Các giải pháp bỗ trợ cần thiết để hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phát huy

Một phần của tài liệu 257 Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV (Trang 79 - 85)

huy hiệu quả.

Để hệ thống xếp hạng tín dụng nêu trên của BIDV nói riêng, cũng như các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM khác nói chung vận hành một cách hiệu quả, thì ở góc độ vĩ mô lẫn vi mô, đều cần có thêm nhiều giải pháp hỗ trợ đồng bộ khác.

3.4.3.1 Ở cấp vĩ mô. Luận văn đề xuất ba giải pháp cơ bản dưới đây.

9 Hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế.

Hệ thống kế toán cần phải được hoàn thiện cho phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Đồng thời các quy định về kế toán thống kê cần phải có tính thống nhất và ổn định trong khoảng thời gian nhất định. Có như vậy thì việc thống kê, tính toán các chỉ số trung bình ngành mới thuận lợi, căn cứ để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính mới thực sự đáng tin cậy. Qua đó giúp cho việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp của ngân hàng có thể thực hiện được dễ dàng và tiết kiệm chi phí xử lý thông tin.

9 Tăng cường kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về kế toán kiểm tóan của các doanh nghiệp.

Hiện nay, Luật kế tóan thống kê và chuẩn mực kế toán cũng đã được ban hành và ngày càng hoàn thiện, nhưng nhiều doanh nghiệp không chấp hành, hoặc chấp hàng không đúng theo các Luật định. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là do công tác kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm chưa được thực hiện thường xuyên và nghiêm khắc.

Để doanh nghiệp chấp hành chế độ kế toán thống kê nghiêm chỉnh thì công

tác kiểm tra của các cơ quan chức năng cần phải thường xuyên hơn, cũng như việc xử lý vi phạm cần được thực hiện nghiêm khắc hơn.

9 Tạo điều kiện để hình thành và phát triển hoạt công ty định mức tín nhiệm chuyên nghiệp và độc lập.

Song song với các giải pháp trên, Nhà nước cần có chính sánh hỗ trợ, tạo điều kiện để các Công ty định mức tín nhiệm ra đời và hoạt động hiệu quả.

Trong nền kinh tế hiện đại, sự phát triển thị trường vốn đa dạng, phức tạp và sự suy thịnh của thị trường này có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế - xã hội, do vậy hoạt động định mức tín nhiệm trở thành yêu cầu tất yếu và cấp bách. Các công ty định mức tín nhiệm chuyên nghiệp và độc lập trở thành bộ phận không thể thiếu được của một nền kinh tế hiện đại phát triển bền vững.

Đối tượng đánh giá của công ty định mức tín nhiệm (CRA) là các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, định chế tài chính phi ngân hàng, Các doanh nghiệp với quy mô lớn, có niêm yết trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng, các tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp lớn của nhà nước…

Với vai trò một tổ chức đánh giá trung gian, độc lập và chuyên nghiệp, việc đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của CRA sẽ khách quan hơn. Các NHTM, qua đó, có thêm nguồn thông tin để so sánh đối chiếu giữa kết quả xếp hạng của CRA và kết quả xếp hạng nội bộ ngân hàng, giúp cho việc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng vay vốn chính xác hơn.

3.4.3.2 Ở cấp vi mô, các giải pháp đề xuất của luận văn bao gồm:

9 Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng

Tương tự, yêu cầu thực hiện hệ thống mới một cách có hiệu quả cũng đòi hỏi phải tái cơ cấu lại về cơ bản hệ thống tổ chức thực hiện. Trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay, tin học là một công cụ không thể thiếu. Hệ thống thông tin rủi ro tín dụng phải được xây dựng để đảm bảo cung cấp thông tin về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác, thường xuyên và cập nhật để phục vụ cho việc đánh giá, xếp loại khách hàng và cho việc quản trị hoạt động tín dụng một cách hiệu quả.

Cơ sở chủ yếu để đánh giá, xếp hạng khách hàng được thu thập từ các nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin lưu trữ từ nội bộ ngân hàng và cả nguồn thông tin ngân hàng thu thập được từ các tổ chức ngoài ngân hàng.

Là một ngân hàng lớn, mạng lưới rộng khắp cả nước, nên lượng thông tin về khách hàng của BIDV là rất lớn. Vì vậy, cần thành lập một Bộ phận thông tin tín dụng tại Hội sở chính, chuyên trách việc thu thập, lưu trữ các thông tin liên quan

đến hoạt động tín dụng. Nguồn thông tin về khách hàng vay, bộ phận này có thể thu thập từ từ các Chi nhánh, cũng như từ các nguồn thông tin có tính chất định hướng vĩ mô của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác …để tổng hợp, phân tích, đánh giá về các ngành, lãnh vực có liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Những dữ liệu này sẽ là một căn cứ quan trọng để các chi nhánh tiến hành đánh giá xếp hạng khách hàng.

Bản thân các Chi nhánh cũng có tránh nhiệm thu thập thông tin. Thông tin tài chính và phi tài chính Chi nhánh có thể lấy trực tiếp từ khách hàng vay, từ các nguồn thông tin tiếp cận trực tiếp và gián tiến khác. Các Chi nhánh sẽ dựa trên nguồn này kết hợp với các dữ liệu thông tin nhận được từ Bộ phân thông tin tín dụng để đánh giá xếp loại doanh nghiệp vay vốn.

9 Đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng của nhân viên tín dụng

Kết quả phân tích tín dụng, đánh giá xếp hạng khách hàng không chỉ phụ thuộc vào chính sách quản trị, hệ thống thông tin thu thập được, mà còn phụ thuộc vào cả quá trình tổ chức thực hiện. Trình độ chuyên môn, kỹ năng phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng là yếu tố quan trọng nhất của quá trình vận hành này. Không có đội ngũ chuyên gia phân tích tín dụng giỏi để đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp thì các kết quả xếp hạng sẽ không có ý nghĩa, vì thiếu độ tin cậy. Theo kinh nghiệm đúc kết của các chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng cho thấy không có phương pháp phân tích nào có thể thay thế được kỹ năng, kinh nghiệm của các chuyên gia phân tích tín dụng. Để có đội ngũ chuyên gia phân tích tín dụng giỏi, Ngân hàng cần phải có chính sách tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng và chế độ đãi ngộ tương xứng để họ gắn bó lâu dài, tích lũy kinh nghiệm theo thời gian.

9 Ứng dụng nghệ thông tin vào việc phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng.

Để có thể thống kê đo lường được mức độ rủi ro tín dụng, ngân hàng cần

phải có được một lượng thông tin rất lớn về tình hình tài chính và hoạt động của rất nhiều doanh nghiệp và qua nhiều năm, tối thiểu là 5 năm. Điều này đòi hỏi Ngân hàng phải xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng khoa học để thu thập, xử lý và lưu trữ các thông tin tài chính của doanh nghiêp. Vì vậy, chỉ có đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc để thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin thì mới có thể hình thành được một hệ thống dữ liệu cần thiết đáp ứng được yêu cầu đánh giá xếp hạng tín dụng một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. Ngay cả việc phân tích tín dụng, đánh giá xếp hạng khách hàng và lưu trữ các thông tin xếp hạng khách hàng của toàn hệ thống, BIDV cũng cần phải sử các phần mềm đễ hỗ trợ tích cực, nhanh chóng và hiệu quả cao.

9 Xây dựng và duy trì văn hóa tín dụng:

Văn hóa tín dụng được miêu tả một cách khái quát bao gồm thái độ, niềm tin vào hệ thống giá trị liên quan tới rủi ro tín dụng thể hiện qua hoạt động của một tổ chức. Nó chi phối cách ứng xử, các quyết định và các hành vi cả của tổ chức đó. Văn hoá tín dụng nếu được quan tâm xây dựng tốt, sẽ có tác dụng tích cực đối với mọi hành vi, mọi chủ thể tham gia hoạt động của tổ chức này.

Ở những ngân hàng mà văn hóa tín dụng được chú trọng, gầy dựng, thường tạo được quan điểm và cách tiếp cận, cách ứng xử tương đối thống nhất giữa các thành viên, các bộ phận khác nhau đối với rủi ro tín dụng. Và ngược lại, với văn hoá tín dụng thấp, có thể nảy sinh tình trạng thiếu thống nhất, thậm chí mâu thuẩn xuất phát từ quan điểm khác nhau sẽ làm hạn chế hiệu quả chung của cả tổ chức.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, bảo đảm sự an toàn và hiệu quả của hoạt động của BIDV, đề tài “Hòan thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV” đã giải quyết được các vấn đề sau:

Hệ thống hóa và hoàn thiện lý luận về về hoạt động tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của BIDV để thấy được thành tựu cũng như hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong trong hoạt động tín dụng.

Đồng thời, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng Hệ thống xếp loại khách hàng mà BIDV đang áp dụng, để thấy được kết quả đã đạt được và những tồn tại trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV.

Để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, luận văn đã đề xuất nhiều biện pháp cụ thể như: xác định mục tiêu, đối tượng và căn cứ xếp hạng, hoàn thiện phương pháp, mô hình xếp hạng và bổ sung một số các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá, xếp hạng phù hợp với thực tiển nền kinh tế Việt Nam nói chung và thực tiễn hoạt động tín dụng của BIDV. Ngoài ra, một số kiến nghị khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cũng được đề cập.

Một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đáp ứng được yêu cầu của quản trị rủi ro tín dụng trong điều kiện hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế thường phải bao gồm cả xếp hạng người vay và xếp hạng khoản vay. Đồng thời, đối tượng xếp hạng phải bao gồm tất cả khách hàng có quan hệ tín dụng. Tuy nhiên, do khuôn khổ giới hạn được quy định, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về xếp hạng người vay, mà cụ thể là xếp hạng khách hàng doanh nghiệp vay vốn. Để có được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hoàn thiện, cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống xếp hạng các tổ chức tín dụng, khách hàng cá nhân cũng như thực hiện xếp hạng tín dụng đối với từng khoản vay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. PGS.TS NGÔ THẾ CHI, TS VŨ CÔNG TY, (2001), Đọc, lập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê.

2. PGS.TS NGUYỄN VĂN CÔNG, vận dụng chuẩn mực kế tóan vào các phần hành kế toán doanh nghiệp,(2004), Nhà xuất bản Tài Chính.

3. TS.Hồ Diệu (Chủ biên),(2001), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê. 4. TS.NGUYỄN ĐĂNG DỜN (chủ biên), (2000), TS HOÀNG ĐỨC, TS TRẦN

HUY HOÀNG, ThS TRẦM XUÂN HƯƠNG, GV NGUYỄN QUỐC ANH, Tín dụng ngân hàng , Nhà xuất bản thống kê.

5. TS.TRẦN HUY HOÀNG, (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.

6. TS.NGÔ NGỌC HUYỀN - ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG THU – TS. LÊ TẤN BỬU – ThS. BÙI THANH TRÁNG, (2003), Rủi ro kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê.

7. TS. NGUYỄN MINH KIỀU, (2006),Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản tài chính.

8. BÙI KIM NGÂN (2005), Một số vấn đề về nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng

9. NGUYỄN HẢI SẢN, Đánh giá doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, 1999 10. TS TRẦN ĐẮC SINH, (2002), Định mức tín nhiệm tại Việt Nam, Nhà xuất bản

Thàn Phố Hồ Chí Minh

11. PGS TS.LÊ VĂN TỀ, (2004), TS. HỒ DIỆU, ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

12. TS. NGUYỄN VĂN TIẾN (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng , NXB THỐNG KÊ

13. ThS. Nguyễn Thị Hồng Hải, (2006), Cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam khi gia nhập WTO, tạp chí công nghiệp kỳ 1 tháng 5/2006

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2006, chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến 2010.

Tiếng Anh

15. Andrew McDonald and Guy Eastwood, (2000), Credid Risk rating at Australian Banks.

16. Bank of Japan, (2005), Advancing Credit Risk Management through Internal Rating Systems

MICHEL CROUHY. DAN GALAI. ROBERT MARK (2000), Risk management, McGraw-

Một phần của tài liệu 257 Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)