Về dịch vụ cung cấp nguồn nhân lự

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam (Trang 66 - 71)

- Khu công nghiệp Đồng Văn

c. Về dịch vụ cung cấp nguồn nhân lự

Để được coi là KCN đạt chất lượng, cần xem xét việc sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, cân đối giữa lao động địa phương và lao động nhập cư. Phát triển mạng lưới đào tạo ngắn hạn, nâng cao trình độ tay nghề cho lực lượng lao động tại chỗ, các trường dạy nghề, tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề đáp ứng được nhu cầu mà các doanh nghiệp đang cần. Đảm bảo kết hợp hài hoà giữa lợi ích người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước. Xây dựng hệ thống các trường đào tạo từ đào tạo nghề đến đại học nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một vài trung tâm đào tạo nghề, nhưng các trung tâm này chưa đảm bảo về chất lượng lao động cho nhu cầu của các KCN. Để khắc phục tình trạng này tỉnh có thể khuyến khích hình thành các trung tâm đào tạo dạy nghề với sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và trường dạy nghề phục vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể đưa ra yêu cầu về đào tạo lao động phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của mình. Ngoài ra trong các KCN cũng có thể xây dựng các trung tâm đào tạo lao động cho các doanh nghiệp trong KCN nhưng chỉ dưới hình thức các doanh nghiệp

muốn nâng cao tay nghề cho công nhân của mình hoặc việc tiếp nhận công nghệ mới tiên tiến khi các doanh nghiệp cử cán bộ của mình trực tiếp chỉ dạy cho các công nhân của mình, có như vậy sẽ không sợ tay nghề công nhân tụt hậu.

3.3.5. Thực hiện đa dạng hình thức huy động vốn xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp. khu công nghiệp.

Cần phải đa dạng hóa, các hình thức huy động vốn để xây dựng và hoạt động các KCN, phải kết hợp giữa nguồn vốn trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở hạ tầng cho KCN. Bởi xây dựng các KCN cần một nguồn vốn rất lớn trong khi ngân sách địa phương và TW có hạn, do vậy cần phải tranh thủ các nguồn vốn khác ngoài ngân sách nhà nước để xây dựng nhanh các dịch vụ cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.

Vốn ngân sách nhà nước ít chỉ có thể đáp ứng việc lấp nền, xây dựng hàng rào KCN và hỗ trợ một phần việc xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ trong khu công nghiệp như: điện, nước, hệ thống xử lý nước thải … Vì vậy, tỉnh cần có các giải pháp thu hút các nhà đầu tư cùng xây dựng cơ sở hạ tầng. Cho các nhà đầu tư tự xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp.

Hỗ trợ, đứng ra bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ KCN, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa.

3.4. Một số kiến nghị về quản lý vĩ mô của nhà nước nh ằm tạo môi trường tốt để tỉnh Hà Nam thu hút vốn đầu tư phát triển các môi trường tốt để tỉnh Hà Nam thu hút vốn đầu tư phát triển các khu công nghiệp.

3.4.1. Xây dựng và tạo lập hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ, nhất quán và ổn định cho sự phát triển của các khu công nghiệp. và ổn định cho sự phát triển của các khu công nghiệp.

Nhà nước cần xây dựng khuôn khổ pháp lý chung có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp của các KCN được ban hành cụ thể, thống nhất. Nội dung các quy định phải rõ ràng, đơn nghĩa, phải nhanh chóng, kịp thời và phù hợp. Bên cạnh việc xây dựng khuôn khổ pháp lý chung hoàn chỉnh, nhất quán , cũng phải nâng cao hiệu lực của các văn bản pháp lý đó. Bởi các nhà đầu tư chân chính họ rất muốn dựa vào pháp luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Do đó nếu luật được thi hành một cách nghiêm minh thì

sẽ tạo tâm lý chuyên tâm cho nhà đầu tư. Các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động của các KCN cần phải được xây dựng đồng bộ, nhất quán và ổn định nhằm tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư khi đầu tư xây dựng, cũng như đầu tư vào các KCN

3.4.2. Tăng cường quản lý công tác quản lý quy hoạch, công tác đền bù giải phóng mặt bằng. giải phóng mặt bằng.

Nhà nước cần tạo cơ chế, chính sách ổn định trong việc quản lý quy hoạch phát triển công nghiệp. Cần phải tăng cường quản lý đất quy hoạch chặt chẽ, công bố quy hoạch rõ ràng cho nhân dân biết, kiên quyết giải toả các trường hợp không di dời hoặc tái chiếm, xây dựng trái phép trong khu quy hoạch song song với việc thực hiện giá đền bù theo quy định của Luật đất đai, xem xét phân cấp mạnh hơn nữa cho UBND các huyện phê duyệt phương án đền bù, tăng cường hơn nữa cán bộ chuyên trách về đền bù GPMB, tăng cường vận động tuyên truyền giải thích để tạo sự đồng tình trong nhân dân.

3.4.3. Xây dựng đồng bộ các biện pháp bảo vệ môi trường.

Nâng cao chất lượng quy hoạch môi trường các KCN, tăng tỷ lệ diện tích cây xanh và các dịch vụ công. Từng doanh nghiệp phải có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống chung. Mỗi KCN phải có nhà máy xử lý nước thải và được đầu tư xây dựng cùng một lúc với việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN.

3.4.4. Chú trọng công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.

Để được coi là KCN đạt chất lượng, cần xem xét việc sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, cân đối giữa lao động địa phương và lao động nhập cư. Phát triển mạng lưới đào tạo ngắn hạn, nâng cao trình độ tay nghề cho lực lượng lao động tại chỗ, các trường dạy nghề, tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề đáp ứng được nhu cầu mà các doanh nghiệp đang cần. Đảm bảo kết hợp hài hoà giữa lợi ích người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước. Xây dựng hệ thống các trường đào tạo từ đào tạo nghề đến đại học nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.

Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá đào tạo nghề, nông cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Phải mở rộng hình thức đào tạo nghề và huy động sự tham gia của mọi thành phần kinh tế , tránh sự ỷ nại vào nhà nước. Kết

hợp các chương trình mục tiêu quốc gia; xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm … để tập trung vốn cho đào tạo nghề, mở rộng số lượng, nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Chú trọng đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Mở rộng hợp tác đào tạo nghề với nước ngoài.

3.4.5. Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ.

- Nhà nước cần tạo điều kiện và đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam. Đặc biệt chú ý đến việc đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp (như: nhà ở của công nhân, trường học, bệnh viện, khu vui chơi) vừa đáp ứng phục vụ nhu cầu cho người lao động trong khu công nghiệp, vừa tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho những người bị thu hồi đất mà không đủ điều kiện lao động trong các khu công nghiệp. Chính họ sẽ hình thành mạng lưới dịch vụ phục vụ cho các khu công nghiệp tập trung. Muốn vậy, khi phê duyệt các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, phải gắn việc xây dựng và phát triển hạ tầng các khu công nghiệp với hệ thống hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp. Coi đây là một thể thống nhất, hoàn chỉnh của quá trình phát triển các khu công nghiệp.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư của các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam chúng ta có thể thấy rằng bên cạnh những thuận lợi sẵn có của Hà Nam về tài nguyên, khoáng sản, vị trí địa lý và cả những chính sách ưu đãi của tỉnh dành cho các KCN, thì các KCN của Hà Nam còn có những khó khăn trong môi trường đầu tư như: những vấn đề về pháp lý, các vấn đề liên quan đến dịch vụ… chính những điều này làm hạn chế dòng đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh làm thua kém so với các địa phương khác đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Hồng có điều kiện tương tự như Hà Nam là Vĩnh Phúc, Hải Dương.

Nhưng với chủ trương đưa công nghiệp Hà Nam đóng góp một tỷ trọng lớn trong GDP đến năm 2020, đòi hỏi chính quyền địa phương phải tháo gỡ các khó khăn trên, phải không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để xây dựng và phát triển công nghiệp Hà Nam trở thành hạt nhân phát triển kinh tế hướng mục tiêu công nghiệp hóa nền kinh tế diễn ra nhanh hơn. Để làm được như vậy chúng ta cần phải tận dụng các lợi thế sẵn có của Hà Nam để xây dựng các khu công nghiệp theo đúng quy hoạch, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầy đủ, cơ chế quản lý thống nhất và hệ thống chính sách ưu đãi về tài chính và thuế đủ hấp dẫn. Làm được điều đó các khu công nghiệp Hà Nam mới là điểm đến của các nhà đầu tư trong tương lai.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn: Ban Quản lý các Khu công nghệp tỉnh Hà Nam, PGS.TS Vũ Phán đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w