Pháp luật Kinh tế

Một phần của tài liệu 237 Định hướng và giải pháp xây dựng Luật chứng khoán để đảm bảo tính đồng bộ phù hợp trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trang 99 - 102)

4. Các giải pháp và kiến nghị xây dựng Luật Chứng khoán trong mố

4.3.1 Pháp luật Kinh tế

a. Luật Doanh nghiệp:

- Luật doanh nghiệp cần quy định theo h−ớng mở: việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện (chẳng hạn nh− doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán) sẽ do Luật chuyên ngành điều chỉnh. Các doanh nghiệp này chỉ phải tuân thủ Luật doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp...

- Hoạt động phát hành chứng khoán riêng lẻ cần đ−ợc đ−a vào điều chỉnh trong Luật Doanh nghiệp còn pháp luật về chứng khoán và TTCK chỉ điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng.

- Về giải thể doanh nghiệp: quy định trong Luật Doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề đặc biệt thì ngoài việc tuân thủ Luật doanh nghiệp còn phải tuân theo các điều kiện và trình tự thủ tục riêng do Luật chuyên ngành quy định và phải xin phép cơ quan quản lý có thẩm quyền.

- Về quản trị công ty: Quản trị công ty trong Luật Doanh nghiệp cần quy định phù hợp với quản trị các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng

khoán và TTCK nói riêng và với các thông lệ tốt nhất trong quản trị công ty nói chung.

- Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp: quy định trách nhiệm công bố thông tin, thực hiện kiểm toán và công khai báo cáo tài chính đ−ợc kiểm toán nh− là một nghĩa vụ bắt buộc của các doanh nghiệp.

b. Luật Doanh nghiệp Nhà n−ớc

Các doanh nghiệp nhà n−ớc đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị tr−ờng chứng khoán nói riêng. Sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp này đặc biệt là các tổng công ty lớn sẽ tạo ra cho thị tr−ờng một nguồn hàng hết sức phong phú và có chất l−ợng. Tuy nhiên, do những −u đãi của cơ chế cũ cùng với nhận thức ch−a đầy đủ về thị tr−ờng chứng khoán nên trong thời gian qua sự tham gia của các doanh nghiệp nhà n−ớc vào thị tr−ờng chứng khoán còn rất hạn chế. Một nguyên nhân cũng khá quan trọng đó là tâm lý ngại công bố các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi tham gia thị tr−ờng chứng khoán doanh nghiệp sẽ phải thực hiện chế độ báo cáo tài chính, công bố thông tin nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật chứng khoán. Các quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà n−ớc về chế độ báo cáo tài chính, công bố thông tin của doanh nghiệp còn ch−a rõ ràng và ch−a có chế tài áp dụng trong tr−ờng hợp vi phạm nghĩa vụ. Các quy định này cần đ−ợc bổ sung cụ thể trong Luật Doanh nghiệp Nhà n−ớc trên cơ sở các nguyên tắc chung đã đ−ợc quy định trong Luật Kế toán.

c. Luật đầu t− n−ớc ngoài, Luật khuyến khích đầu t− trong n−ớc

- Cần quy định thống nhất tỷ lệ tham gia đầu t− góp vốn của các tổ chức cá nhân khi tham gia đầu t− vào các lĩnh vực theo luật đầu t− n−ớc ngoài hoặc luật khuyến khích đầu t−.

- Quy định thống nhất tỷ lệ tham gia đầu t−, góp vốn của nhà đầu t− n−ớc ngoài trong các văn bản Luật đầu t− n−ớc ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu t− trong n−ớc, Nghị định số 38 và Quyết định số 146. Về lâu dài cần quy định theo h−ớng chỉ quy định hạn chế sự tham gia của nhà đầu t− n−ớc

ngoài đối với một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định mà Nhà n−ớc cần quản lý hoặc liên quan đến an ninh quốc phòng... Trên cơ sở sự phù hợp của các văn bản có liên quan điều chỉnh về hoạt động đầu t− của nhà đầu t− n−ớc ngoài, Luật chứng khoán sẽ đ−a ra các mức độ đầu t− thích hợp của nhà đầu t− n−ớc ngoài trong lĩnh vực chứng khoán.

- Để thực hiện Hiệp định Th−ơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ, tại Phần V Phụ lục G quy định về lộ trình thực hiện các cam kết về dịch vụ tài chính khi Hiệp định có hiệu lực cần phải chỉnh sửa các văn bản hiện hành cho thống nhất nhằm thực thi BTA một cách có hiệu quả nhất nh− các vấn đề về cho phép các chi nhánh ngân hàng Mỹ và ngân hàng liên doanh cung cấp các dịch vụ chứng khoán đó thông qua việc thành lập các công ty chứng khoán độc lập, tạo khuôn khổ pháp lý cho phép ngân hàng liên doanh và n−ớc ngoài tham gia vào thị tr−ờng chứng khoán (bổ sung trong Luật ngân hàng)

d. Pháp luật về thuế, kế toán

- Luật Kế toán hiện nay quy định về nghĩa vụ lập và công khai báo cáo tài chính của doanh nghiệp nh−ng ch−a quy định cụ thể các đối t−ợng nào phải thực hiện nghĩa vụ này, do vậy, cần đ−ợc sửa đổi theo h−ớng quy định cụ thể những chủ thể kinh doanh nào phải thực hiện nghĩa vụ công bố báo cáo tài chính và công bố các loại báo cáo nào, trách nhiệm trong tr−ờng hợp vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, báo cáo tài chính.

- Hoạt động chứng khoán là một lĩnh vực hoạt động mới và có nhiều rủi ro, để thu hút nhà đầu t− tham gia tích cực vào thị tr−ờng chứng khoán cần có một chính sách thuế dài hạn và ổn định; có chính sách −u đãi lớn hơn đối với các công ty niêm yết...

- Cần quy định trong Luật Kế toán về chế độ kế toán, báo cáo tài chính chung bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp (quy định rõ về yêu cầu cần báo cáo, những thông tin không phải báo cáo công khai) và chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ báo cáo thống kê.

e. Luật phá sản

- Luật Phá sản hiện nay đã có những quy định tiến bộ hơn về phá sản so với Luật Phá sản doanh nghiệp tr−ớc đây. Tuy nhiên, để phù hợp với quy định của các văn bản pháp luật khác, Luật Phá sản cần bổ sung các quy định về thủ tục phá sản đặc biệt áp dụng đối với các doanh nghiệp đặc biệt trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ chứng khoán.

- Bổ sung trong Luật Phá sản quy định về việc áp dụng các biện pháp đặc biệt cần áp dụng đối với phá sản các doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ chứng khoán nh− quản lý tài sản riêng biệt của khách hàng và áp dụng Quỹ bảo hộ ng−ời đầu t− ... Bổ sung vào trong Luật Phá sản các biện pháp đ−ợc quy định trong pháp luật về chứng khoán nh− kiểm soát đặc biệt, theo đó khi phát hiện công ty chứng khoán có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản thì cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền lựa chọn áp dụng biện pháp phù hợp nhất có thể nhằm phục hồi khả năng thanh toán nợ hay hoạt động của công ty.

- Luật Phá sản hiện nay đã có quy định về trách nhiệm của chủ doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà họ đang quản lý nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, tuy nhiên lại ch−a quy định rõ về các biện pháp xử lý.

Một phần của tài liệu 237 Định hướng và giải pháp xây dựng Luật chứng khoán để đảm bảo tính đồng bộ phù hợp trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)