c. Những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại ở các doanh nghiệ p
2.2.2.2. Những vướng mắc đối với các doanh nghiệp đang trong tiến
hiện cổ phần hóa.
Tính đến tháng 10/2006, trên địa bàn tp. Nha Trang có 10 DNNN đang tiến hành cổ phần hóa theo chủ trương của tỉnh Khánh Hòa. Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra cho cả 10 doanh nghiệp để tìm hiểu những vướng mắc các doanh nghiệp đang gặp phải với 7 tiêu chí và kết quả khảo sát như bảng 9.
Tiến độ cổ phần hóa DNNN tại tp. Nha Trang gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Có 8/10 công ty cho rằng họ đang gặp vướng mắc rất lớn trong việc định giá doanh nghiệp. Mặc dù giá trị doanh nghiệp được xác định hợp lý sẽ bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước, nhưng việc xác định giá trị doanh nghiệp vẫn còn mang tính chủ quan, hành chính, thiếu sự hỗ trợ của cơ quan tư vấn chuyên môn. Một số đơn vị kiểm toán được lựa chọn tham gia quá trình này non yếu về nghiệp vụ gây tình trạng kéo dài. Hầu hết các DNNN tại tp. Nha Trang nằm trong chủ trương CPH năm 2006 được chỉđịnh mời trung tâm định giá Miền Nam xác định giá trị doanh nghiệp. Khi được hỏi lý do chưa tiến hành CPH doanh nghiệp đã than phiền rằng mặc dù trung tâm đã tiến hành tính toán giá trị doanh nghiệp 2 lần nhưng vẫn chưa thể xác định giá trị cuối cùng của doanh nghiệp, lúc thì cho rằng giá định ra lần đầu quá rẻ phải định lại, còn khi định giá lần thứ hai vẫn kêu chưa được vì giá quá cao.
Bảng 2.9: Những vướng mắc các DNNN đang CPH gặp phải:
Vướng mắc Số DN Tỷ lệ %
1. Phương pháp định giá tài sản (theo qui định của nhà nước) 8 80 2. Những trở ngại về hành lang pháp lý 6 60 3. Những trở ngại về thủ tục hành chính 3 30 4. Thiếu sựủng hộ từ giám đốc các DNNN 3 30 5. Vấn đề phúc lợi xã hội của NLĐ sau CPH 0 0 6. Vấn đề xử lý nợ tồn đọng của các DN được chọn CPH 6 60 7. Vấn đề tranh chấp đất đai 2 20 Nguồn: kết quảđiều tra
Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa bắt đầu thực hiện chủ trương CPH các DNNN hoạt động công ích, việc định giá các DN này đang gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết các dịch vụ công ích đưa ra đều được Nhà nước quản lý về giá, giá cả mang tính chất xã hội, giá cả thấp hơn chi phí bỏ ra, không phản ánh đúng giá thành thực sự của công ty. Chính vì vậy, hàng năm Nhà nước phải bỏ ra một khoản tiền để bù lỗ cho các DN này. Như vậy, khi xây dựng phương án CPH cho công ty, các chỉ số về tỷ suất lợi nhuận và cổ tức đều rất thấp, chưa phản ánh đúng khả năng thật sự của công ty, kết quả là không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Qua tìm hiểu về những vướng mắc của các DNNN đang tiến hành CPH chúng tôi được biết, công ty dịch vụ vận tải Khánh Hòa với chức năng chính là quản lý bến xe và cung cấp các dịch vụ trong bến xe, nhưng hiện nay giá các dịch vụ này không phản ánh đúng chi phí đã bỏ ra. Chẳng hạn như, công ty đang quản lý và cung cấp dịch vụ xe buýt công cộng, giá vé xe buýt thấp hơn so với chi phí công ty phải bỏ ra. Do đó, hàng năm Nhà nước phải bù lỗ 11 tỷ đồng cho công ty này. Vì vậy, nếu trở thành CTCP, công ty không thể định giá theo thị trường được vì giá cao người dân sẽ không đi xe buýt, điều này ảnh hưởng không tốt đến xã hội vì xe buýt đang được Nhà nước quan tâm khuyến khích làm giảm sự ùn tắc trong giao thông. Chính vì những vướng mắc trên mà cả hai công ty hoạt động công ích ở tp. NT là công ty dịch vụ vận tải Khánh Hòa và công ty Môi trường đô thị Nha Trang không thể hoàn thành kế hoạch CPH trong năm 2006 theo chủ trương của tỉnh.
Thêm vào đó, việc xử lý tài chính cũng gây không ít khó khăn cho việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (60% doanh nghiệp đồng ý vướng mắc này) nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Các khoản nợ tồn đọng, dây dưa khó đòi đã qua nhiều năm, tài sản không cần dùng, vật tư hàng hoá tồn kho lâu ngày, trải qua nhiều đời giám đốc không còn chứng từ, không sổ sách nên không thể xác nhận được. Hơn nữa, sự thiếu cơ chế chung xác định giá đất, đền bù giải tỏa, khung giá đất cao, ... cũng khiến tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp diễn ra chậm chạp. Công ty kinh doanh và phát triển nhà Khánh Hòa cũng đang gặp khó khăn trong việc xác định giá trị doanh nghiệp, đó là việc công ty phải tính tiền chuyển
quyền sử dụng đất vào giá trị của công ty. Điều 19 trong Nghị định 187/2004/NĐ- CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ quy định về việc xác định giá trị chuyển quyền sử dụng đất theo mức giá do UBND tỉnh hoặc Trung ương quy định vào ngày 1 tháng 1 hàng năm, nhưng khung giá này hiện nay quá thấp, chưa phản ánh đúng giá thị trường. Do đó, công ty vẫn chưa xác định được giá trị doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhận thức về chủ trương đổi mới, sắp xếp DNNN chưa thống nhất, đầy đủ. Các cấp, các ngành của tỉnh chưa quan tâm đúng mức, thiếu kiên quyết trong chỉ đạo, thực hiện, nên công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển DNNN trong thời gian qua ở tỉnh còn diễn ra chậm. Doanh nghiệp giải thích cho lý do về việc mình có tên trong danh sách CPH từ đầu năm 2005 nhưng đến cuối tháng 10/2006 nhưng chưa tiến hành thực hiện, đó là vì cho đến tận thời điểm này ban đổi mới DNNN vẫn phải họp để bàn xem có nên CPH hay vẫn giữ nguyên loại hình công ty. Doanh nghiệp Dệt Tân Tiến than phiền rằng mặc dù đã định giá xong và đã nộp hồ sơ lên Ban đổi mới doanh nghiệp Nhà nước tỉnh từ tháng 8/2006, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi. DN cho rằng đây không phải lần đầu tiên doanh nghiệp bị chậm trễ như vậy. Doanh nghiệp cũng chưa hiểu rõ sự phân định giữa quyền của Ban đổi mới DNNN và Bộ tài chính trong việc ra quyết định xác định giá trị doanh nghiệp để tiến hành CPH. Khi tìm hiểu về việc này, chúng tôi được biết do giá trị DN khá lớn nên Ban đổi mới DNNN đã có công văn xin ý kiến của Bộ tài chính nhưng đến nay chưa có ý kiến phản hồi. Vì vậy, DN vẫn chưa tiến hành xong CPH được. Có một thực tế là 100% các DN đang tiến hành CPH được hỏi đều cho rằng nguyên nhân chính công ty phải CPH là do đề nghị hoặc bắt buộc từ các cơ quan cấp trên.
Việc tranh chấp đất đai cũng là nguyên nhân dẫn đến sự trì hoãn CPH ở DNNN. Quy trình CPH ở xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản Khánh Hòa đã hoàn tất nhưng hiện tại xí nghiệp đang có tranh chấp về đất đai, do đó công ty vẫn chưa tiến hành đại hội cổđông được.
Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước về sắp xếp, đổi mới DNNN còn có những vướng mắc, nhưng chưa được bổ sung, sửa đổi, xử lý kịp thời, gây nhiều
lúng túng, chậm trễ trong tổ chức thực hiện, nổi rõ là việc xác định giá trị doanh nghiệp, nhất là xác định giá đất cho thuê hay vấn đềđấu giá cổ phần chậm được sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn cụ thể, nên các địa phương chỉ đạo thực hiện khác nhau, thiếu thống nhất chung trong cả nước.
Sự phân biệt đối xử giữa DNNN và doanh nghiệp CPH trên thực tếđã xảy ra, thể hiện ở chính sách cho vay, cho thuê đất đai, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý cho chính những doanh nghiệp đã CPH cũng như các DNNN sẽ thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa.
Kết luận chương 2.
Chương này đã nêu được thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và vấn đề cổ phần hóa các DNNN ở thành phố Nha Trang. Nhìn chung các doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hóa đều nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh so với trước đó. Các chỉ số về doanh thu thuần bình quân, vốn chủ sở hữu bình quân, lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần bình quân, lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân, thu nhập bình quân người lao động, tổng nộp ngân sách nhà nước, số lao động bình quân... của doanh nghiệp đều tăng lên đáng kể. Đây là những kết quả rất khả quan và khẳng định thêm chủ trương cổ phần hóa của nhà nước là đúng đắn và tất yếu trong cơ chế thị trường. Bên cạnh những mặt đã đạt được, luận án cũng nêu lên những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại ở các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa cũng như những vướng mắc mà các doanh nghiệp đang trong tiến trình CPH phải đối mặt. Trên cơ sởđó, tác giảđề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong chương 3.
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC TẠI TP. NHA TRANG
3.1. Chủ trương cổ phần hóa các DNNN ở tp. Nha Trang
Thực hiện chủ trương của chính phủ, từ năm 1990 đến nay tỉnh Khánh Hòa và tp. Nha Trang đã tiến hành 3 đợt sắp xếp DNNN. Đợt 1 từ 1990 đến 1993, đợt 2 từ 1994 đến 1997 và đợt 3 từ 1998 đến nay. Bắt đầu từ năm 1998 tỉnh đã chủ trương cổ phần hóa thí điểm một số DNNN làm ăn có hiệu quả, sau đó mở rộng đối tượng CPH sang các doanh nghiệp khác.
Từ năm 1998 đến nay, trên địa bàn tp. Nha Trang đã có 34 DNNN cổ phần hóa, trong số đó có 5 doanh nghiệp bộ phận. Theo chủ trương của tỉnh Khánh Hòa trong năm 2006 phải tiến hành cổ phần hóa 12 DNNN tại tp. Nha Trang và số DNNN còn lại là 13 doanh nghiệp. Nhưng tính đến tháng 10/2006 tp. Nha Trang mới chỉ CPH xong 3 DNNN. Như vậy, trên địa bàn tp. Nha Trang vẫn còn 9 DNNN chưa tiến hành xong CPH như kế hoạch đề ra.
Hiện nay, theo tinh thần mới mở rộng diện CPH của Chính phủ, tỉnh có kế hoạch chuyển đổi tiếp một số doanh nghiệp sang hình thức cổ phần, chỉ giữ lại dưới 10 doanh nghiệp là công ty 100% vốn Nhà nước. Trong khuôn khổ bài luận văn này, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các DNNN trên địa bàn tp. Nha Trang.
3.2. Các căn cứ đề xuất giải pháp.
Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm cổ phần hóa ở một số quốc gia trên thế giới, bài học rút ra về kinh nghiệm cổ phần hóa cho Việt Nam, thực trạng cổ phần hóa và những vướng mắc của các doanh nghiệp đã tiến hành CPH cũng như các doanh nghiệp đang trong tiến trình thực hiện CPH, các giải pháp được đưa ra nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tp. Nha Trang.
3.3. Đề xuất một số giải pháp. 3.3.1. Nhóm giải pháp vi mô 3.3.1. Nhóm giải pháp vi mô
3.3.1.1. Về việc xác định giá trị doanh nghiệp CPH:
Chúng ta thấy rằng, CPH DNNN là hoạt động mang tính trao đổi mua bán, trong đó bên bán là Nhà nước do các cấp được ủy quyền khác nhau đại diện và bên mua là công dân với các chủ thể đa dạng như cá nhân, pháp nhân, tổ chức đoàn thể trong nước và nước ngoài... Trong mối quan hệ mua bán này, lợi ích của mỗi bên không nhất thiết phải tuyệt đối thống nhất với nhau. Nhà nước muốn bán được giá cao còn người mua lại muốn mua rẻđể có lợi sau này. Do đó, giá cả cổ phiếu phải được sự chấp nhận của cả bên mua lẫn bên bán thông qua thỏa thuận và cơ chế tạo ra giá thỏa đáng ấy chính là giá thị trường trên cơ sở cung - cầu và cạnh tranh.
Như vậy, nếu xác định hợp lý giá trị doanh nghiệp sẽ bảo đảm lợi ích của cả nhà đầu tư và Nhà nước. Nhưng trên thực tế, việc xác định giá trị doanh nghiệp trong thời gian qua với cơ chế định giá theo NĐ 28/CP, NĐ 44/CP, NĐ 64/CP rồi đến NĐ187/CP cho thấy quá trình xác định giá trị doanh nghiệp vẫn còn mang tính chủ quan, hành chính, thiếu sự hỗ trợ của cơ quan tư vấn chuyên môn và thiếu tính thị trường.
Hiện nay theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần và Thông tư 126/2004 TT- BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP, quy định hai phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp ở Nha Trang chỉ mới sử dụng phương pháp tài sản trong định giá. Các phương pháp định giá doanh nghiệp mặc dù đã được cải tiến so với trước đây nhưng vẫn nghiêng về tính giá trị trên sổ sách. Các khoản nợ tồn đọng, dây dưa khó đòi đã qua nhiều năm, tài sản không cần dùng, vật tư hàng hoá tồn kho lâu ngày, trải qua nhiều đời giám đốc không còn chứng từ, sổ sách nên không thể xác nhận được. Bên cạnh đó, do thiếu thông tin về thị trường để xác định giá trị còn lại của nhà xưởng, máy móc, đồng thời do chưa có tiêu chuẩn cụ thể để định giá thương hiệu, uy tín, mẫu mã của doanh nghiệp nên chưa tính hết được giá trị tiềm năng của doanh nghiệp. Việc tính giá trị tiềm năng như thương hiệu, sức phát triển tương lai chỉ được áng chừng rồi cộng vào chứ
không có cơ sở xác thực. Trong khi đó, phương pháp dòng tiền chiết khấu ưu việt hơn lại chưa được áp dụng rộng rãi, một phần do phương pháp này tính toán phức tạp hơn, phần do tâm lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp không muốn giá trị công ty được đánh giá quá cao sẽ khó bán cổ phần, bất lợi trong việc phân chia cổ phần ưu đãi trong nội bộ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó việc xử lý tài chính cũng gây không ít khó khăn cho việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn vấn đề tài chính khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trong hội nghị tư vấn giữa kỳ các nhà tài trợ cho Việt Nam ở Nha Trang, các chuyên viên cổ phần hóa đã nhận định là cần “phải tổ chức thị trường đấu giá cổ phần công khai hơn, cả trong quy định lẫn thực hiện, để đông đảo quần chúng có thể tham gia. Nếu không sẽ tạo ra sự tiêu cực và lạm dụng trong cơ chế mới”. Càng nhiều nhà đầu tư tham gia càng giảm bớt sự thông đồng làm dìm giá doanh nghiệp.
Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp khi chuyển đổi thành công ty cổ phần phải được các tổ chức chuyên nghiệp (công ty định giá doanh nghiệp, công ty tư vấn tài chính, công ty kiểm toán...) tính toán đặt ra một mức giá làm căn cứ đưa ra chào thầu, sau đó trên cơ sở bỏ thầu mà xác định được mức giá cổ phiếu. Như vậy giá cổ phiếu sẽ do cung cầu trên thị trường quyết định.
Ở nước ta hiện nay, các tổ chức dịch vụ thị trường tài chính còn yếu kém do thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh. Do đó, trong thời gian đầu, chúng ta có thể mời thầu các cổ đông chiến lược, vì đây mới là yếu tố hiệu quả và đổi mới của công ty cổ phần sau này. Sau đó, căn cứ vào giá thầu có tham chiếu là giá tính toán để quyết định giá trị DNNN. Theo cách làm này có thể xảy ra một số doanh nghiệp sau CPH giá tăng cao. Nhưng nếu giá tăng cao do năng lực quản trị và chiến