựa chọn hình thức thu hút vốn và đầu t− thích hợp nhất cho mình.

Đối t−ợng áp dụng của Luật chứng khoán là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài n−ớc tham gia hoạt động trên thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam.

Vấn đề đ−ợc đặt ra là phải xác định đ−ợc đối t−ợng áp dụng của Luật Chứng khoán để phân biệt với đối t−ợng áp dụng của các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mỗi Luật có đối t−ợng áp dụng riêng, biểu hiện những nét đặc tr−ng nhất của ngành luật đó mà thông qua đó ta sẽ xác định đ−ợc quy phạm luật nào sẽ đ−ợc áp dụng để điều chỉnh khi có các sự kiện phát sinh. Chẳng hạn nh− Luật Doanh nghiệp đ−ợc áp dụng điều chỉnh đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần doanh nghiệp t− nhân, công ty hợp danh; Luật Kinh doanh bảo hiểm áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bảo hiểm... Luật Chứng khoán chỉ áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài n−ớc tham gia hoạt động chứng khoán trên thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam.

Đối hoạt động của các tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia trên thị tr−ờng chứng khoán n−ớc ngoài, cũng có quan điểm cho rằng thuộc phạm vi và đối t−ợng điều chỉnh của Luật Chứng khoán vì trong Luật sẽ có một số quy định về hoạt động của các tổ chức, cá nhân này trên TTCK n−ớc ngoài nh− hoạt động phát hành, niêm yết chứng khoán trên TTCK n−ớc ngoài ... Tuy nhiên, quan điểm này ch−a có cơ sở vững chắc. Theo chúng tôi, các tổ chức, cá nhân Việt Nam đ−ợc tham gia trên TTCK n−ớc ngoài trên nguyên tắc pháp luật Việt Nam không cấm và phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan của n−ớc sở tại. Do vậy, các quy định của Luật Chứng khoán về vấn đề này chỉ có tính nguyên tắc không hạn chế quyền của các chủ thể tham gia hoạt động trên TTCK n−ớc ngoài. Đồng thời để đảm bảo thống nhất quản lý nhà n−ớc về chứng khoán và TTCK, Luật Chứng khoán quy định nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân phải tuân thủ chế độ báo cáo với UBCKNN tr−ớc khi tham gia trên TTCK n−ớc ngoài.

Một phần của tài liệu 237 Định hướng và giải pháp xây dựng Luật chứng khoán để đảm bảo tính đồng bộ phù hợp trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)