Đây là những dấu hiệu có tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng và được rút ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và không dễ dàng phát hiện nếu thiếu sự quản lý sâu sát, chặt chẽ của bộ phận cho vay. Nhóm này gồm những dấu hiệu sau:
khách hàng đề nghị cấp tín dụng;
2) Có sự thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng như: sự gia tăng đột biến của tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu; tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời có dấu hiệu sụt giảm liên tục; giảm các khoản phải trả và tăng nhanh các khoản phải thu, hàng tồn kho với tốc độ lớn, sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên, giảm qũy tiền mặt, tăng doanh thu nhưng giảm lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận…;
3) Xuất hiện ngày càng nhiều các chi phí bất hợp lý như: tăng chi phí tiếp khách, quảng cáo …;
4) Thay đổi thường xuyên về ban lãnh đạo điều hành;
5) Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong bộ máy điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý;
6) Khó khăn trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới;
7) Xuất hiện dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: Sẵn sàng từ bỏ các hợp đồng nhỏ nhưng có khả năng thu được tỷ suất lợi nhuận cao để tìm kiếm các hợp đồng có giá trị lớn với các đối tác có tên tuổi dù lợi nhuận có khả năng thấp hơn, sẵn sàng cắt giảm lợi nhuận để đạt các hợp đồng lớn, theo đuổi chiến lược “mượn thương hiệu”, “nước nổi thuyền nổi”;
8) Xuất hiện hội chứng sản phẩm đẹp: Mải mê theo đuổi sản phẩm không thích hợp về mặt thời gian và năng lực hiện tại mà không chú ý đến các yếu tố khác;
9) Có những thay đổi về chính sách của nhà nước như tác động của thuế, chính sách xuất nhập khẩu, thay đổi các yếu tố kinh tế vĩ mô: tỷ giá, lãi suất, thay đổi công nghệ sản xuất … mà có tác động bất lợi đến chiến lược kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng.