Tình hình chung về thực trạng thu hút vốn và hoạt động của các dự án trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam (Trang 33 - 37)

- Khu công nghiệp Đồng Văn

2. Mục đích, yêu cầu của hoạt động thu hút vốn vào các khu công nghiệp.

2.1.1. Tình hình chung về thực trạng thu hút vốn và hoạt động của các dự án trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.

trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.

2.1.1. Tình hình chung về thực trạng thu hút vốn và hoạt động của các dự án trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam. án trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.

Theo quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2010 Hà Nam sẽ có 4KCN và 2 CCN. Đến nay đã có 2 KCN và 2 CCN đã đi vào vận hành và thu hút đầu tư: KCN Đồng Văn, KCN Châu Sơn, CCN Hoàng Đông, CCN tây nam thị xã Phủ Lý. Đang lập quy hoạch chi tiết cho dự án KCN Thanh Liêm và KCN Hoà Mạc. Khi các KCN được xây dựng hoàn chỉnh và đi vào hoạt động sẽ hình thành chuỗi đô thị thị xã Phủ Lý- Đồng Văn – Hoà Mạc.

- Về kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng và giải phóng mặt bằng(GPMB): Đến hết tháng 12 năm 2006, đã đền bù GPMB và xây dựng xong cơ sở hạ tầng KCN Đồng Văn I, CNN Hoàng Đông và CNN tây nam thị xã Phủ Lý; cơ sở hạ tầng KCN Châu Sơn được xây dựng theo phương thức cuốn chiếu, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu và đã GPMB được 79ha/169ha. Đối với KCN Đồng Văn II và KCN Thanh Liêm đã thu hồi và đền bù GPMB xong, hiện đang tiến hành san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Còn KCN Hoà Mạc đang lên kế hoạch đền bù GPMB. Như vậy, đến nay đã thu hồi và GPMB xong 839ha/1069ha diện tích đất các KCN, CCN theo quy hoạch.

- Về kết quả thu hút đầu tư: Đến hết tháng 12/2006, đã có 65 dự án (có 6 dự án đầu tư nước ngoài) đầu tư vào các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam (trong đó có 2 dự án đầu tư phát triển và kinh doanh hạ tầng KCN của Công ty cổ phần Phát triển Hà Nam vào KCN Đồng Văn II 270ha và Công ty TNHH Hà Hoa Tiên vào CCN Hoàng Đông 100ha) với diện tích 764ha (tổng vốn đầu tư theo dự án là 4.235 tỷ đồng và số lao động thu hút theo dự án là gần 15.000 lao động. Kết quả thực hiện: đã có 41 dự án đi vào hoạt động và 24 dự án đang triển khai xây dựng với tổng thực hiện đạt 1.465 tỷ đồng, diện tích đất đã sử dụng 104ha, số lao động thu hút đạt 5.320 lao động.

Trong 4 KCN và 2 cụm Công nghiệp của tỉnh Hà Nam đến nay đã có 65 dự án đăng ký đầu tư và đã có 42dự án đi vào hoạt động. Số dự án đăng ký và số dự án đã đi vào hoạt động được thể hiện chi tiết ở bảng sau:

+ Phân theo số dự án:

Bảng 3: Thực trạng thu hút các dự án đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam đến cuối năm 2006. STT Tên KCN Số dự án Số dự án đã hoạt động Số DA % trên TS 1 KCN Đồng Văn I 38 21 55,3 2 KCN Châu Sơn 8 6 75,0 3 CCN Tây Nam Thị xã 19 13 68,4 4 KCN Đồng Văn II 0 0 0

5 Cụm Công nghiệp Hoàng Đông 0 0 0

(Nguồn: BQL các KCN tỉnh Hà Nam)

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy KCN là Đồng Văn I và CCN Tây Nam Thị xã là nơi thu hút nhiều dự án đầu tư dăng ký và hoạt động. Còn lại 2 KCN là Châu Sơn và Đồng Văn II có ít các dự án đăng ký đầu tư, đặc biệt cụm Công nghiệp Hoàng Đông chưa có dự án đăng ký đầu tư vào vì cụm Công nghiệp Hoàng Đông mới xong phần lấp nền và xây dựng hàng rào KCN nên chưa có doanh nghiệp nào đầu tư và hiện chủ đầu tư đã xin chuyển sang đầu tư xây dựng trường đại học.

Qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện các dự án đầu tư vào trong các KCN của tỉnh Hà Nam ở trên, chúng ta nhận thấy việc thu hút các dự án vào các KCN tỉnh Hà Nam đến thời điểm này là không đồng đều.

+Phân theo các lĩnh vực hoạt động.

Trong các KCN tỉnh Hà Nam có tổng số 65dự án đầu tư cho các lĩnh vực khác nhau, tuỳ thuộc vào việc bố trí địa điểm các KCN để khai thác tiềm năng sẵn có và nhập khẩu nguyên liệu. Chi tiết cụ thể về các dự án đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau trên địa bàn tỉnh Hà Nam cụ thể như sau:

Bảng 4: Các lĩnh vực đầu tư trong các KCN tỉnh Hà Nam đến năm 2006.

STT Các lĩnh vực đầu tư Số dự án trên tổng số 65 DA Số DA % trên TS

1 May mặc, thêu ren, da giày xuất khẩu 12 18,5

2 Chế biến nông sản thực phẩm 13 20,0

3 Sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu trang

trí nội thất, hàng mỹ nghệ cao cấp 13 20,0

4 Cơ khí, lắp ráp điện tử, hoá mỹ phẩm,

hương liệu… 15 23,0

5 Các lĩnh vực khác: kinh doanh xăng dầu,

bưu chính viễn thông… 12 18.5

(Nguồn: BQL các KCN tỉnh Hà Nam)

18.50%

20%

20%23% 23%

18.50%

Qua số liệu trên ta nhận thấy: các lĩnh vực được đầu tư trong các KCN tỉnh Hà Nam tương đối đồng đều. Đây là điều kiện cần thiết phù hợp với chủ trương khai thác triệt để có hiệu quả các nguồn lực sẵn có tại địa phương trong phát triển KCN.

+Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam qua các năm.

Kể từ khi bắt đầu xây dựng KCN Đồng Văn I năm 2003 đến nay tổng số vốn mà các KCN thu hút được tính ra VNĐ là: 4.235tỷ. Cụ thể như sau:

Bảng5: Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam qua các năm.

TT Năm Vốn đầu tư (tỷ VNĐ) Tăng trưởng (%) so với năm trước

1 2003 1.532 1

2 2004 2.216 46,93

3 2005 3.425 78,56

4 2006 4.235 43,14

(Nguồn: BQL các KCN tỉnh Hà Nam)

1532 2216 2216 3425 4235 0 1000 2000 3000 4000 5000 N¨m 2003 2004 2005 2006 Tû VN§

Qua bảng số liệu trên, xét về tỷ lệ thu hút vốn qua 3 năm, các KCN đi vào hoạt động thì lượng vốn năm sau thu hút cao hơn năm trước. Đây là dấu hiệu khả quan cho việc thu hút đầu tư vào các KCN.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam (Trang 33 - 37)